Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 tuần 2 năm 2024

Tác giả Phạm Đình Thục - Lê Phương Liên cùng biên soạn bộ sách "phiếu bài tập cuối tuần môn toán và tiếng Việt" này, nhằm hỗ trợ các em học sinh có thêm kĩ năng giải bài tập, tạo tính tự giác làm bài tập tại nhà, sau giờ lên lớp, cuốn "Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Và Tiếng Việt Lớp " còn dành cho giáo viên bộ môn sử dụng ra đề cho các em làm bài tại lớp

Một miếng bìa hình chữ nhật có diện tích \(\dfrac{22}{5}m^2\), chiều dài là \(\dfrac{5}{6}m\). Tính chiều rộng của miếng bìa đó.

  1. \(\dfrac{11}{3}m\) B. \(\dfrac{132}{25}m\) C. \(\dfrac{25}{132}m\)

Bài 5: Tính:

  1. \(\dfrac{1}{5}-\dfrac{1}{5}\times\dfrac{1}{5}\)

…………………

…………………

…………………

  1. \(\dfrac{7}{18}+\dfrac{6}{5}:\dfrac{5}{2}\)

…………………

…………………

…………………

  1. \(\dfrac{9}{12}\times\dfrac{8}{7}:\dfrac{3}{22}\)

…………………

…………………

…………………

  1. \(\dfrac{25}{23}:\dfrac{16}{9}\times \dfrac{46}{75}\)

…………………...

……………………

……………………

Bài 6: Tìm x biết:

  1. \(x+\dfrac{5}{21}\)\(=\dfrac{1}{6}+\dfrac{1}{3}\)

…………………

…………………

…………………

…………………

  1. \(x-\dfrac{19}{32}\)\(=\dfrac{5}{6}-\dfrac{2}{3}\)

………………

………………

………………

………………

  1. \(x\times \dfrac{4}{3}\)\(=\dfrac{9}{16}:\dfrac{15}{32}\)

……………………

……………………

……………………

……………………

  1. \(x:\dfrac{28}{5}\)\(=\dfrac{14}{23}\times\dfrac{23}{12}\)

……………………

……………………

……………………

……………………

Bài 7: Một bồn hoa hình chữ nhật có chiều dài là \(\dfrac{17}{4}m\), chiều rộng kém chiều dài \(\dfrac{1}{3}m.\) Tính chu vi và diện tích của bồn hoa đó.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Quảng cáo

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 tuần 2 năm 2024

Lời giải chi tiết

Bài 1:

Phương pháp giải:

Để cộng hoặc trừ số tự nhiên và phân số ta viết số tự nhiên dưới dạng phân số rồi quy đồng mẫu số các phân số, sau đó cộng các tử số hoặc trừ các tử số và giữ nguyên mẫu số.

Cách giải:

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 tuần 2 năm 2024

Bài 2: Phương pháp giải:

- Khi nhân một số với một phân số thì ta nhân số đó với tử số và giữ nguyên mẫu số.

- Khi chia một số (hoặc 1 phân số) cho 1 phân số thì ta lấy số đó (hoặc phân số đó) nhân với phân số nghịch đảo của số chia. Trường hợp số chia là số tự nhiên thì ta coi số đó là phân số có mẫu số là 1.

Cách giải:

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 tuần 2 năm 2024

Bài 3:

Phương pháp giải:

Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách giải:

\(4 - \dfrac{3}{5} + \dfrac{2}{5} = \dfrac{{20}}{5} - \dfrac{3}{5} + \dfrac{2}{5}\)\( = \dfrac{{17}}{5} + \dfrac{2}{5} = \dfrac{{19}}{5}\)

Vậy đáp án đúng là C.

Bài 4:

Phương pháp giải:

Ta có : Diện tích hình chữ nhật = chiều dài × chiều rộng.

Do đó: chiều rộng = diện tích : chiều dài.

Cách giải:

Chiều rộng của miếng bìa hình chữ nhật là:

\(\dfrac{{22}}{5}:\dfrac{5}{6} = \dfrac{{22}}{5} \times \dfrac{6}{5} = \dfrac{{132}}{{25}}\,\,(m)\)

Đáp án: \(\dfrac{{132}}{{25}}m\).

Vậy đáp án đúng là B.

Bài 5:

Phương pháp giải:

- Biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.

Cách giải:

  1. \(\dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{5} \times \dfrac{1}{5}\)

\( = \dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{{25}}\)

\( = \dfrac{5}{{25}} - \dfrac{1}{{25}}\)

\( = \dfrac{4}{{25}}\)

  1. \(\dfrac{7}{{18}} + \dfrac{6}{5}:\dfrac{5}{2}\)

\( = \dfrac{7}{{18}} + \dfrac{6}{5} \times \dfrac{2}{5}\)

\( = \dfrac{7}{{18}} + \dfrac{{12}}{{25}}\)

\( = \dfrac{{175}}{{450}} + \dfrac{{216}}{{450}}\)

\( = \dfrac{{391}}{{450}}\)

  1. \(\dfrac{9}{{12}} \times \dfrac{8}{7}:\dfrac{3}{{22}}\)

\( = \dfrac{6}{7}:\dfrac{3}{{22}}\)

\( = \dfrac{6}{7} \times \dfrac{{22}}{3}\)

\(\begin{array}{l} = \dfrac{{6 \times 22}}{{7 \times 3}}\\ = \dfrac{{3 \times 2 \times 22}}{{7 \times 3}}\\ = \dfrac{{44}}{7}\end{array}\)

  1. \(\dfrac{{25}}{{23}}:\dfrac{{16}}{9} \times \dfrac{{46}}{{75}}\)

\( = \dfrac{{25}}{{23}} \times \dfrac{9}{{16}} \times \dfrac{{46}}{{75}}\)

\( = \dfrac{{25 \times 9 \times 46}}{{23 \times 16 \times 75}}\)

\( = \dfrac{{25 \times 9 \times 23 \times 2}}{{23 \times 16 \times 25 \times 3}}\)

\(\begin{array}{l} = \dfrac{{9 \times 2}}{{16 \times 3}}\\ = \dfrac{{18}}{{48}} = \dfrac{3}{8}\end{array}\)