Nghĩa chuyển của từ lệ hoa là gì năm 2024

Nghĩa chuyển của từ lệ hoa là gì năm 2024

60 BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 9

60 BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 9

Bài 1: Đọc hai câu thơ sau:

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!”

( Nguyễn Du, Truyện Kiều).

Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?

Vì sao?

Bài 1:

Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.

Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa,

vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi

nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển

Bài 2: Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

Bài 2:

Nhân hóa: Thuyền im- bến mỏi- nằm

Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến.

Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao

sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.

Bài 3:Xác định điệp ngữ trong bài cao dao

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.

Bài 3:

Điệp một từ: leo, cành, con kiến

Điệp một cụm từ: leo phải cành cụt, leo ra, leo vào.

Bài 4:Tìm các phép tu từ từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau:

  1. Gác kinh viện sách đôi nơi

Trong gang tấc lại gấp mười quan san (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  1. Còn trời còn nước còn non

Còn cụ bán rượu anh còn say sưa

Bài 4:

  1. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh,

rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư,

gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san.

Bằng lối nói quá, tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý

Kiều và Thúc Sinh

  1. Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa)

1