Nghiên cứu khoa học trong nghề điều dưỡng là gì năm 2024

Nghiên cứu Điều dưỡng là một bộ phận của nghiên cứu y học. Mục đích nghiên cứu nhằm tạo ra các kiến thức mới và bằng chứng khoa học có độ tin cậy để cải tiến thực hành chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, ngành Điều dưỡng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tạo ra các kiến thức mới, các bằng chứng làm cơ sở đưa ra các hướng dẫn thực hành mang tính khoa học.

Ngành Điều dưỡng có bốn lĩnh vực rất cơ bản, đó là: Đào tạo Điều dưỡng, Thực hành Điều dưỡng, Quản lý Điều dưỡng và Nghiên cứu Điều dưỡng, trong đó nghiên cứu Điều dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng, tác động vào sự phát triển của các lĩnh vực đào tạo, thực hành, quản lý và tác động vào sự phát triển chung của ngành Điều dưỡng.

Nghiên cứu khoa học trong nghề điều dưỡng là gì năm 2024

Ngày nay Điều dưỡng đã trở thành một ngành học, có các trường Đại học Điều dưỡng và chương trình đào tạo sau đại học thì vai trò của nghiên cứu Điều dưỡng lại càng trở nên thiết yếu.

Nghiên cứu Điều dưỡng có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc. Những dịch vụ chăm sóc và kỹ thuật do người Điều dưỡng cung cấp liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người vì thế kiến thức và thực hành điều dưỡng phải có cơ sở khoa học vững chắc và chính xác. Thực hành dựa vào bằng chứng là trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức của người điều dưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận dịch vụ chăm sóc.

Nghiên cứu Điều dưỡng – Tăng cường giá trị nghề nghiệp: Theo quan niệm cũ Điều dưỡng là một nghề phụ thuộc, người điều dưỡng thực hành chăm sóc theo lệnh của bác sỹ. Ngày nay trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và áp dụng mới các thành tựu khoa học công nghệ vào y học ngày càng nhiều đòi hỏi người điều dưỡng phải nâng cao tính chuyên nghiệp.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng và hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ tế. Người điều dưỡng cần được khuyến khích làm nghiên cứu để phát triển kiến thức nghề nghiệp đồng thời chứng tỏ với xã hội rằng sự đóng góp của họ sẽ tạo ra sự khác biệt về sức khỏe của nhân dân. Như vậy, nghiên cứu điều dưỡng chẳng những góp phần tăng cường uy tín nghề nghiệp mà còn làm cho xã hội đánh giá đúng mức giá trị của các dịch vụ chăm sóc.

Nghiên cứu khoa học – Đảm bảo hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc: Một chương trình y tế được đánh giá hiệu quả khi nó mang lại nhiều lợi ích hơn mà chỉ sử dụng một lượng kinh phí nào đó, việc phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả của một dịch vụ chăm sóc.

Trước đây dưới thời bao cấp những người làm lâm sàng ít quan tâm tới yếu tố kinh tế trong y tế. Ngày nay, do chi phí trả cho dịch vụ y tế ngày càng cao làm cho các nhà quản lý y tế và người bệnh quan tâm ngày càng nhiều tới chi phí cho các loại dịch vụ y tế mà họ nhận được. Hơn nữa, hệ thống bệnh viện đang chuyển dịch tiến tới tự chủ về tài chính đặt ra yêu cầu không phải chỉ đối với người quản lý bệnh viện mà cả thầy thuốc và điều dưỡng lâm sàng cũng phải quan tâm tới vấn đề chi phí. Giảm một đồng chi phí tức là tăng thêm một đồng lợi nhuận đóng góp vào công quỹ của bệnh viện hoặc để hỗ trợ người nghèo. Chính vì vậy mà điều dưỡng cần phải chứng tỏ giá trị dịch vụ của mình thông qua việc phân tích hiệu quả chi phí.

Các giải pháp tăng cường nghiên cứu điều dưỡng:

- Tổ chức đào tạo về phương pháp nghiên cứu điều dưỡng: mở các lớp học ngắn hạn tại bệnh viện cho điều dưỡng viên có cơ hội tiếp cận đến những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu.

- Khuyến khích và thúc đẩy điều dưỡng viên làm nghiên cứu.

- Thực hiện chiến lược nghiên cứu bằng cách cùng phối hợp với các thầy thuốc.

- Thực hành dựa vào bằng chứng: điều dưỡng viên được khuyến khích áp dụng những kết quả nghiên cứu vào thực hành và đưa ra các bằng chứng cải thiện thực hành điều dưỡng lâm sàng.

- Tăng cường phổ biến kết quả nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu nhanh chóng, rộng rãi.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học tại bệnh viện và tạo điều kiện cho điều dưỡng viên được tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học điều dưỡng ở các bệnh viện bạn, các tỉnh, cấp và quốc gia. Đây cũng là giải pháp quan trọng để phổ biến các kết quả nghiên cứu và khuyến khích áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực hành.

Ngoài việc chăm sóc người bệnh, đội ngũ điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương luôn được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học để tìm ra nhiều sáng kiến mang tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhi. Với mong muốn hỗ trợ, bồi dưỡng kiến thức về nghiên cứu khoa học cho điều dưỡng trong Bệnh viện, ngày 28/3 vừa qua, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương đã phối hợp với Phòng Điều dưỡng tổ chức “Lớp tập huấn viết đề cương nghiên cứu khoa học”.

Nghiên cứu khoa học trong nghề điều dưỡng là gì năm 2024

Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong thời gian từ ngày 28/3 – 27/04/2023

Điều dưỡng là một lực lượng có vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu của ngành Y tế về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cũng như đổi mới phong cách, thái độ phục vụ. Trong lĩnh vực chăm sóc Nhi khoa, người điều dưỡng có sứ mệnh đặc biệt là thực hiện chăm sóc kép cả người bệnh và người nhà người bệnh, đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ và chính xác cao; có năng lực đáp ứng và ứng biến với các cung bậc cảm xúc, tâm sinh lý khác nhau của trẻ em. Vì thế, nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng, giúp đội ngũ điều dưỡng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế công việc, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Phát biểu khai mạc Lớp tập huấn huấn viết đề cương nghiên cứu khoa học, TS. Nguyễn Thị Trang Nhung – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng: “Về nguyên lý chung, nghiên cứu khoa học sẽ tuân theo các bước cơ bản, nhưng với ngành điều dưỡng thì có đặc thù nghiên cứu hơi khác một chút. Vì vậy, trong các buổi học, chúng tôi sẽ tập trung vào các quy trình thực hiện cụ thể để điều dưỡng có thể tự thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học của mình”.

Theo TS Nguyễn Thị Trang Nhung, bộ phận điều dưỡng là mắt xích rất quan trọng của cơ sở, là những người rất sát sườn với bệnh nhân, vì thế các đề tài nghiên cứu sẽ là những đề tài không xa lạ, phục vụ ngay quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học trong nghề điều dưỡng là gì năm 2024

TS. Nguyễn Thị Trang Nhung – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu và động viên tinh thần các học viên của khóa đào tạo

Việc nắm vững kiến thức, kĩ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ giúp hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện và viết báo cáo đề tài cấp cơ sở. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học cũng là kĩ năng cần thiết giúp điều dưỡng tự học hỏi và nắm bắt kiến thức mới thông qua đọc các bài báo nghiên cứu trong nước và quốc tế cũng như đánh giá các bằng chứng khoa học trong thực hành y tế.

Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong 10 buổi, bao gồm cả lý thuyết và thực hành, được giảng dạy bằng phong cách hiện đại với nhiều minh họa cụ thể, cung cấp cho học viên các kiến thức vô cùng hữu ích về: Giới thiệu cấu trúc đề cương nghiên cứu; Phương pháp tìm kiếm và lưu giữ tài liệu, trích dẫn tài liệu sử dụng zotero; Thiết kế nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu và Cỡ mẫu; Phương pháp thu thập số liệu; Biến số và chỉ số đánh giá; Tạo bộ câu hỏi bằng Kototooolbox; Quản lý số liệu và giới thiệu đại lượng thống kê; Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học; Trình bày chi tiết trong thuyết minh đề cương đề tài các cấp. Trong đó, nội dung Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học được các giảng viên lớp học nhấn mạnh.

Sau chương trình học, học viên sẽ được chia nhóm thực hành xây dựng đề cương sơ bộ cho một vài đề tài nghiên cứu khoa học và bài báo khoa học dưới sự hướng dẫn, giám sát của giảng viên.

Nghiên cứu khoa học trong nghề điều dưỡng là gì năm 2024

Nhiều bài giảng hữu ích được các giảng viên truyền đạt rất tâm huyết để cung cấp kiến thức cho học viên

Buổi học đầu tiên diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng, các học viên đều đưa ra những đánh giá cao về khối lượng kiến thức, tính ứng dụng, hữu ích của các bài giảng.

“Thông qua các lớp học thiết thực về nghiên cứu khoa học này, những người điều dưỡng như chúng tôi sẽ có cái nhìn khoa học hơn về cách sắp xếp công việc, cách nhìn nhận các phương pháp chăm sóc người bệnh. Đặc biệt, khi biết bắt tay vào làm nghiên cứu, sẽ đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp chăm sóc, tăng tính sáng tạo và chủ động tìm ra những giải pháp tốt nhất cho người bệnh về cả mặt chăm sóc, tư vấn, giáo dục sức khỏe, tâm lý” – ThS Ngô Thị Thanh Hoa – Điều dưỡng trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ sau buổi học.

Nghiên cứu khoa học trong nghề điều dưỡng là gì năm 2024

Học viên tham gia học tập với tinh thần hào hứng, sôi nổi và nghiêm túc

Các giảng viên cũng bày tỏ sự kỳ vọng rằng sau khi khóa tập huấn kết thúc, các điều dưỡng có thể tự tin thực hiện nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế công việc, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Nghiên cứu khoa học trọng điều dưỡng là gì?

Nghiên cứu điều dưỡng là môn học về các phương pháp quan sát, can thiệp, diễn giải và trình bày kết quả một cách khách quan, chính xác và hệ thống.

Tại sao người ta lại làm nghiên cứu khoa học?

Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao kiến thức bằng cách khám phá những hiểu biết mới. Thông qua quá trình điều tra nghiêm ngặt, các nhà khoa học có thể mở rộng hiểu biết của chúng ta về các hiện tượng khác nhau, cho dù đó là trong lĩnh vực y học, công nghệ hay khoa học xã hội.

Điều dưỡng đa khoa lấy bao nhiêu điểm?

Điều dưỡng là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất vào Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2022 với 19,5 điểm - phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trường Đại học Y Dược TPHCM năm 2022 lấy điểm chuẩn ngành Điều dưỡng là 20,3 với tổ hợp B00, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì?

Mục đích nghiên cứu khoa học − Giúp sinh viên củng cố, tổng hợp và nâng cao kiến thức đã học, tiếp cận và biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để sinh viên đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra.