Nhận xét đánh giá hiệu trưởng hiệu phó năm 2024

Hầu hết mọi đảng viên, không loại trừ chức vụ, quyền hạn, nơi công tác đều phải tiến hành viết bản tự đánh giá, nhận xét bản thân (hay còn gọi là bản tự kiểm điểm) hàng năm. Đối với Phó hiệu trưởng trường học cũng vậy. Và ở bài viết này Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý vị thực hiện mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng.

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng là gì?

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng là mẫu để cá nhân đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng trong một tổ chức giáo dục thực hiện tự đánh giá, nhận xét bản thân trong một năm về thực hiện nhiệm vụ, về lối sống và các ưu nhược điểm để phục vụ đánh giá, phân loại đảng viên.

Nội dung mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng

Cũng giống như những bản tự nhận xét đánh giá (bản tự kiểm điểm) khác, phó hiệu trưởng khi thực hiện viết bản tự kiểm điểm sẽ bao gồm các nội dung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; về chức trách, nhiệm vụ được giao; về những ưu điểm, khuyết điểm và phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm.

Bản tự kiểm điểm dành cho Phó hiệu trưởng có thể được viết theo hướng như sau:

1/ Phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống

– Có quan điểm chính trị đúng đắn, lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; nghiêm túc thực hiện tốt Điều lệ Đảng.

– Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cùng thực hiện nghiêm túc.

– Bản thân luôn gương mẫu chấp quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.

– Luôn có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tự bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách để dần hoàn thiện bản thân. Có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sạch không tham ô, vụ lợi, suốt đời phục vụ sự nghiệp giáo dục, phục vụ nhân dân.

– Trong công tác được đồng nghiệp tin tưởng, giúp đỡ tận tình, được quần chúng nhân dân tín nhiệm ủng hộ.

– Có ý thức tốt trong việc xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất, trung thực thật thà trong công tác. Nêu cao tinh thần tận tụy trong công việc và trách nhiệm trong quan hệ với quần chúng nhân dân, tận tâm, tận lực với học sinh. Quan hệ mật thiết với các ban ngành địa phương nhằm tạo điều kiện cho trường phát triển toàn diện.

2/ Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

– Quán triệt nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện của nhà trường và tình hình kinh tế của địa phương. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ luôn gắn với công tác kiểm tra, điều chỉnh, đảm bảo tính hiệu quả công việc.

– Nghiêm túc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chấp hành tốt nội quy, qui chế của ngành, chấp hành tốt sự điều động của cấp trên.

– Chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đạt được tất cả các chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm học.

3/ Những ưu điểm, khuyết điểm

4/ Biện pháp khắc phục.

Quý vị có thể tham khảo mẫu sau đây:

biểu mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng

Phía trên là gợi ý của Luật Hoàng Phi cho nội dung chính của bản tự kiểm điểm cho phó hiệu trưởng, tùy cá nhân mà quý vị sẽ có những điểm khác nhau cũng như những ưu điểm, hạn chế riêng của từng người.

Trên đây là bài viết về mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.

Mẫu Phiếu lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường để đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2023? - Câu hỏi của anh Phương (Long Xuyên)

Mẫu Phiếu lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường để đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2023?

Mẫu Phiếu lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường để đánh giá Hiệu trưởng mới nhất hiện nay là Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4529/BGĐĐT-NGCBQLGD năm 2018.

Tải Mẫu Phiếu lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường tại đây.

Mẫu Phiếu lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường để đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2023?

Khi nào thực hiện lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường về việc đánh giá hiệu trưởng?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT về quy trình đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng như sau:

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
1. Quy trình đánh giá
a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng;
b) Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

Như vậy, theo quy định trên thì việc lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với Hiệu trưởng để đánh giá Hiệu trưởng được tổ chức thực hiện sau khi hiệu trưởng hoàn thành tự đánh giá.

Có mấy nội dung lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường để đánh giá hiệu trưởng?

Căn cứ nội dung Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4529/BGĐĐT-NGCBQLGD năm 2018.

Nội dung lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường để đánh giá hiệu trưởng bao gồm:

- Hiệu trưởng thực hiện gương mẫu các quy định về đạo đức nhà giáo

- Hiệu trưởng có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

- Hiệu trưởng am hiểu chuyên môn và thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

- Kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương

- Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động dạy học và giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thông.

- Hiệu trưởng xây dựng vị trí việc làm và bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với tất cả giáo viên, nhân viên

- Các tổ/nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán hoạt động hiệu quả và kết nối với mạng lưới giáo viên cốt cán của địa phương.

- Hiệu trưởng quản lý và sử dụng tài chính phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, công khai, minh bạch.

- Hiệu trưởng chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học của nhà trường hiệu quả, phục vụ nâng cao chất lượng dạy học

- Nhà trường thực hiện tự đánh giá và cải tiến chất lượng liên tục.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường chủ động thực hiện nghiêm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử nhà trường theo quy định

- Hiệu trưởng khuyến khích phản ánh góp ý phát triển nhà trường và giải quyết những tâm tư vướng mắc, những đóng góp cho nhà trường ngày một tốt hơn.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường chủ động, tích cực tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực

- Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong cung cấp và tiếp nhận và xử lý các thông tin về hoạt động dạy học của nhà trường

- Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong cung cấp và tiếp nhận và xử lý các thông tin về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

- Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong huy động các nguồn lực phát triển nhà trường

- Hiệu trưởng có sử dụng tiếng ngoại ngữ trong giao tiếp, trong công việc và tạo lập môi trường phát triển ngoại ngữ cho giáo viên, nhân viên và học sinh

- Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong các điều hành các hoạt động của nhà trường

Chủ đề