Phương thức biểu đạt chính của văn bản Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp la gì

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp la gì

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Bàn luận về phép học Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Bàn luận về phép học trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Bàn luận về phép học

* Tóm tắt văn bản:

Bàn về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học: học để làm người. Tác giả đưa ra quan điểm và phương pháp học đúng đắn: việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

B. Tìm hiểu tác phẩm Bàn luận về phép học

1. Tác giả

- Nguyễn Thiếp (1723-1804) người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở Hà Tĩnh

- Ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác:

- Nguyễn Thiếp làm quan dưới thời Lê rồi về dạy học . Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về văn hóa, giáo dục. Vì vậy, tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua bản tấu này.

- Văn bản trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung

b, Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → bị thất truyền: Mục đích chân chính của việc học

- Phần 2: Tiếp → xin chớ bỏ qua: Bàn luận về cách học

- Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học.

c, Thể loại: Tấu – là thể văn của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình sự việc, ý kiến, đề nghị.

d, PTBĐ: nghị luận

e, Giá trị nội dung:

Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục

C. Sơ đồ tư duy Bàn luận về phép học

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp la gì

D. Đọc hiểu văn bản Bàn luận về phép học

1. Mục đích chân chính của việc học.

- Mục đích chân chính của việc học là: học để làm người

- Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh, học để biết rõ đạo

- Đạo dạy người ta về mối quan hệ trong gia đình, xã hội .

2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái.

- Tác giả phê phán lối học sai trái:

+ Học hình thức: chỉ học thuộc câu chữ không hiểu nội dung

+ Học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, lợi lộc

- Tác hại: vua chúa tầm thường, thần nịnh nọt → nước mất, nhà tan

3. Quan điểm và phương pháp học:

- Quan điểm học:

+ Việc học phải được phổ biến rộng khắp

+ Mở thêm nhiều trường, mở rộng thành phần người học

+ Tạo điểu kiện thuận lợi cho người học

- Phương pháp học:

+ Học tuần tự tiến lên

+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản.

+ Học đi đôi với hành. Đây là mục đích cuối cùng của việc học

Quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn → bồi dưỡng được nhân tài, lập công giúp nước.

Thể hiện thái độ đề cao tác dụng của việc học chân chính, tin tưởng và kì vọng về tương lai của đất nước.

KIỂM TRA BÀI CŨTRÒ CHƠI: AI NHANH HƠN?Luật chơi:-Hai học sinh (nhóm) lên bảng trình bày phần nội dung câu hỏi.-Học sinh lần lượt trả lời từng ý trong câu hỏi.-Nhóm trả lời chính xác và nhanh nhất sẽ giành được điểm CHÚC CÁC EM MAY MẮN Nêu sự giống và khác nhau giữa ba thể Chiếu – Hịch – Cáo? ĐÁP ÁNSo sánh Chiếu Hịch Cáo Giống nhau- Đều là thể văn nghị luận thời xưa.- Do vua chúa, thủ lĩnh…ban bố công khai cho thần dân, người dưới quyền.- Viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu.Khác nhau Ban bố mệnh lệnh.Cổ vũ, khích lệ tinh thần.Trình bày chủ trương, công bố kết quả. Cổng vào Văn miếu Quốc Tử Giám(trường Đại học đầu tiên ở nước ta) Hình ảnh một kì thi ngày xưa Bia ghi danh những người đỗ đạt(Nằm trong Quốc Tử Giám) Tiết 101 Văn bảnBÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC(Luận học pháp)- Nguyễn Thiếp - GV: Trần Thị Thùy LinhTrường PT Sao Việt I. GIỚI THIỆU CHUNG1. Tác giả- Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) hiệu là La Sơn Phu Tử, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh ngày nay.- Ông là người học rộng hiểu sâu,đỗ đạt dưới triều Lê, rất được người đời coi trọng.Em hãy nêu đôi nét về tác giả Nguyễn Thiếp? I. GIỚI THIỆU CHUNG1. Tác giả2. Tác phẩmDựa vào sgk t.em hãy nêu đôi nét về tác phẩm? (thể loại, xuất xứ…)-Thể loại: tấu. -Xuất xứ: Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791. Bài tấu gồm ba phần chính: quân đức, dân tâm, học pháp.- Phương thức biểu đạt: nghị luận. I. GIỚI THIỆU CHUNG1. Tác giả2. Tác phẩm-Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.-Tấu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu. Vậy, tấu là gì? ĐỌC VĂN BẢNYêu cầu:-Mỗi nhóm cử 1 đại diện đọc từng phần.-Học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc.-Còn lại đọc thầm.-Gạch chân những từ khó hiểu (chú ý phần chú thích sgk t.78) I. GIỚI THIỆU CHUNG1. Tác giả2. Tác phẩm3. Bố cụcBỐ CỤC3 phầnP1: Từ đầu đến “điều tệ hại ấy” =>Bàn về mục đích của việc học P2: Tiếp theo đến “chớ bỏ qua” =>Bàn về cách học. P3: Còn lại =>Tác dụng của việc học. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN2.1 Bàn về mục đích của việc học.-Mở đầu bài tấu, tác giả đã viện dẫn câu: “Ngọc không mài không thành đồ vật, ngườikhông học không biết rõ đạo”.? Theo em, mục đích chính của việc học để làm gì?=> Học để làm người, chỉ có học mới giúp con người ta tốt đẹp.Đạo ở đây là gì?Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa con người II. TÌM HIỂU VĂN BẢN2.1 Bàn về mục đích của việc học.-Phê phán: Lối học hình thức, hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. => Như vậy, mục đích của việc học thành người có tài để dựng xây, bảo vệ đất nước. - Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN2.1 Bàn về mục đích của việc học.2.2 Bàn về cách học1. Bàn về phép học, Nguyễn Thiếp đã đưa ra những phương pháp học nào?2. Từ thực tế bản thân, theo em phương pháp học nào tốt nhất?2:002:001:591:581:571 :561:551:541:531:521:511:501:491 :481:471:461:451:441:431:421:411:401:391:381:371:361:351:341:331:321:311:301:291:281:271:261:251:241:231:2 21:211:201:191:181:171:161:151:141:131:121:111:101:091:081:071 :061 :051:041:031:021:011:000:590:580:570:560:550:540:530:520:510:500:490:480:470:460:450:440:430:420:410:400:390:380:370:360:350:340:330:320:310:300:290:280:270:260:250:240:230:220:210:200:190:180:170:160:150:140:130:120:110:100:090:080:070:060:050:040:030:020:012:00 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN2.1 Bàn về mục đích của việc học.2.2 Bàn về cách học1. Phương pháp học:- Việc học cần được mở rộng khắp mọi nơi.- Phép dạy, theo Chu Tử làm chuẩn mực.- Học tuần tự từ thấp đến cao.-Học rộng nghĩ sâu, nắm điều cốt yếu. -Học kết hợp với hành.2. Liên hệ việc học của bản thân:Nghe giảng + Tự học + Vận dụng II. TÌM HIỂU VĂN BẢN2.1 Bàn về mục đích của việc học.2.2 Bàn về cách học2.3 Tác dụng của phép họcĐạo học hành có tác dụng:- Có nhiều người tốt.- Triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.Vậy, tác dụng của việchọc chân chính là gì? TRÌNH BÀY 1 PHÚT Điều quan trọng nhất hôm nay các em học được là gì?(Yêu cầu: học sinh làm việc nhóm, viết ra giấy) III. TỔNG KẾT1. Nghệ thuật- Thể loại: tấu.-Cách lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, mạch lạc.-Sử dụng từ ngữ cầu khiến thể hiện rõ tấm chân tình của tác giả. 2. Nội dung- Bài “Bàn luận về phép học” giúp ta hiểu mục đích, phương pháp cũng như tác dụng của việc học để làm người có đạo đức, giúp đất nước hưng thịnh. DẶN DÒ1. Hoàn thành phần ghi bài trên lớp.2. Liên hệ mục đích, phương pháp học tập của bản thân. CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ QUAN TÂM!

Những câu hỏi liên quan

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học ?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Vai xã hội của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khi viết bài tấu Bàn luận về phép học là gì?

a. Quan hệ thân – sơ 

b. Quan hệ ngang hàng 

c. Quan hệ trên – dưới 

Vai xã hội của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khi viết bài tấu Bàn luận về phép học là gì?

a. Quan hệ thân – sơ

b. Quan hệ ngang hàng

c. Quan hệ trên – dưới