Người làm trong ngân hàng nhà nước gọi là gì năm 2024

Xin chào, tôi tên Gia Hy là sinh viên năm 3 ngành tài chính ngân hàng. Vừa qua khi được học về phân cấp quản lý công, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước thì có một số vấn đề vẫn chưa rõ lắm, nhờ các bạn hỗ trợ giúp, cụ thể: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý các chức danh nào? Cho tôi xin văn bản nào hỗ trợ luôn nhé. Cảm ơn các bạn. (0975**)

Căn cứ theo quy định tại về Quy chế phân cấp quản lý công, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc quản lý các chức danh:

  1. Chánh Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  1. Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục Phát hành và kho quỹ và Chi cục Công nghệ tin học.
  1. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc NHNN, trừ: Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Văn phòng đại diện), NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Chi nhánh), Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Kế toán trưởng các đơn vị: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng hợp tác xã, Nhà máy In tiền Quốc gia, Công ty Quản lý tài sản.

** Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm: Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Trưởng Văn phòng đại diện, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Học viện Ngân hàng, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh: Quản lý các chức danh lãnh đạo cấp Phòng, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị, trừ chức danh Chánh Thanh tra, giám sát Chi nhánh; Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc NHNN (trừ các đơn vị nêu tại khoản 3 Điều này): Quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị mình, trừ các chức danh diện Ban Cán sự Đảng và Thống đốc quản lý.

Trên đây là nội dung tư vấn về các chức danh mà Thống đốc Ngân hàng nhà nước quản lý. Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014.

Công chức chuyên ngành Ngân hàng có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không? - Câu hỏi của chị Nga (Đà Lạt)

Công chức chuyên ngành Ngân hàng có bao nhiêu chức danh?

Công chức chuyên ngành Ngân hàng được hiểu là công chức làm việc tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 14/2022/TT-NHNN về 05 chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng gồm:

- Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng (Mã số: 07.044)

- Kiểm soát viên chính ngân hàng (Mã số: 07.045)

- Kiểm soát viên ngân hàng (Mã số: 07.046)

- Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng (Mã số: 07.048)

- Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ (Mã số: 07.047)

Người làm trong ngân hàng nhà nước gọi là gì năm 2024

Từ 01/01/2023, công chức ngành Ngân hàng sẽ có bao nhiêu chức danh? Công chức chuyên ngành Ngân hàng có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không?

Công chức chuyên ngành Ngân hàng phải đáp ứng những tiêu chuẩn phẩm chất nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-NHNN về tiêu chuẩn về phẩm chất như sau:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trung thành với Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.

- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm , liêm chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức công vụ và trình độ, năng lực.

Công chức chuyên ngành Ngân hàng có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không?

- Đối với Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng:

Căn cứ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4 Điều 4 Thông tư 12/2019/TT-NHNN về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng thì yêu cầu:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT.

Tuy nhiên, tại điểm h khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN thì chỉ yêu cầu Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đối với Kiểm soát viên chính ngân hàng

Căn cứ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4 Điều 5 Thông tư 12/2019/TT-NHNN về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm soát viên chính ngân hàng thì yêu cầu:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT.

Tuy nhiên, tại điểm i khoản 3 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-NHNN thì chỉ yêu cầu Kiểm soát viên chính ngân hàng có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đối với Kiểm soát viên ngân hàng

Căn cứ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4 Điều 6 Thông tư 12/2019/TT-NHNN về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm soát viên ngân hàng thì yêu cầu:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT.

Tuy nhiên, tại điểm e khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN thì chỉ yêu cầu Kiểm soát viên ngân hàng có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đối với Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng

Căn cứ quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 7 và điểm b, điểm c khoản 4 Điều 8 Thông tư 12/2019/TT-NHNN về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng thì yêu cầu:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT.

Tuy nhiên, tại Điều 7 Thông tư 14/2022/TT-NHNN thì không yêu cầu trình độ ngoại ngữ và tin học đối với ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng.

- Đối với Kiếm ngân (Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ)

Căn cứ quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 9 Thông tư 12/2019/TT-NHNN về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm ngân ngân hàng thì yêu cầu:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT.

Tuy nhiên, tại Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-NHNN thì Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ là công chức thực hiện nhiệm vụ của công chức Kiểm ngân, đồng thời không yêu cầu trình độ ngoại ngữ và tin học đối với ngạch Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ.