Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán năm 2024

- Phần A của Chuẩn mực áp dụng cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên.

- Phần B của Chuẩn mực áp dụng cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

- Phần C của Chuẩn mực áp dụng cho người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán năm 2024
Toàn văn Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

2. Nguyên tắc đạo đức cơ bản của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau:

- Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;

- Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;

- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;

- Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;

- Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

3. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán là gì?

- Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.

- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

- Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Nghề kế toán, kiểm toán là những ngành nghề đặc thù phải tuân theo những quy định, chuẩn mực nhất định. Một trong số đó là những quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Rồng Việt sẽ giúp bạn nắm vững những chuẩn mực đạo đức qua bài viết dưới đây nhé!

Các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Ở Việt Nam, quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong thông tư số 70/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

1. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp về tính chính trực

Nguyên tắc này yêu cầu tất cả các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn của minh. Tính chính trực cũng yêu cầu việc hành xử một cách công bằng và đáng tin cậy

2. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp về tính khách quan

Nguyên tắc về tính khách quan yêu cầu tất cả các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không để sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng không hợp lý của những đối tượng khác chi phối các xét đoán chuyên môn hay kinh doanh của mình.

3. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp về tính bảo mật

Kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được:

  • Tiết lộ các thông tin có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh ra ngoài công ty kế toán, kiểm toán hay doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải công bố theo quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn của tổ chức nghề nghiệp.
  • Sử dụng những thông tin mật có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh của mình để phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích của bên thứ ba.

Kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải duy trì việc bảo mật thông tin ngay cả trong môi trường ngoài công việc. Phải luôn luôn cảnh giác với rủi ro tiết lộ thông tin một cách không cố ý, đặc biệt là đối với các đối tác thân thiết trong công việc kinh doanh hoặc đối với thành viên có quan hệ gần gũi hoặc trực tiếp.

4. Nguyên tắc tư cách nghề nghiệp

Theo nguyên tắc này, kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan và tránh bất cứ hành vi nào mà họ biết hoặc cần phải biết sẽ làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Cụ thể, kế toán, kiểm toán viên không được:

  • Cường điệu về các dịch vụ mà họ có thể thực hiện, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân
  • Đưa ra các thông tin thất thiệt, làm mất uy tín hoặc so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác

5. Nguyên tắc về tính thận trọng

Sự thận trọng đòi hỏi kế toán, kiểm toán viên phải có trách nhiệm hành động phù hợp với yêu cầu của công việc một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời.

6. Nguyên tắc về năng lực chuyên môn

Nghề kế toán, kiểm toán là những nghề đặc thù đòi hỏi năng lực chuyên môn của những người thực hiện. Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đạt được năng lực chuyên môn
  • Giai đoạn duy trì năng lực chuyên môn

Việc duy trì năng lực chuyên môn đòi hỏi người làm nghề kế toán, kiểm toán phải nắm được những kiến thức mới nhất về kỹ thuật chuyên môn và ngành nghề kinh doanh có liên quan.

Việc cập nhật kiến thức chuyên môn giúp kế toán viên, kiểm toán viên phát triển và duy trì khả năng cung cấp dịch vụ đạt chất lượng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Như vậy, muốn theo đuổi ngành kế toán, kiểm toán nói chung các bạn không chỉ cần nâng cao năng lực chuyên môn mà còn phải nắm vững những quy tắc chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp.

Có bao nhiêu nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán?

7 nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp mà một kế toán, kiểm toán cần có đó là:.

Tính chính trực..

Tính độc lập..

Tính bảo mật..

Tính khách quan..

Thận trọng..

Tư cách nghề nghiệp..

Năng lực chuyên môn..

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp là gì?

“Đạo đức nghề nghiệp là tập hợp các nguyên tắc, giá trị và chuẩn mực đạo đức mà các cá nhân cần tuân thủ trong nghề nghiệp của mình.” Nó liên quan đến hành vi chuyên nghiệp, trách nhiệm và đạo đức trong quá trình thực hiện công việc.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì?

- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Tại sao hành nghề kế toán phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp?

Đạo đức nghề nghiệp kế toán giúp các kế toán viên luôn duy trì được thái độ nghề nghiệp đúng đắn, từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp. Việc nhận thức và hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp kế toán là vô cùng cần thiết đối với kế toán viên, đặc biệt là các bạn sinh viên kế toán.