Phân bổ máy tính trong thời gian bao lâu

Theo chế độ kế toán quy định thời gian phân bổ của các công cụ, dụng cụ dựa vào tuổi thọ và quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo chế độ kế toán quy định về chi phí trả trước thỏa mãn: thời gian phân bổ của các công cụ, dụng cụ dựa vào tuổi thọ và quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Khi mua công cụ, dụng cụ đó về công ty đã đánh giá tuổi thọ và quá trình tham gia của công cụ, dụng cụ đó để phân bổ. Sau một quá trình sử dụng sang năm tài chính thứ 2 thì công cụ, dụng cụ đó hư hỏng hoặc xuống cấp rất nhanh không như đánh giá ban đầu. Vậy công ty có được điều chỉnh rút ngắn thời gian phân bổ cho công cụ, dụng cụ đó vào năm tài chính thứ hai không?

Ketoan68.com xin chia sẻ như sau:

Tại tiết d, điểm 2.2, khoản 2, điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”

Căn cứ theo quy định trên thì sau một năm sử dụng công cụ, dụng cụ đã hư hỏng hoặc xuống cấp rất nhanh thì toàn bộ chi phí còn lại mua công cụ, dụng cụ trên phân bổ hết vào năm thứ 2.

Quy định của chuẩn mực kế toán, cũng như của Luật thuế TNDN là phân bổ không quá 3 năm, nhưng không quy định mức phân bổ của từng năm thế nào. Vì vậy doanh nghiệp có thể tùy theo mức độ sử dụng, mức độ hao mòn, mức độ chuyển dần chi phí, tuổi thọ..của những CCDC này vào sản phẩm để phân bổ như:

Phân bổ 50/50

Phân bổ 1/3 năm đầu, 2/3 năm thứ 2

Phân bổ 2/3 năm đầu, 1/3 năm thứ 2

Phân bổ đều 3 năm

Phân bổ 50% trong năm đầu, và đều 25% trong 2 năm sau…

Tuy nhiên việc phân bổ nên có những quy định trước (ghi trong quyết định hay quy chế tài chính của đơn vị) để tiện cho kế toán thực hiện và giải trình khi có những đoàn kiểm tra.

Chúc các bạn thành công!

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:

Mr Thế Anh : 0981 940 117

Email:


Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định: Những tài sản có giá trị < 30.000.000 là Công cụ dụng cụ. Công ty xin hướng dẫn cách tính và phân bổ công cụ dụng chi tiết và cụ thể như sau:


1. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:


Dựa vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC các bạn có thể phân bổ theo các cách sau:

a,Nếu CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ: Các bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.


VD: Mua đồ dùng văn phòng phẩm
- Khi mua về
Nợ TK 153.
Có TK 111,112,331

- Khi xuất ra sử dụng:
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642

Có TK 153

b,Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ: Các bạn phải phân bổ làm nhiều kỳ (Bạn phải lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN. Chi phí phân bổ đó sẽ được trích đều vào hàng tháng)
- Căn cứ vào thời gian sử dụng CCDC đưa vào chi phí trả trước 242 sau đó hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.

Chú ý: Thời gian phân bổ các loại công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm
(Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính)

- Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC:

2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ:


Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC
Thời gian phân bổ

Mức phân bổhàng tháng = Mức phân bổ hàng năm
12 tháng

Nếu CCDC mua về mà sử dụng ngay các phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể như sau:

Mức phân bổ trong tháng phát sinh = Giá trị CCDC X Số ngày sử dụng trong tháng
Thời gian phân bổ ( X )Tổng số ngày của tháng p/s

Ta có:


Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s - Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ: Ngày 6/3/2017 Công ty mua 1 máy tính (CCDC) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 2.000.000 chưa VAT, thuế GTGT là 10%. Và máy tính này mua về cho Giám đốc sử dụng ngay.

Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC:
- Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng (1 năm).

Bước 2:Xác định mức phân bổ trong tháng 3/2017: (vì mua về sử dụng ngay)

Mức phân bổ trong tháng 3/2017 = [Giá trị CCDC / (Thời gian phân bổ (X) Tổng số ngày của tháng 3/2017)] x Số ngày sử dụng trong tháng 3.

Trong đó:

-Giá trị CCDC: 22.000.000
-Thời gian phân bổ: 12 tháng
-Tổng số ngày của tháng 3/2017: là 31 ngày.
- Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1 = (31 - 6 + 1) = 26 ngày
=> Mức phân bổ trong tháng 3 = [
22.000.000 / (12 x 31) ] x 26 = 1.537.635

Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:


Mức phân bổ hàng năm =Giá trị CCDC / Thời gian phân bổ

Trong đó:
-
Giá trị CCDC =22.000.000 - 1.537.635 =20.462.366(Vì đã phân bổ ở tháng 3)

-Thời gian phân bổ = 1 năm
=> Mức phân bổ hàng năm = 20.462.366 / 1 =20.462.366

Bước 4
: Xác định mức phân bổ hàng tháng:

Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm /12 tháng (Nhưng vì mình đã phân bổ tháng 3 rồi, nên mình sẽ chia cho 11 tháng)

=> Mức phân bổ hàng tháng =20.462.366 / 11 =1.860.215


Như vậy trong tháng 3/2017các bạn được phân bổ1.537.635vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Hàng tháng được phân bổ
1.860.215và được phân bổ trong 1 năm.

3. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:

Hạch toán tiếp ví dụ bên trên:

- Khi mua về:
Nợ TK 153: 22.000.000
Nợ TK 1331: 2.200.000
Có TK 112: 24.200.000

- Khi xuất CCDC ra sử dụng (bắt đầu phân bổ)
Nợ TK 242: 22.000.000
Có TK 153: 22.000.000

- Hàng tháng phân bổ
(Vì tháng 3 sử dụng ngay, nên hạch toán theo số liệu đã tính ở trên)
Nợ TK 642 (Bộ phận quản lý, vì mua cho GĐ sử dụng)
Có TK 242: 1.537.635


Từ tháng 4 trở đi hạch toán:
Nợ TK 642 : 1.860.215
Có TK 242:1.860.215
- Hạch toán khi nào hết số bên 242 thì thôi nhé (20.000.000), theo như bên trên là 1 năm, tức là đến tháng 2.

Mẫu bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ

Chi tiết xem thêm tại đây:

Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ




Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia:Lớphọc kế toán thực hànhthực tế tại

__________________________________________________


Video liên quan

Chủ đề