Nguyên nhân chính tạo ra các dòng biển là gì?

Dòng biển hay hải lưu là sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất. Nguyên nhân chính khiến dòng biển xuất hiện là gió. Các loại gió thổi đều đặn và thường xuyên theo một hướng nhất định như gió Mậu dịch hay gió Tây ôn đới... hình thành nên các dòng biển trong đại dương. Do nhiệt độ, độ mặn chênh lệch cùng với tỉ trọng giữa các khối nước biển khác nhau mà tạo ra các dòng biển khác nhau. 

Các dòng biển (hải lưu) có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng nghìn kilomet.Chúng có tầm quan trọng trong việc xác định khí hậu lục địa, đặc biệt ở các vùng ven biển. Chẳng hạn như quần đảo Hawaii, với khí hậu cận nhiệt đới, vùng này sẽ có khí hậu mát mẻ hơn so với các khu vực có cùng vĩ độ bởi dòng hảo lưu California tạo ra.

Các dòng biển bề mặt lưu thông chủ yếu nhờ gió, ở bắc bán cầu chúng thường chuyển động theo hình xoắn ốc theo cùng chiều kim đồng hồ, còn nam bán cầu ngược lại do hiệu ứng Coriolis. Tuy nhiên, trong một số dòng hải lưu lưu thông bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra môt góc nào đó so với hướng gió. 

Các dòng biển sâu lưu thông bởi các độ chênh lệch về nhiệt độ và mật độ. Một số dòng chảy hải lưu sâu nằm dưới đáy đại dương còn được gọi là "băng tải đại dương" do sự luân chuyển nhiệt muối. Do chúng chảy sâu dưới đáy biển nên con người rất khó phát hiện, chính vì thế chúng được gọi là các con sông ngầm dưới đáy đại dương. Đối với các sinh vật, dòng hải lưu có vai trò quan trọng trong quá trình phân tán và di cư. Hơn nữa, những dòng chảy này làm tăng sự trao đổi nước, độ muối, phân bố lại nhiệt độ... ảnh hưởng tới tuần hoàn nước trong các đại dương cũng như hoàn lưu khí quyển và khí hậu trên thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia gần biển.

 

2. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh

Trên thế giới có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh nên được gọi là hải lưu lạnh. Ngược lại, khi nước từ vùng biển nóng chảy sang vùng biển lạnh sẽ khiến cho nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh nên được gọi là dòng biển nóng.

Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai bên xích đạo, chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. Các dòng biển lạnh thường xuất hiện ở khu vực gần bờ đông của đại dương, từ vĩ độ trung bình 30 - 400 chảy về hướng xích đạo, hoà cùng với dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu trên biển.

Ở Bắc bán cầu, các dòng hải lưu chảy theo chiều kim đồng hồ và nam bán cầu chảy ngược lại.Ngoài ra, tại bắc bán cầu còn có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ tây các đại dương chảy hướng về xích đạo. Còn ở những vùng xuất hiện gió màu, các dòng hải lưu biến đổi chiều theo gió mùa. Các dòng biển nóng và lạnh thường chảy đối xứng nhau qua hai bờ đại dương. 

Các dòng biển có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành của khí hậu do chúng có thể truyền nhiệt cao của nước biển so với không khí, các dòng biển nóng và lạnh góp phần điều tiết sự chênh lệch giữa nhiệt độ các vĩ độ thấp - cao của đại dương. Ven biển nơi mà có các dòng biển nóng chảy qua khiến cho nước bốc hơi tạo ra khí ẩm nên dẫn đến mưa nhiều. Còn những nơi dòng biển lạnh đi qua nước khó bốc hơi nên lượng mưa rất ít, thậm chí không mưa. Bên cạnh đó, chúng còn có tác động rất lớn đến lượng mưa, độ ẩm, sinh vật dưới biển... những nơi nó chảy qua. Chẳng hạn như cung cấp thức ăn cho các loài hải sản, thuỷ sản bằng hình thức vận chuyển sinh vật phù du. Chính vì thế, những nơi các hải lưu chảy qua thường có lợi cho các ngư dân đánh bắt hải sản.

 

3. So sánh dòng biển nóng và dòng biển lạnh

- Giống nhau: nguyên nhân sinh ra hai dòng biển này đều là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, gió Tây ôn đới...

- Khác nhau:

+ Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh nên được gọi là dòng biển lạnh (hải lưu lạnh). Trong khi đó, dòng biển nóng (hải lưu nóng) là dòng biển mà nước chảy từ vùng biển nóng sang vùng biển lạnh, khiến nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh.

+ Các dòng biển lạnh thường xuát hiện ở khu vực gần bờ đông của đại dương, từ vĩ độ trung bình 30 - 400 chảy về hướng xích đạo. Còn dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai bên xích đạo, chảy theo hướng tây gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

+ Khí hậu ở vùng đất ven biển nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì sẽ lạnh, khô và mưa ít. Ngược lại, khí hậu ở vùng đất ven biển nơi có dòng biển nóng chảy qua thì sẽ ẩm và mưa nhiều.

 

4. Hướng chảy của các dòng biển

Vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Bắc

- Ở Đại Tây Dương:

+ Dòng biển lạnh Gron - len chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến

+ Dòng biển nóng Gơn - xrim chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ

+ Dòng biển nóng Guy - an chảy từ Bắc xích đạo lên 300B

- Ở Thái Bình Dương:

+ Dòng biển lạnh California chảy từ 400B chảy về xích đạo

+ Dòng biển nóng Cư - rô - si - ô chảy từ xích đạo lên Đông Bắc

+ Dòng biển nóng Alaxca chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.

Vị trí hướng chảy của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở nửa cầu Nam

- Ở Đại Tây Dương:

+ Dòng biển lạnh Ben - ghê - la chảy từ phía Nam lên xích đạo

+ Dòng biển nóng Braxin chảy từ xích đạo về phía Nam

- Ở Thái Bình Dương

+ Dòng biển lạnh Pê - ru chảy từ phía Nam lên xích đạo

+ Dòng biển nóng Đông Úc chảy từ xích đạo về hướng Đông Nam

So sánh và nhận xét:

- Các dòng biển lạnh ở hai bán cầu xuất phát ở vùng có vĩ độ cao và chảy về vùng có vĩ độ thấp. Ở Bắc bán cầu, dòng biển lạnh xuất phát từ cực rồi men theo bờ Tây các đại dương chảy hướng về xích đạo. 

- Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vùng có vĩ độ thấp rồi chảy theo hướng Tây khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy lên vùng có vĩ độ cao.

- Khi dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau sẽ hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu

- Dòng biển nóng và dòng biển lạnh sẽ đối xứng nhau qua bờ đại dương

- Ở những vùng có gió mùa thì dòng biển sẽ đổi chiều theo mùa

Qua bài viết chúng ta đã được biết thêm các kiến thức hữu ích về dòng biển và dòng biển nóng, dòng biển lạnh cũng như sự khác nhau giữa chúng. Sau đây sẽ là câu hỏi để củng cố kiến thức.

 

5. Dòng biển nóng hay lạnh phụ thuộc vào?

A. Nhiệt độ nóng hay lạnh của không khí nơi dòng biển đi qua

B. Sự thay đổi của nhiệt độ nước biển theo mùa nóng và lạnh

C. Nhiệt độ của nước trong dòng biển so với nhiệt độ của nước biển xung quanh

D. Sự đóng băng hay băng tan của nước biển xung quanh.

Đáp án: Dòng biển nóng hay lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ nóng hay lạnh của không khí nơi dòng biển đi qua, ở những nơi có dòng biển nóng đi qua thì nước biển dễ bay hơi tạo thành mây và gây mưa cho những khu vực gần đó, khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa. Vậy đáp án của câu hỏi trên là đáp án A. 

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn!

Đâu là nguyên nhân tạo ra các dòng biển?

Dòng biển hay hải lưu chính sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ các nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất. Theo đó, sự hình thành của các dòng biển trong đại dương kết hợp với các yếu tố về nhiệt độ, độ mặn và tỷ trọng giữa các khối nước biển khác nhau đã tạo ra dòng biển khác nhau.

Các dòng biển là gì?

Hải lưu hay dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các hải lưu có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét.

Các dòng biển nóng thường xuất phát từ đâu?

Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai bên xích đạo, chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. Các dòng biển lạnh thường xuất hiện ở khu vực gần bờ đông của đại dương, từ vĩ độ trung bình 30 - 400 chảy về hướng xích đạo, hòa cùng dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu trên biển.

Dòng biển nóng thường gây ra hậu quả gì?

- Các dòng biển chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua. + Ở những nơi có dòng biển nóng đi qua thì nước biển dễ bay hơi (do nhiệt độ nước biển cao) tạo thành mây và gây mưa cho những khu vực gần đó ⟶ khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa.