Người tiêu dùng thông minh là gì

(TN&MT) - Tiêu dùng xanh, tiêu dùng thông minh đang ngày càng được đề cập và dự báo trở thành xu thế bắt buộc trong điều kiện biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự sống còn của Trái đất.

Trong đó nguyên nhân lớn được cho gây ra từ nhu cầu tiêu thụ của con người, đặt ra sự bắt buộc chuyển dịch phương thức tiêu dùng để làm chậm lại mối nguy. Tuy nhiên, sự vận hành không thể đến từ một phía, bởi tiêu dùng - sản xuất, sản xuất - tiêu dùng có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Có cầu ắt có cung, nhưng đôi khi cung chưa hẳn đáp ứng cầu. Trong sự lẫn lộn vàng thau các giá trị xanh, bắt buộc người tiêu dùng phải là một người tiêu dùng thông minh để lựa chọn sản phẩm xanh thực sự.

Tiêu dùng xanh, hiểu nôm na là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên. Còn sản phẩm xanh là các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, hữu cơ, hoặc thành phần ít gây hại môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, sản phẩm còn có thể bao gồm các yếu tố như quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất độc hại, hoặc những sản phẩm đó giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng…

Trong một khảo sát, 80% trong số người được hỏi cho biết, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết sạch và xanh, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Con số này tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xanh trong khi nguồn cung, nhất là ngành hàng thực phẩm có sự bấp bênh, thay bằng thúc đẩy sản xuất và phát triển thương hiệu bằng các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và bền vững thì một số cơ sở sản xuất, kinh doanh lại… đội mũ xanh cho hàng nhái. Người tiêu dùng mới đây được một phen ngã ngửa trước sản phẩm thịt bò và rau sạch không phải từ cơ sở sản xuất sạch.

Hiện nay, bước chân vào siêu thị, nhãn hữu cơ trong nước, nhãn hữu cơ nhập khẩu nhan nhản, tràn lan, ít có tiêu chí rạch ròi cho sự phân biệt, cạnh tranh. Có cảm giác người tiêu dùng đang bước chân vào chợ hơn là vào một siêu thị xanh.

Đối với các thiết bị điện, hiện tại có tiêu chí để khách hàng chọn lựa - so sánh giá. Khá nhiều khách hàng quan tâm tới công nghệ tiết kiệm điện của một số thiết bị. Thế nhưng, vẫn len lỏi trong số đó những sản phẩm chỉ thực sự “xanh trên quảng cáo”.

Trong sự nhập nhằng ấy, để lựa chọn tiêu dùng xanh đã là một khó khăn trong điều kiện kinh tế chi phối giá thành sản phẩm xanh, còn một vấn đề đặt ra, đó là, khi người tiêu dùng có đủ tiềm năng kinh tế để quyết định lựa chọn tiêu dùng xanh thì nguồn cung lại chưa hoàn toàn đáp ứng một cách đường hoàng và đầy đủ, khiến đôi khi, dù có tiền nhưng người tiêu dùng vẫn phải đứng trước sự đắn đo liệu đồng tiền mình bỏ ra có thực sự giá trị và phục vụ cho mục tiêu xanh. Rõ ràng, sự băn khoăn này bắt buộc người tiêu dùng phải thông minh mới tránh được đầu tư lãng phí.

Đúng là, để tiêu dùng bền vững không quá khó. Cái khó nhất là xác định đâu là cánh cửa đúng đắn trên con đường lựa chọn sản phẩm xanh.

Trong khi đó, Việt Nam chưa có những quy định riêng biệt hay công cụ điều chỉnh đủ mạnh để điều chỉnh hành vi tiêu dùng, sản xuất. Chúng ta cũng chưa có tiềm lực toàn diện để khuyến khích sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh; phát triển ngành nghề, lĩnh vực áp dụng công nghệ sạch; đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh. Những mô hình doanh nghiệp xanh cũng chưa hoàn toàn bao phủ và việc hỗ trợ giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng đối với sản phẩm này vẫn là một bài toán khó. Vì thế, người mua vẫn phải đắn đo chứ không hoàn toàn vô tư đặt niềm tin.

Ngày này, nhiều siêu thị bày bán các loại trái cây, rau củ được chia tách từng phần nhỏ cụ thể thay vì để nguyên vẹn như chợ truyền thống. Nhưng phương thức chia tách sản phẩm như này sẽ không giữ chất lượng sản phẩm tốt. Cho nên cách tốt nhất khi đi mua hàng hóa là bạn nên chọn sản phẩm còn nguyên.

Sử dụng phiếu giảm giá hoặc phiếu thưởng

(Ảnh: Depositphotos)

Thay vì thanh toán các hóa đơn bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, bạn hãy thử đăng ký chương trình khách hàng thân thiết hoặc tích điểm để thanh toán được kèm theo các phiếu khuyến mãi hay phần thưởng. Chẳng hạn mọi người được uống cà phê miễn phí khi mua hàng với phương thức quẹt thẻ tín dụng.

Kiểm tra hóa đơn sau khi thanh toán

(Ảnh: East News)

Máy tính tiền ở các quầy hàng không phải là những cỗ máy hoàn hảo. Một cuộc khảo sát ước tính thế giới đã thiệt hại 2,5 tỷ đô mỗi năm do sai sót về kỹ thuật máy trong khâu thanh toán. Chúng ta không thể biết khi nào sẽ xảy ra các lỗi này nên mỗi người cần phải kiểm tra hóa đơn kỹ lưỡng trước khi ra khỏi cửa hàng.

Tránh mua sắm vào những ngày lễ lớn

(Ảnh: Depositphotos)

Mọi người thường có xu hướng dành thời gian mua sắm vào những ngày lễ lớn. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt hàng và giá cả hàng hóa tăng cao vào thời điểm đó. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên lên kế hoạch mua sắm sớm hơn kỳ nghỉ lễ tầm 1-2 tháng. Từ đó, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để chen chúc mua sắm.

Liệt kê trước với những món đồ cần mua

(Ảnh: East News)

Khi đi mua sắm, bạn thường đối diện với rất nhiều mặt hàng đa dạng. Điều này có thể khiến bạn mất đi sự tập trung vào những món hàng cần mua. Chẳng hạn thay vì mua dầu gội, bạn lại bị hấp dẫn bởi những mặt hàng yêu thích như kem, soda hay đồ trang điểm. Vì vậy, bạn nên liệt kê một danh sách những món hàng cần mua nhằm tránh những trường hợp thiếu hàng.

Mua sắm một mình

(Ảnh: East News)

Mua sắm đúng nghĩa là khi bạn chỉ cần tập trung vào giá cả và nhu cầu tiêu dùng của mình, mà không phải bận tâm đến những vấn đề phiền toái từ bạn bè hay trẻ con đi cùng. Nếu đi mua sắm một mình, bạn sẽ không bị họ làm phiền hoặc quên đi mục đích mua sắm như đã đề ra.

Ai là người tiêu dùng thông minh?

Người tiêu dùng thông minh là người biết trang bị cho mình cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin 1 cách hợp lý trong từng trường hợp tiêu dùng cụ thể dựa trên các quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng.

Tiêu dùng thông minh như thế nào?

Những cách trở thành người tiêu dùng thông minh.

Lập kế hoạch chi tiêu. ... .

Không mua theo phong trào. ... .

Kiểm kê đồ đạc thường xuyên. ... .

Đừng xoa dịu bản thân bằng mua sắm. ... .

Tránh mua vì ham rẻ ... .

Hạn chế tác động của quảng cáo..

Nếu em là người tiêu dùng em sẽ làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông minh?

11 cách để trở thành người tiêu dùng thông minh.

Xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng tháng cho gia đình. ... .

Lên danh sách đồ cần mua trước khi đi siêu thị ... .

Không mua đồ theo phong trào, do giá rẻ hoặc để khoe khoang. ... .

Không mua sắm theo cảm xúc. ... .

Đừng tin vào quảng cáo. ... .

Không chọn đồ đắt nhất, chỉ chọn đồ phù hợp..

Người tiêu dùng thông thái là gì?

Trong kinh doanh, chúng ta vẫn thường nghe nói “Hãy là một người tiêu dùng thông thái”. Ở đây thông thái có nghĩa là lựa chọn và đưa ra quyết định mua hàng hóa và dịch vụ một cách đúng đắn và phù hợp.

Chủ đề