Ông lương ngọc khuê là ai

Hiện nay các vấn đề liên quan tới hội chứng hậu COVID-19 đang được người dân rất quan tâm. PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có những chia sẻ về nội dung này.

Ông lương ngọc khuê là ai

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh: Hậu COVID-19 không hề đáng sợ. Chúng ta sẽ không còn hoang mang nếu chúng ta hiểu rõ về nó

Hậu COVID-19 thể hiện trên cả góc độ tinh thần và thể chất

Theo PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, vào tháng 10/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố chính thức về khái niệm "hậu COVID-19". Theo đó, hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Cũng theo WHO, hậu COVID-19 có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Tuy nhiên để hiểu rõ về hậu COVID-19, chúng ta cần công nhận, COVID-19 để lại rất nhiều hậu quả nặng nề. Đối với mỗi cá nhân, đó là những hậu quả cả về mặt tinh thần và thể chất

PGS.TS Lương Ngọc Khuê https://suckhoedoisong.vn/hau-covid-1...

Phân tích rõ hơn về nội dung này, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, ở khía cạnh tinh thần, sau khi trải qua thảm họa đại dịch, đã chứng kiến những tác động của đại dịch tới bản thân, gia đình và xã hội, bộ phận người dân đã gặp phải những sang chấn tâm lý.

Do đó, người bệnh có thể cảm thấy stress, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, hồi hộp… sau COVID-19. Thực tiễn điều trị cũng như các nghiên cứu khoa học cũng đã ghi nhận điều tương tự của người bệnh mắc các bệnh nan y hay trong các đại dịch nguy hiểm trước đó.

Đối với thể chất, một số biểu hiện hậu COVID-19 rất phổ biến có thể kể đến như các triệu chứng hô hấp.

Dẫn chứng thực tế tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết có 50-60% những bệnh nhân sau mắc COVID-19 với triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương; Sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối… 

Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa: ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy; buồn nôn, nôn, đau thượng vị; Rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…

Các triệu chứng về tâm thần như: rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Một số người xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.

Có phải ai sau khi khỏi bệnh cũng cần đi khám hậu COVID-19?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, không giống một số hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ người nào đã mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ.

"Thậm chí trong thời gian mắc bệnh, họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị hậu COVID-19 và nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em"- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nói và cho biết thêm, thực tiễn cho thấy, với bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng/nguy kịch, cần can thiệp y tế nhiều trong giai đoạn điều trị chính của bệnh, những người có bệnh nền thì các vấn đề về hậu COVID-19 sẽ nhiều và trầm trọng hơn.

Người có bệnh nền, người mắc COVID-19 trở nặng, nguy kịch, người cao tuổi cần đi khám hậu COVID-19. Những người mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng cũng cần đi khám nếu những di chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe. Đặc biệt cần nhấn mạnh, đó là những người có chỉ định tái khám sau COVID-19 của bác sĩ cần tới khám đúng lịch hẹn.

Tuy nhiên, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng cảnh báo không ít trường hợp bác sĩ hẹn khám lại nhưng không tới khám, trong khi đó lại uống thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng khiến tình trạng sức khỏe càng thêm yếu hơn.

Bộ Y tế đã có những bước chuẩn bị cho sự xuất hiện của hội chứng hậu COVID-19 từ trước đó

Trước câu hỏi Bộ Y tế đã triển khai những biện pháp nào trước thực trạng rất nhiều người dân than phiền rằng họ gặp một hoặc nhiều di chứng của COVID-19? PGS.TS Lương Ngọc Khuê thông tin: Hiện nay, đối với những di chứng về mặt tinh thần của người bệnh, Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Tâm thần Trung ương xây dựng phác đồ cụ thể để hướng dẫn các bác sĩ điều trị các triệu chứng có liên quan.

Về mặt thể chất, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các bệnh viện hướng dẫn, đưa ra những bài tập để giúp người dân tập luyện phục hồi chức năng. Đơn cử như Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ xây dựng những bài tập thở, phục hồi chức năng phổi.

Thực tế, Bộ Y tế cũng đã có những bước chuẩn bị cho sự xuất hiện của hội chứng hậu COVID-19 từ trước đó. Cụ thể, chiến lược của Bộ Y tế là các bệnh viện hoạt động bình thường, và bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh nền thuộc chuyên khoa nào thì sẽ được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa đó.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê:

Khác với giai đoạn đầu, người bệnh mắc COVID-19 đều tập trung điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Bởi như chiến lược hiện nay của Bộ Y tế thì người bệnh sẽ điều trị hậu COVID-19 tại chính những bệnh viện chuyên khoa đã điều trị COVID-19 cho mình. 

Từ đó, người bệnh sẽ được theo dõi, dự phòng và điều trị về tình trạng hậu COVID-19 của mình dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ đúng chuyên khoa.

Ví như bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền tăng huyết áp, tim mạch sẽ được điều trị tại bệnh viện tim mạch, bệnh nhân đái tháo đường mắc COVID-19 sẽ được chuyển tới bệnh viện nội tiết, trẻ em điều trị ở bệnh viện nhi.

Hay sản phụ có thể gặp những vấn đề về hậu COVID-19 liên quan tới chuyên khoa phụ sản, bởi vậy, chỉ cần quay lại bệnh viện sản để thăm khám, không cần thiết đi tới bệnh viện khác.

Còn đối với việc một vài bệnh viện thành lập phòng khám, chuyên khoa để thăm khám người bệnh hậu COVID-19, theo tôi là tốt, nhưng không cấp bách. Việc thành lập bệnh viện chuyên điều trị hậu COVID-19 cũng là không thực tế.

Tôi khẳng định, hậu COVID-19 không hề đáng sợ. Chúng ta sẽ không còn hoang mang nếu chúng ta hiểu rõ về nó. Theo ghi nhận thực tế của các bác sĩ, hầu hết những biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm hay tử vong, mà chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh

Cục trưởng Lương Ngọc Khuê:

Thực tế điều trị cho thấy, rất nhiều trường hợp đã vượt qua các triệu chứng phổ biến hậu COVID-19 như trầm cảm, mất ngủ, lo âu kéo dài… chỉ bằng cách thay đổi suy nghĩ, tập luyện và cân bằng lại tâm lý. Tuy nhiên, những trường hợp có bệnh nền, tổn thương đã được bác sĩ hẹn khám lại thì cần phải đi tái khám.

Một vấn đề nữa, theo tôi cần phải khuyến cáo mạnh mẽ tới người dân, đó là nếu có triệu chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng tới sinh hoạt thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Không thể sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có giấy phép của Bộ Y tế hay các bài thuốc truyền miệng để chữa bệnh. Điều này không chỉ khiến bỏ lỡ "thời gian vàng" để điều trị bệnh mà còn có thể dẫn đến "tiền mất, tật mang".

Ông lương ngọc khuê là ai
Ngày 13/3: Có 166.968 ca mắc COVID-19 mới; Bắc Giang bổ sung 42.533 F0

Thái Bình

Các bệnh viện phải siết chặt lại công tác phòng, chống dịch

PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế; Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Bộ Y tế ban hành nhiều hướng dẫn các cơ sở y tế cần phải chia ca kíp làm việc, làm việc độc lập, giảm thiểu tối đa nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với nhau, thực hiện 5K, không đi lại các khoa, phòng. Bệnh viện phải thường xuyên sàng lọc, khai báo, đánh giá nguy cơ dịch tại bệnh viện; Phải thường xuyên xét nghiệm cho khu vực phòng khám, hồi sức tích cực, điều trị bệnh nhân.

Ngay cả đối với các cơ sở y tế, dù nhân viên đã được tiêm phòng, bệnh viện cũng phải thường xuyên tầm soát nhân viên y tế. Các nhân viên khi đến bệnh viện phải kiểm tra các yếu tố nguy cơ, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về đeo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ. Đồng thời, phải thay trang phục trước khi về nhà. Các phòng làm việc phải thông thoáng giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Sau hai bệnh viện lớn phía bắc phải cách ly y tế một tháng vì dịch tấn công vào bệnh viện, ngày 12-6 vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh bị dịch tấn công cũng phải thực hiện phong tỏa một tuần. Đặc biệt, số nhân viên y tế tại đây nhiễm cùng lúc rất cao, lên tới 55 ca và là các trường hợp không tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân.

Nhận định ban đầu theo báo cáo của lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, nguồn lây có thể là do nhân viên ở khu vực hành chính đã bị lây nhiễm từ ngoài cộng đồng, khi vào bệnh viện, họ tiếp xúc mọi người trong khu vực ngoài và tiếp tục lây lan. Các nhân viên khối hậu cần, hành chính tại đây đã có sự giao lưu, đi lại giữa các khoa, phòng. Nếu việc tiếp xúc gần, không tuân thủ 5K là những yếu tố nguy cơ rất lớn để lây bệnh.

Về vụ việc này, theo quan điểm của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cần phải kiểm tra, xem xét kỹ. Theo ông Khuê, thực tế, nhân viên y tế không may bị nhiễm Covid-19 không phải là chuyện bất thường.

Ở các nước trên thế giới, tỷ lệ này là khá cao. Bởi họ cũng là người bình thường như bất cứ ai. Rời bệnh viện, họ cũng còn có gia đình, cũng cần có việc đi đây đó, có các mối quan hệ. Trong cuộc chiến đấu với đại dịch này, họ thật sự là những chiến binh trên tuyến đầu của tuyến đầu. Tuy nhiên, dù nghiêm túc, quyết liệt chống dịch nhưng cũng không dung túng họ. Nếu cán bộ y tế không may có sai sót thì mọi người cần khách quan, khoa học, công tâm nhìn nhận sự việc ở nhiều chiều, nhiều góc độ.

Dịch tấn công liên tiếp vào cơ sở y tế là bài học lớn để các bệnh viện phải cảnh giác hơn, không chỉ chú trọng việc phòng ngừa lây nhiễm chéo trong khối y, bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mà còn đối với tất cả nhân viên trong bệnh viện, kể cả khối hành chính.

Ông lương ngọc khuê là ai

Thầy thuốc Nhân Dân,  PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế; Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

Việt Nam sẵn sàng kịch bản cho 30 nghìn ca mắc

Trước đặc tính của virus biến thể này chuyển từ thể nhẹ sang nặng nhanh hơn, nhiều người trẻ hơn, tỷ lệ ít triệu chứng khoảng 65-70%, ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, các địa phương cần phải nâng cao hơn một bước trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là khối điều trị.

Với quan điểm bốn tại chỗ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đang tích cực nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu tại các địa phương, mang máy móc hiện đại về các địa phương, hỗ trợ địa phương điều trị bệnh nhân nặng.

Theo ông Khuê, hiện nay Việt Nam có sẵn kịch bản 10 nghìn đến 30 nghìn ca mắc. Hiện nay, Việt Nam đã có 11 nghìn ca mắc và hệ thống điều trị đáp ứng tốt.

Với tỷ lệ bệnh nhân nhẹ chiếm khoảng 65-70% (khoảng 19.500-21.000 trường hợp) chỉ cần cách ly, điều trị nâng cao thể trạng, không cần phải có đội ngũ các thầy thuốc quá chuyên sâu và máy móc thiết bị hiện đại để hỗ trợ điều trị.

Khoảng 20-25% bệnh nhân còn lại (khoảng 7.000-8.000 người) ở loại trung bình có thể chuyển về thể nhẹ hoặc diễn biến nặng cần phải có hệ thống điều trị hỗ trợ như theo dõi các diễn biến nguy cơ về hệ hô hấp, các chức năng, sốt, kết hợp các thuốc chống đông máu hay tăng cường miễn dịch, điều trị tích cực các bệnh nền, máy thở HFNC.

Còn lại khoảng 5-7% của 30.000 ca nhiễm là khoảng 1.500 người cần phải đầu tư kỹ thuật cao và nhân lực chuyên môn sâu để có thể can thiệp ECMO, thở máy, thở oxy trung tâm… Việc điều trị cho 5-7% này rất quan trọng, nhằm giảm tối đa tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Ông Khuê cho biết, hiện nay, ngành y tế đã thiết lập các đơn nguyên của bệnh viện dã chiến có đơn vị hồi sức cấp cứu tích cực có đủ trang thiết bị để đáp ứng tình hình dịch.

Điều lo nhất với hệ thống điều trị là bệnh nhân nặng, rất nặng và có bệnh nền. Tuy nhiên, trong số hơn 11.000 ca nhiễm mới phát hiện trong đợt dịch thứ 4 này, Việt Nam may mắn chỉ có 61 trường hợp tử vong (chiếm ~0,54% tổng số ca mắc, tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với rất nhiều nước trên thế giới).

“Việt Nam đã có kịch bản 30.000, 50.000 ca mắc. Tôi tin Việt Nam sẽ đáp ứng được. Thực tế, chúng ta có cơ sở để cách ly số lượng lớn. Với tỷ lệ F0 có triệu chứng nhẹ, cộng thêm chiến lược tiêm vaccine, chúng ta hy vọng về khả năng đáp ứng đủ của các cơ sở điều trị”, ông Khuê cho hay.

Kim Cương

(Theo https://nhandan.vn/tieu-diem/cac-benh-vien-phai-siet-chat-lai-cong-tac-phong-chong-dich-651034/)