Khủng hoảng ngoại giao là gì

(VOV5) - Năm 2017, những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa các thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã thất bại.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh tồi tệ nhất kể từ khi thành lập Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) năm 1981 đến nay đã kéo dài hơn mọi dự đoán trước đó. Bắt đầu từ khoảng giữa năm 2017, đến nay, khi thế giới đã bước sang năm 2018, vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu tích cực nào để tháo gỡ thế bế tắc hiện nay. Cuộc khủng hoảng đã cho thấy rõ những rạn nứt cũng như sự mất đoàn kết giữa các quốc gia thành viên của GCC, gây tác động lớn đến sự ổn định của khu vực.

Ngày 05/6/2017, với cáo buộc Qatar “bảo trợ khủng bố”, các nước gồm: Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)... đồng loạt tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Các nước này đã ngay lập tức cấm công dân của họ và Qatar đi qua lãnh thổ, lãnh hải, không phận của nhau; đồng thời, yêu cầu công dân, khách du lịch của Qatar phải rời khỏi lãnh thổ các nước trên trong vòng hai tuần lễ....Tiếp đó, nhiều nước trong GCC cũng có động thái tương tự. Liên đoàn Arab do Saudi Arabia đứng đầu cũng quyết định trục xuất Qatar khỏi liên minh này. Đồng thời, đòi hỏi Doha phải trục xuất tất cả các thành viên của tổ chức “Anh em Hồi giáo” và các thành viên thuộc phong trào Hamas ra khỏi lãnh thổ Qatar. Ngoài ra, Saudi Arabia còn yêu cầu Qatar phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran....

Nguyên nhân sâu xa

Tuy nguyên nhân khiến một số quốc gia vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar là do Chính quyền Doha đã ngấm ngầm “tài trợ khủng bố”; ủng hộ hệ tư tưởng của các phe nhóm cực đoan và IS trên khắp khu vực nhưng thực chất đằng sau đó là vấn đề với Iran. Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh không chấp nhận để Qatar đứng ngoài những “chuẩn mực” của khu vực, trong đó trọng tâm là việc chống lại tầm ảnh hưởng của Iran.

Trên thực tế, mặc dù là quốc gia theo dòng Hồi giáo Sunni có mâu thuẫn về hệ tư tưởng với dòng Hồi giáo Shiite I-ran, nhưng nhiều năm qua, Qatar đã thiết lập quan hệ hợp tác và hữu nghị thân thiện với chính quyền Tehran, thậm chí đã tham gia các dự án phối hợp khai thác dầu khí ở Vùng Vịnh. Đây là điều khác biệt với Saudi Arabia, quốc gia theo dòng Hồi giáo Sunni luôn coi I-ran là “kẻ thù không đội trời chung”.

Bất đồng giữa Saudi Arabia và Qatar trong quan hệ với I-ran như giọt nước tràn ly sau chuyến đi của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới Saudi Arabia (21/5/2017). Ông Trump và Quốc vương Saudi Arabia đều cho rằng “I-ran là quốc gia tài trợ khủng bố”. Nhưng Qatar lại đề nghị các nước giảm bớt sự chỉ trích nhằm vào Tehran và cần cải thiện quan hệ với quốc gia này.

Suy cho cùng, cuộc khủng khoảng ngoại giao Vùng Vịnh là sự cạnh tranh thế lực giữa các nước trong khu vực. Nếu cuộc khủng hoảng này không được kiểm soát tốt sẽ tác động không nhỏ tới tình hình ổn định ở khu vực và thế giới, có thể làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực GCC cũng như làm suy yếu lòng tin, giảm đầu tư ở Qatar và các nước GCC.

Triển vọng mờ mịt

Nửa cuối năm 2017 thế giới chứng kiến không ít các nỗ lực ngoại giao để giải quyết căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh. Song đáng buồn là mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu như, trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, hai phía đều tỏ ý nỗ lực hàn gắn quan hệ nhưng giai đoạn sau, họ lại tỏ ra “không mấy mặn mà”, thay vào đó là việc ký nhiều hợp đồng vũ khí quân sự, trị giá nhiều tỷ USD.

Ngay cơ hội cuối cùng trong năm là Hội nghị Thượng đỉnh các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh ((ngày 5/12/2017), cũng không được các bên tận dụng hay nói cách khác là không muốn tận dụng. Bằng chứng là trong khi Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani tới tham dự  thì 3 nước Bahrain, Saudi Arabia và UAE chỉ cử đại diện cấp thấp.

Với diễn biến hiện nay, có ít nhất 2 kịch bản xảy ra. Kịch bản đầu tiên là cuộc khủng hoảng sẽ giữ nguyên hiện trạng - tức Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain tiếp tục phong tỏa Qatar. Kịch bản thứ hai là cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết, cho phép GCC phục hồi chậm nhưng không triệt để do sự mất lòng tin lẫn nhau.

Trong trường hợp khủng hoảng tiếp tục kéo dài trong năm 2018, trục Saudi Arabia - UAE - Bahrain được củng cố và các nước này có thể đẩy mạnh các thỏa thuận song phương và ba bên. Trong khi đó, Qatar sẽ tiếp tục tìm kiếm sự bảo đảm về an ninh và phát triển kinh tế bên ngoài vùng Vịnh. Đáng lo hơn, nhiều nước Arab sẽ lâm vào cảnh bất ổn bởi họ chịu sức ép phải chọn đứng về phe nào.

Năm 2017, những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa các thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã thất bại. Đáng buồn hơn, đến giờ vẫn không nhìn thấy triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng và có lẽ nó sẽ tiếp tục kéo dài.

Đây là cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng nhất kể từ năm 1981 đến nay. Nhưng đâu là nguyên nhân đích thực của cuộc khủng khoảng này, hiện vẫn còn có những ý kiến khác nhau.

Từ nguyên nhân trực tiếp…

Theo giới quan sát thì nguyên nhân trực tiếp là từ “cuộc chiến” truyền thông giữa các bên sau khi Hãng thông tấn nhà nước Qatar đăng tuyên bố của Thái tử Sheikh Tamim bin Hamad (24/5), về chính sách ngoại giao của nước này bị cho là không phù hợp với lợi ích chung của khối cùng với cáo buộc Qatar hỗ trợ các nhóm khủng bố, can thiệp công việc nội bộ các nước trong khu vực.

Theo giới truyền thông Arabia thì lãnh đạo Qatar dường như muốn khuyên bảo đồng minh vùng Vịnh rằng không nên đối đầu với Iran - cường quốc Hồi Giáo khu vực, đồng thời bênh vực cho tổ chức Hamas - Palestine và Hezbollah - Lebanon, hai tổ chức này đều do Iran hậu thuẫn.

Mặc dù Doha đã có lời cải chính, nhưng những tuyên bố đó đã được các phương tiện truyền thông của Saudi Arabia, Ai Cập, Liên hiệp Các Tiểu Vương quốc Arab liên tục phát đi nhiều lần, gây nên làn sóng phẫn nộ trên các mạng xã hội.

Trước đó, ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến thăm Saudi Arabia. Ông Donald Trump được đón tiếp rất trọng thị với nhiều thỏa thuận về kinh tế và mua bán vũ khí đã được ký kết.

Tại Riyadh, ông Donald Trump đã cực lực lên án Iran can thiệp gây mất ổn định các nước Arab và yểm trợ cho khủng bố càng khiến cho Saudi Arabia kiên định quan điểm cứng rắn với Iran.

Theo giới quan sát, những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Saudi Arabia đang muốn lập một liên minh các nước Hồi Giáo dòng Sunni để đối đầu với Iran Hồi Giáo dòng Shiite, thì Qatar lại kêu gọi cải thiện quan hệ với Iran là điều mà Riyadh không thể chấp nhận được.

Một nhà ngoại giao phương Tây ở Doha nhận xét, việc Qatar bị cô lập “có liên hệ chặt chẽ” với chuyến công du của ông Donald Trump đến khu vực. Cựu đại sứ Mỹ tại Doha còn nói rằng: “Cơ hội xuất hiện từ chuyến công du cũng như từ chính nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump”.

Đến nguyên nhân sâu xa…

Nhiều quốc gia trong vùng đang trong tình trạng khủng hoảng bởi những mâu thuẫn nội tại ngày một phát triển trong lĩnh vực tôn giáo và sắc tộc... Theo đó, thiết chế nhà nước suy yếu lại khiến cho lòng tin của người dân vào nhà nước dần dần mất đi, tính vô chính phủ ngày càng gia tăng.

Thực tế cho thấy, sự sụp đổ một phần hoặc hoàn toàn của các thiết chế nhà nước ở Libya, Yemen và Syria là minh chứng cho những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng từ bên ngoài đã thất bại, hậu quả tất yếu là sự gia tăng bất ổn, khiến cuộc khủng hoảng ngày càng lan rộng trong khu vực.

Tình hình ở Sudan, tiếp theo là cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ và giờ đây là cuộc khủng hoảng ngoại giao khu vực càng cho thấy các điểm nóng ở Trung Đông đang có nguy cơ lan rộng và sự tác động ngày càng lớn hơn.

Theo giới phân tích, khi tam giác quyền lực truyền thống (Ai Cập - Syria – Iraq) đã mất dần sự ảnh hưởng trong khu vực, thì các quốc gia phi Arab (Iran-Thổ Nhĩ Kỳ-Israel) lại ngày càng mạnh hơn.

Điều này khiến thế giới Arab bị chia rẽ sâu sắc tạo ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia Arab, đặc biệt là các cuộc cạnh tranh giữa hai dòng phái khác nhau của đạo Hồi. Cuộc chiến “hai phe” biến thành “hai phái” ngày càng rõ nét hơn.

Khủng hoảng có sớm được giải quyết?

Theo giới quan sát, những gì đang xảy ra cho thấy các nước trong khối Arab vùng Vịnh đang có những bất đồng lớn. Người ta chưa thể dự đoán được sự căng thẳng sẽ có kết cục như thế nào, mặc dù Qatar đã “xuống nước” nhưng trước hết các nước đều bị ảnh hưởng về kinh tế và Qatar là nước chịu thiệt hại nhiều nhất.

Cũng theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng ngoại giao này thực ra chỉ có Iran là nước được hưởng lợi. Bởi vì cho tới nay Tehran vẫn rất quan ngại khối đoàn kết vùng Vịnh. Nay khối đoàn kết này đang tan rã, trong Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (GCC), có Kuwait và Oman là hai nước không tham gia trừng phạt Qatar.

Lợi dụng tình hình này, Iran tỏ ra mình là một cường quốc có trách nhiệm, khi kêu gọi Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh “nối lại đối thoại để giải quyết các bất đồng”. Còn Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng làm trung gian hòa giải và sẵn sàng đưa quan sang Qatar để đảm bảo an ninh.

Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, kể cả các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Mỹ, EU… đều lên tiếng ủng hộ các nước liên quan sớm có những hành động nhằm thu hẹp cách biệt và kiềm chế căng thẳng phát sinh.

Nga là quốc gia có vai trò tích cực trong quá trình chống khủng bố trong khu vực cũng bày tỏ hy vọng sự căng thẳng ngoại giao này sẽ không ảnh hưởng đến nỗ lực và quyết tâm “quét sạch” khủng bố trên phạm vi toàn cầu.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hối thúc các đồng minh vùng Vịnh tránh để vấn đề xung đột cá nhân làm ảnh hưởng đến chiến dịch chung chống khủng bố, khuyến khích các bên cùng nhau thảo luận về những khác biệt. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã chuẩn bị sắp xếp một cuộc họp giữa các bên xung đột tại Nhà Trắng.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, trong bối cảnh hiện nay cuộc khủng khoảng ngoại giao này sẽ sớm được giải quyết. Mặc dù Ngoại trưởng Qatar khẳng định rằng: “không ai có thể bẻ gãy ý chí của Qatar”.

Được biết, Tiểu Vương quốc Kuwait Sabh Al-Ahmed Al-Jaber Al-Salbah đã đích thân đến Jiddah, Dubai và Doha để thực hiện xứ mệnh hòa giải giữa các nước và một tín hiệu lạc quan được phát đi đó là, tình hình có thể được giải quyết ngay trong tuần tới.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù việc nối lại quan hệ ngoại giao giữa các nước với Qatar có thể sớm được khôi phục, nhưng sự tiềm ẩn mâu thuẫn giữa hai giáo phái Shiite và Sunni, khiến cho việc đoàn kết các nước Arab trong khu vực theo cơ chế GCC vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước./.

VOV.VN