Nghỉ ốm hưởng bhxh bao nhiêu ngày năm 2024

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) là một giấy tờ bắt buộc phải có để hưởng chế độ ốm đau. Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày? Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Hóa đơn điện tử Easyinvoice

Nghỉ ốm hưởng bhxh bao nhiêu ngày năm 2024

Nội dung bài viết

1. Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là gì?

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là loại giấy được cấp khi người lao động nghỉ ốm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nghỉ ốm nào cũng được cấp giấy chứng nhận.

Theo Khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở KCB đó;

Giấy được cấp phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Giấy được cấp phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

\>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Tra Cứu Quá Trình Đóng BHXH

2. Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?

Tại Phụ lục 7, Thông tư số 56/2017/TT-BYT đã hướng dẫn cụ thể cách ghi số ngày nghỉ trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

“Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội”.

Theo hướng dẫn trên thì thời hạn nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa được 180 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm trong trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia. Đối với các trường hợp còn lại là 30 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm.

\>>>>>>>>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Gộp Sổ BHXH

3. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH được cấp theo Mẫu quy định tại Phụ lục 7, Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017.

Nghỉ ốm hưởng bhxh bao nhiêu ngày năm 2024

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm. Giấy phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).

Quy định về cách ghi như sau: Góc trên bên trái ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở KCB (là số thứ tự khám do cơ sở KCB cấp). Trường hợp cơ sở KCB có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó. Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

\>>>>>>>>>>> Bài viết liên quan: Làm Sao Biết Sổ BHXH Đã Chốt Hay Chưa?

4. Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ khi ốm đau?

Nghỉ ốm hưởng bhxh bao nhiêu ngày năm 2024

Căn cứ Điều 26 Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau được nghỉ hưởng chế độ trong thời gian như sau:

Làm việc trong điều kiện bình thường:

  • Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 30 ngày/năm.
  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 60 ngày/năm.

Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 40 ngày/năm.
  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 50 ngày/năm.
  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 70 ngày/năm.

Trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày:

  • Tối đa 180 ngày.
  • Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ thêm tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến giấy nghỉ ốm hưởng BHXH và trả lời câu hỏi giấy nghỉ ốm hưởng bhxh tối đa bao nhiêu ngày. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn đọc.

\>>>>>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Rút BHXH 1 lần ở đâu?

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Người lao động được nghỉ ốm hưởng bảo hiểm tối đa bao nhiêu ngày?

Được nghỉ tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần). Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm chi trả tiền nghỉ ốm vào ngày nào?

Sau khi nhận được giấy tờ từ người lao động, phía công ty phải hoàn thiện hồ sơ gửi cho cơ quan BHXH trong 10 ngày. Sau đó, cơ quan BHXH sẽ giải quyết thủ tục và chi trả tiền chế độ trong 06 ngày làm việc tiếp theo.

Nghỉ ốm được hưởng bao nhiêu phần trăm lượng?

- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Nghỉ bao nhiêu ngày thì không phải đóng BHXH?

Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội”.