Phong cách nghệ thuật của Nam Cao trước Nam 1945

Câu hỏi: Phong cách nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo

-Ông luôn hướng tơi thế giời nội tâm của con người

-Có biệt tài trong miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật

-Viết về cái nhỏ nhặt hằng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lý sâu sắc

-Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương, ngôn từ sống động tinh tế mà gần giữ, giản dị

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Phong cách nghệ thuật của Nam Cao nhé!

1. Giới thiệu đôi nét và thuyết minh về Nam Cao

Nam Cao(sinh năm 1917 – mất năm 1951), tên khai sinh là trần Hữu Tri, ông là người con của làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Vì dành tình cảm sâu đậm dành cho quê hương nên ông đã dùng từ Nam trong tên huyện và từ Cao trong tên tỉnh để ghép lại thành bút danh của mình là Nam Cao.

Ông sinh thành trong một gia đình nông dân có cuộc sống khá vất vả nhưng vẫn tạo điều kiện cho ông được học hành. Sau khi học hết bậc thành chung thì Nam Cao bắt đầu tự thân lao động để kiếm sống. Nam Cao từng làm qua nhiều nghề nhưng đời sống vẫn rất chật vật, khó khăn và khi đến với công việc việc sáng tác thì dường như cũng vì hai chữ mưu sinh.

Với những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà, nhất là những thành tựu từ các truyện ngắn và tiểu thuyết ở nửa đầu thế kỉ XX, Nam Cao đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay đợt vinh danh đầu tiên vào năm 1996.

2. Phong cách và quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Mục đích của nghệ thuật trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Suốt một đời cầm bút, Nam Cao luôn trăn trở về ý nghĩa công việc viết văn mà mình theo đuổi để rồi ông đã tìm được câu trả lời cho mình. Ông nhận ra rằng dường dù thể hiện theo những cách như thế nào thì điều quan trọng rất cần phải hướng đến và gắn bó với đời sống của quần chúng nhân dân.

Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương xa rời, lãnh đạm với đời sống đen tối, bất công mà con người chịu đựng. Với những cách viết như thế, nhà văn cho rằng dù có đẹp, có hay nhưng đó chỉ là cái đẹp, cái hay của“ánh trăng lừa dối”. Trong“Trăng sáng”(1942), nhà văn đã phát biểu đanh thép cách nhìn nhận đó của mình bằng một tuyên ngôn:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Với tuyên ngôn đó, ta có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là đứng về phía đối lập với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật để tỏ rõ mong muốn rằng nghệ thuật rất cần đồng hành cùng với những đau đớn, lầm than của con người.

Thế nên, trong tác phẩm của mình, Nam Cao luôn nhìn thẳng vào sự thật dù cho nó có“tàn nhẫn”thông qua cách phản ánh bộ mặt của đời sống xã hội. Ông không ngại vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương. Sẵn sàng cậy vào quyền thế của mình, Bá Biến chính là kẻ mà dồn đẩy một con người vốn có xuất phát điểm là lương thiện, chất phác như Chí Phèo đến chỗ cùng đường để rồi trở thành một tên côn đồ bất lương, một con quỷ gieo rắc biết bao nhiêu tai vạ cho dân làng Vũ Đại.

Bên cạnh lên tiếng vạch trần tội ác của những kẻ thống trị, Nam Cao cũng tái hiện rất chân thực đời sống cơ cực, khổ sở của con người khi bị áp bức, bóc lột đến nỗi trở nên tuyệt vọng và tha hóa. Đó chính là là lão Hạc, một người nông dân chân phương, giàu tình thương con nhưng phải chết trong vật vã, đau đớn khi bất lực trước số mệnh.

Đó cũng chính là Chí Phèo, một con người sống trong sự vô thừa nhận của xã hội vì mang tiếng rạch mặt, ăn vạ và đến cuối cùng khi mong muốn được hoàn lương thì cũng không được đón nhận để rồi cũng tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho cuộc đời.

Nam Cao khi xác định mục đích của nghệ thuật là gắn liền với đời sống của con người, ông đã thẳng thắn lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và vì những người sống khốn khổ, cùng quẫn, ông sẵn sàng lên tiếng và bộc lộ tiếng nói yêu thương.

Giá trị của tác phẩm trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Trong quan niệm nghệ thuật của Nam Cao, ông luôn coi trọng, đề cao nội dung nhân đạo mà tác phẩm chuyển tải. Ông xem đó chính là linh hồn, là cái làm nên giá trị của một tác phẩm. Điều đó đã được nhà văn khẳng định trong tác phẩm“Đời thừa”(1943) của mình như sau:“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

Với khẳng định trên, Nam Cao luôn thể hiện thật cụ thể tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của mình. Đó là thái độ phê phán mạnh mẽ của ông với xã hội thực dân phong kiến độc ác, bất nhân có thể chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người. Tính nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao thể hiện rõ nhất thông qua việc nhà văn đã cho thấy sự đồng cảm của mình với kiếp sống tủi cực của con người lao động. Dù có lúc họ có hình hài xấu xí đến“ma chê quỷ hờn”như Thị Nở hay bị hủy hoại đi cả nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo, Nam Cao vẫn khẳng định sự đáng quý về nhân phẩm nơi họ.

Nam Cao cho rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chất người cũng không dễ bị mất đi và nó luôn có sẵn trong bản thân của mỗi người, dù có khi bị nghịch cảnh vùi dập không thương tiếc. Nhà văn tin chắc chỉ cần có cơ hội, chất người ấy lại trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ. Thị Nở dù có dở hơi, xấu xí nhưng hóa ra cũng đã có lúc đã mang lại cho người đã từng sống cuộc sống vô nghĩa như Chí Phèo cảm nhận được chút gì đó của tình người. Chí Phèo dù sống trượt dài trong những ngày tội lỗi nhưng khi ăn bát cháo hành của tình người thì hắn đã được đánh thức để rồi trong thâm tâm lại mong muốn được trở về sống một đời lương thiện như trước kia.

Với nhân vật Hộ trong truyện“Đời thừa”, nhà văn đã thể hiện sự ca ngợi của mình về lí tưởng cao đẹp và cả tình cảm cao thượng của nhân vật. Dù nỗi lo cơm áo gạo tiền đã có lúc khiến Hộ bế tắc và phạm vào lí tưởng của nghề viết, dù cho có lúc gánh nặng mưu sinh khiến cho Hộ trở nên cáu kỉnh và lấy gia đình làm nơi trút hết những bực dọc nhưng bản chất Hộ vẫn là một người giàu tình yêu thương, có khát khao và hoài bão cao đẹp với công việc.

Việc Hộ sẵn sàng cưu mang, gánh vác cuộc đời Từ và nuôi cả mẹ già, con dại cho Từ đã nói lên tấm lòng khoan dung, nhân ái của Hộ. Không những vậy, việc Hộ nhận ra bi kịch của cuộc đời, về tình trạng sống mòn, sống thừa của mình chính là biểu hiện cho thấy sự thức tỉnh của một con người vẫn còn khát khao được thay đổi, được sống đúng với lí tưởng và hoài bão của cuộc đời.

3. Tổng kết

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện ở việc ông coi lao động nghệ thuật là một quá trình hoạt động nghiêm túc, công phu và con người làm nghệ thuật rất cần sự cẩn trọng. Do đó, ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn:“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”.

Nhà văn có ý thức rất sâu sắc và đề cao sự tìm tòi sáng tạo trong công việc viết văn. Ông nói rõ điều đó trong“Đời thừa”:“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, hay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, hay khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…”

Vì lẽ đó, bản thân Nam Cao luôn cố gắng tìm tòi, khám phá để tạo nên những điều mới mẻ ở cả nội dung và hình thức thể hiện. Điều đó được minh chứng qua việc ông đã tập trung thể hiện vấn đề lưu manh hóa – một vấn đề mới mẻ dựa trên đề tài nông dân quen thuộc của nhiều cây bút như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. Người nông dân của Nam Cao không chỉ phải chịu đựng cảnh túng quẫn, áp bức đến cùng cực như anh Pha, chị Dậu mà còn bị tước đoạt đi quyền là một con người.

1. Tiểu sử , con người

a. Tiểu sử

- Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.

- Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam.

- Ông sinh ra trong một gia đình nông dân.

- Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học. 

- Học hết bậc Thành Chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.

- Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may.

- Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội.

- Năm 1943 ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Năm 1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và được cử làm chủ tịch xã.

- Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn hóa cứu quốc

- Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Năm 1950 ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí văn nghệ.

b. Con người

- Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói (ông tự giễu mình là có “cái mặt không chơi được”, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng.

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác

- Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

- Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

b. Tác phẩm chính

- Trước Cách mạng, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.

+ Đề tài người trí thức: các truyện ngắn Giăng sáng, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, mua nhà, Truyện tình,.... và tiểu thuyết Sống mòn.

+ Đề tài người nông dân với các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no,...

- Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp với các tác phẩm tiêu biểu Nhật kí ở rừng, truyện ngắn Đôi mắt.

c. Phong cách nghệ thuật

- Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".

- Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật

- Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

- Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại.

- Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.

- Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996.

Video liên quan

Chủ đề