Nhạc vàng nhạc đỏ nhạc xanh là gì năm 2024

Đổi tên để có thể cấp phép các hoạt động nghệ thuật và đỡ “nhạy cảm” nhé. Hai cái này về căn bản có thể coi là một.

  • 23

Mấy tay lều báo cộng với mấy tay dẫn chương trình và ca sỹ nửa mùa gọi bolero là dòng nhạc trong khi nó chỉ là 1 tiết điệu trong nhạc lý. Ví dụ bài Thành phố buồn rõ ràng là điệu slow chúng nó cũng kêu là dòng nhạc bolero và vác vào cuộc thi mới tài. Nhạc vàng hay nhạc sến chỉ là cách gọi dân dã thôi, thực tế có thể coi nó là nhạc trữ tình phong cách trước năm 75 thì hợp lý vì rất nhiều bài không dùng tiết điệu bolero mà là rumba, slow….

  • 24

    Vâng!, em cũng giống cụ!. Em đã từng nghe chính nhạc sỹ Thanh Sơn tâm sự trong chương trình của Asia thì phải!, kể về tuổi thơ của nhạc sỹ phải đi ở cho nhà người ta và niềm đam mê ca hát của nhạc sỹ!. Dù nhạc sỹ Thanh Sơn chưa được từng một ngày làm học sinh nhưng các sáng tác về học trò của nhạc sỹ để lại rất nhiều cảm xúc trong nhiều ca khúc có thể nói là để đời!. Em thích bài Lưu bút ngày xanh và Nỗi buồn hoa Phượng có sự trình bày của 3 nữ ca sỹ mà em cũng rất thích đó là Như Quỳnh, Hoàng Oanh và Phương Hồng Quế!. Em đặc biệt yêu mến cô Hoàng Oanh!.

Yêu mến HO thì cụ phải hiểu là sao lại gọi là nhạc vàng chứ (trong 1 phỏng vấn HO nói là nhạc quý như vàng đấy

). Nhạc vàng hay còn gọi là tân nhạc thời đó ngay sau thời nhạc tiền chiến (kết thúc năm 1945). Sau này vì chia 2 miền nên nhạc vàng bị miền Bắc gọi bằng nhiều thứ tên trong đó có tên là nhạc sến, sau này đổi thành nhạc bolero để xóa bỏ sự khinh thường và miệt thị trong cách gọi tên dòng nhạc này đi (cách gọi này được chấp nhận dù ko đúng bản chất vì cơ bản bolero chỉ là 1 phần trong nhạc vàng mà thôi)

Chỉnh sửa cuối: 21/2/22

  • 25

Trước đây có nhiều bài hát được xếp vào loại nhạc vàng, hay nhạc sến. Nay thấy người ta công khai hát các loại nhạc đó trên TV và gọi đó là nhạc Bolero. Cụ nào thạo về nhạc phân tích giúp em xem nhạc Bolero và nhạc vàng có khác nhau gì không? Hay chỉ là một cách đổi tên để lách luật?
2 cái khác nhau, Bolero là dòng nhạc còn nhạc vàng là nhạc sáng tác theo phong cách bolero nhưng ở phía bên kia vĩ tuyến 17, còn bên ngược lại là nhạc đỏ, nói nôm na thế cho dễ hiểu.
Nhạc vàng là từ cho trước năm 1975, sau năm 1975 ko thể dùng từ cũ đc, giờ cũng phải đổi tên đi.
Bolero là một điệu nhạc giống như Rumba, tango, cha cha, … hay các điệu khác!. Đặc điểm của nó là giai điệu rất nhẹ nhàng, nhịp chậm rãi!. Cái này cụ đọc thêm về nhạc lý sẽ hiểu hơn!. Còn nhạc Vàng là tên gọi được đặt bởi phe miền Bắc dành cho loại nhạc có nguồn gốc xuất xứ từ phe miền Nam vì phe miền Nam dùng cờ màu Vàng, còn nhạc của miền Bắc lúc đó thì gọi là nhạc Đỏ cũng do màu cờ mà gọi thôi!. Ở giai đoạn này thì nhạc miền Bắc hầu hết là các sáng tác phục vụ ca ngợi XHCN ở miền Bắc, ca ngợi bộ đội, đánh nhau nã vào đầu Mỹ, ..,thành ra về sau cứ mặc định các ca khúc về quân đội, thì gọi là nhạc Đỏ còn các các ca khúc viết theo điệu Bolero hay điệu Rumba hay Slow thì mặc định gọi là nhạc Vàng( hầu hết các sáng tác của nhạc miền Nam trước năm 75 thì các ca khúc chủ yếu viết trên 3 tone nhạc này). Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
Theo hiểu biết nông cạn của e thì Bolero là tên một loại tiết điệu (điệu nhạc), cũng như kiểu Disco,Valse, Chachacha.. Còn nhạc vàng là một dòng nhạc của VN thịnh hành trước năm 75, với phong cách lãng mạn nhưng ủy mị thời tiền chiến
. Nhạc vàng thường sử dụng một số tiết điệu chậm, buồn, đều đều như Slowrock, Rumba, Bolero... Bolero sử dụng nhịp 4/4 phù hợp với ngôn ngữ Việt, đặc biệt là giọng miền Nam thường luyến láy . Nhiều ca khúc sáng tác trước đây sử dụng tiết điệu khác nhưng sau này ca sĩ và ban nhạc biến tấu sang tiết điệu này, dẫn đến điệu nhạc này trở nên phổ biến hơn, đến mức gần như một dòng nhạc Nếu không đúng nhờ các cao nhân chỉ bảo thêm ạ

Nói cho ngắn gọn dễ hiểu: "Dòng nhạc Boléro là một tập hợp con của tập hợp mẹ là "Nhạc vàng""

  • 26

    Nói cho ngắn gọn dễ hiểu: "Dòng nhạc Boléro là một tập hợp con của tập hợp mẹ là "Nhạc vàng""

Thực ra khi nghe Bolero được gắn cho nhạc vàng em cũng hơi lăn tăn và nghĩ đến bản Borelo của Ravel. Hồi nhỏ khi nghe bài này, ông cụ nhà em có giải thích nó là một vũ điệu, nào là khi mở bài là tiếng bước chân....mà vũ điệu thì ko thể ẻo lả sướt mướt đươc. Em thắc mắc cái này cụ ạ, và nếu tập hợp mẹ là nhạc vàng thì nó còn tập con nào khác ngoài Borelo ko cụ?

  • 27

Mấy tay lều báo cộng với mấy tay dẫn chương trình và ca sỹ nửa mùa gọi bolero là dòng nhạc trong khi nó chỉ là 1 tiết điệu trong nhạc lý. Ví dụ bài Thành phố buồn rõ ràng là điệu slow chúng nó cũng kêu là dòng nhạc bolero và vác vào cuộc thi mới tài. Nhạc vàng hay nhạc sến chỉ là cách gọi dân dã thôi, thực tế có thể coi nó là nhạc trữ tình phong cách trước năm 75 thì hợp lý vì rất nhiều bài không dùng tiết điệu bolero mà là rumba, slow….

không gọi là bô lế dồ thì còn lâu cục nghệ thụt bỉu dĩn mới cho bỉu dĩn cụ ạ

  • 28

    Từ bé em nghe các ông anh và xã hội Hà Nội gọi nhạc vàng. Mấy năm nay mới biết là Bố lê Dồ
Ghét nhất Thím Đờm hát nhạc vàng.

She hát nhạc rừng đấy chứ, toàn thấy hú hét...

  • 29

    không gọi là bô lế dồ thì còn lâu cục nghệ thụt bỉu dĩn mới cho bỉu dĩn cụ ạ

Như vậy là lách luật còn gì?

  • 30

    Vậy tóm lại là nhạc của miền Nam giai đoạn chống Mỹ gọi là nhạc vàng. Còn nhạc bolero là điệu nhạc du nhập từ nước ngoài vào, tương tự như điệu rumba, điệu tango, điệu chachacha. Cụ nào thích nghe nhạc bass mạnh thì youtube điệu rumba là thấy.

Miền nam khi đó có nhiều dòng nhạc. Như nhạc của Phạm Duy hay Ngô Thuỵ Miên đâu có xếp vào loại nhạc vàng.

  • 31

F kun

[Tịch thu bằng lái]

Gọi bô le dô cho nó sang mồm ấy mà. Như kiểu trước kia thì đánh gôn, còn giờ phải đi đánh gốp nó mới sang chảnh. Mặc dù bọn tây nó nghe cũng không hiểu gốp nó là cái ccc gì. Rặt một lũ trưởng giả học làm sang.

  • 32

Trước đây có nhiều bài hát được xếp vào loại nhạc vàng, hay nhạc sến. Nay thấy người ta công khai hát các loại nhạc đó trên TV và gọi đó là nhạc Bolero. Cụ nào thạo về nhạc phân tích giúp em xem nhạc Bolero và nhạc vàng có khác nhau gì không? Hay chỉ là một cách đổi tên để lách luật?

Khác nhau ở chỗ là nhạc bolero ngày nay được biểu diễn, lưu hành là những tác phẩm nhạc vàng được phê duyệt cho phép sau khi xét thấy ca từ không có gì bị coi là "*********".

  • 33

Trước đây có nhiều bài hát được xếp vào loại nhạc vàng, hay nhạc sến. Nay thấy người ta công khai hát các loại nhạc đó trên TV và gọi đó là nhạc Bolero. Cụ nào thạo về nhạc phân tích giúp em xem nhạc Bolero và nhạc vàng có khác nhau gì không? Hay chỉ là một cách đổi tên để lách luật?

Phân tích về nhạc vàng và Bolero thì các cụ nghe Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng vỡ ra được nhiều điều

  • 34

Tai sao gọi là nhạc vàng nhạc đỏ các cụ nhỉ?

  • 35

Thì khác gì nhạc đỏ với nhạc cách mạng thôi mà.

  • 36

Bolero không phải Nhạc vàng, và ngược lại. Không phải giai điệu Bolero nào cũng là Nhạc vàng. Không phải Nhạc vàng chỉ dùng giai điệu Bolero.

  • 37

Gọi là nhạc vàng có phải vì nó gắn với cờ vàng ko các cụ.

  • 38

Bài Miền Trung nhớ Bác cũng hay chơi theo điệu Bolero.

  • 39

Em nghe các cụ bảo là ngày xưa thì phân ra nhạc vàng và nhạc đỏ. Nhạc vàng là của các bác cờ vàng ba sọc, còn nhạc đỏ là nhạc của quân cách mạng.

  • 40

2 cái khác nhau, Bolero là dòng nhạc còn nhạc vàng là nhạc sáng tác theo phong cách bolero nhưng ở phía bên kia vĩ tuyến 17, còn bên ngược lại là nhạc đỏ, nói nôm na thế cho dễ hiểu.

Cho em xin bổ sung thêm vào ý kiến của cụ một chút. Có lần em đọc được một bài viết, đại loại là người ta tự nhận hết nhạc ở miền nam trước năm 1975 vào một từ chung là nhạc vàng, cũng có nhiều anh cứ nghe bolero là cho rằng đó là nhạc vàng, nhưng thật ra nhạc vàng là có nguồn gốc từ nước Pháp, mùa thu bên bờ Sông Seine có lá vàng rụng nhiều, cảnh sắc cũng chậm và buồn, người ta chậm bước đi dạo bên bờ sông ... các nhạc sĩ lấy phông nền đó làm cảm hứng để sáng tác những bản nhạc có tiết tấu, giai điệu chậm như slow, boston... đó là nhạc vàng, sau đó dòng nhạc đó theo chân người Pháp du nhập vào nước ta vào những năm 1930 của thế kỷ trước và hình thành nền nhạc mới, mà ta hay gọi là nhạc tiền chiến, sau này do hoàn cảnh lịch sử nên phong cách nhạc tiền chiến không sử dụng ở miền bắc...

Chủ đề