Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo chi tiết)

 Tài liệu hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) tìm hiểu về các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập SGK trang 105.

Kiến thức cơ bản về Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Các phương tiện diễn đạt

- Về từ ngữ: văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập đồng bào, tự do, quyền lợi,...

- Về ngữ pháp: câu văn thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, diễn đạt trong một mạch suy luận.

- Về biện pháp tu từ: Ngôn ngữ không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng nhiều các biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

- Tính công khai về quan điểm chính trị:

+ Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.

+ Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

+ Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó, chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy...

- Tính truyền cảm, thuyết phục:

+ Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).

+ Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.

>>> Nội dung bài học tiếp theo: Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

Chi tiết soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Gợi ý cách làm các câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SGK trang 108) bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo).

Câu 1 trang 108 sgk Ngữ văn 11 tập 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:

    Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

(Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Trả lời:

Đoạn văn trên có sử dụng các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ kết hợp với điệp câu: Ai có... dùng...

- Liệt kê ngắn: gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

- Ngắt đoạn câu (nhịp điệu) phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2 trang 108 sgk Ngữ văn 11 tập 2. Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

 Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

(Hồ Chí Minh - Thư gửi các học sinh)

Trả lời:

Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

* Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là người chủ tương lai của đất nước. Thanh niên có sức khoẻ, có ý chí, có khát khao dấn thân và cống hiến, có sáng tạo. Đó là những phẩm chất làm nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

* Các luận chứng:

-  Thế hệ thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám đã gánh vác sứ mệnh thiêng liêng giải phóng dân tộc như thế nào?

- Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ đã anh dũng chiến đấu, chịu muôn vàn gian khó và thậm chí nhiều người đã hi sinh cho nền độc lập của nước nhà.

- Thế hệ thanh niên ngày nay đã làm được gì để góp sức vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới.

* Liên hệ mở rộng: Thanh niên (trong đó phần lớn là học sinh) cần xác định nhiệm vụ là phải học tập để xây dựng đất nước sánh vai với các nước văn minh, tiến bộ.

Câu 3 trang 108 sgk Ngữ văn 11 tập 2.Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau:

Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

Trả lời:

Các ý chính có thể nêu trong đoạn văn:

- Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nhưng cũng bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực, "nhỏ bé", đó là:

+ Tình yêu đối với những người thân yêu, ruột thịt: cha mẹ, ông bà, anh chị em,...

+ Tình yêu đối với làng quê, với những con phố nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn, tình yêu đối với những kỉ niệm ấu thơ.

- Từ tình cảm cụ thể và "nhỏ bé" nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước được hình thành và trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi và luôn thường trực trong mỗi con người.

- Yêu nước phải gắn với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

---GHI NHỚ---

    Phong cách ngôn ngữ chính luận có ba đặc trưng cơ bản: tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt nhằm đạt mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.

Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 11 bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Với bài Soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) đầy đủ và chi tiết nhất giúp các em nắm vững kiến thức và dễ dàng soạn bài.

(Soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận)

1. Các phương tiện diễn đạt

– Về từ ngữ: văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập đồng bào, tự do, quyền lợi…

– Về ngữ pháp: câu văn thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, diễn đạt trong một mạch suy luận.

– Về biện pháp tu từ: Ngôn ngữ không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng nhiều các biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:

Phong cách ngôn ngữ chính trị mang ba đặc trưng cơ bản:

– Tính công khai về quan điểm chính trị.

– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

– Tính truyền cảm, thuyết phục.

Các đặc trưng đó được thế hiện ở những phương tiện diễn đạt nhằm đạt mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.

LUYỆN TẬP

(Soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận)

Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuồng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chông thực dân pháp cứu nước.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Trả lời:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích:

– Biện pháp điệp ngữ kết hợp với điệp cấu trúc cú pháp: ai có… dùng.

– Biện pháp liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc. (Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ).

– Câu văn giàu nhịp điệu, giọng văn dứt khoát, thúc giục.

– Sử dụng các câu ngắn, ngắt đoạn phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2: Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quan để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

(Hồ Chí Minh, Thư gửi các học sinh)

Trả lời:

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh: Non sông… của các em.

+ Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên (trong đó có học sinh là lực lượng quan trọng) cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của đất nước, thanh niên chính là rường cột của nước nhà, và cũng là người chủ tương lai của đất nước.

  • Thời chiến: thanh niên là lực lượng đông đảo và sung sức, sáng tạo trên mặt trận, trong sản xuất. (Ví dụ: thời chống Pháp, chống Mĩ).
  • Thời bình: thanh niên là nguồn nhân lực chính để xây dựng, kiến thiết đất nướcđóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hội nhập với thế giới, làm giàu đất nước, rạng danh dân tộc.
  • Từ trung đại đến hiện đại: thời nào thanh niên cũng là lực lượng chính trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

+ Sức mạnh và phẩm chất đáng quý của lực lượng thanh niên:

  • Sức trẻ mạnh mẽ, dẻo dai.
  • Dễ dàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ và có sức sáng tạo dồi dào.
  • Có lí tưởng, ý chí và khát vọng mãnh liệt.

+ Vai trò của thanh niên, học sinh: trụ cột của đất nước.

+ Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là học sinh) phải học tập để xây dựng đất nước sánh vai với các nước văn minh, tiến bộ.

Câu 3: Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

Trả lời:

+ Đoạn văn tham khảo:

Lòng yêu nước có thể hội tụ trong mỗi người bằng nhiều con đường khác nhau. Đó là sự tiếp nối truyền thống lâu đời của ông cha, là bài học rút ra từ sách vở từ chương nhưng gần gũi nhất, tình cảm ấy còn bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên

Yêu người thân là yêu những người máu mủ ruột già trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cái nôi gia đình thổi vào tâm hồn mỗi người một tình cảm gắn bó tự nhiên trên cơ sở huyết thống và sự gần gũi, cộng sinh, cộng cảm.

Yêu nơi chôn rau cắt rốn là yêu những con đường, những dòng sông, những cánh đồng, những phố phường… bất kì nơi nào đã trở thành nơi ta sinh ra và có những kỉ niệm thời thơ ấu.

Yêu nước đồng nghĩa với việc phải gắn với ý thức về nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Đó là cơ sở tạo nên tình cảm lớn: Lòng yêu nước. Là một học ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần cố gắng học tập và rèn luyện tốt để có thể góp phần xây dựng đất nước.

Những sợi dây tình cảm nhỏ bé nhưng sâu sắc, bền chặt không gì có thể chia cắt hay xóa nhòa ấy là cốt lõi hình thành tình cảm lớn lao, đó là tình yêu đất nước. Đến một lúc nào đó, tình yêu nước sẽ trở thành hành động bảo vệ, dựng xây đất nước mạnh mẽ, kiên quyết và đáng tự hào ở mỗi công dân.

Video liên quan

Chủ đề