Nghị định 55 2023

Nghị định 55 2023

Nghị định 55 2023

Nghị định 55 2023

Nghị định 55 2023

Nghị định 55 2023

Nghị định 55 2023

Liên kết website

Chính phủ

Các Bộ, Ngành ở TW

Sở, Ban, Ngành

Hội - Đoàn thể

UBND các Huyện, Thị xã

Văn bản hợp nhất về Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định 55 2023
Nghị định 55 2023
Ngày cập nhật 09/07/2021

        Ngày 30/6/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BTNMT hợp nhất các văn bản sau:

        Nghị  định  số  155/2016/NĐ-CP   ngày  18/11/2016  của  Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2017, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2021.

        Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

        Việc hợp nhất các văn bản này nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật./.

Tập tin đính kèm:

T.Q.Anh - VP

Các tin khác

Xem tin theo ngày   
Nghị định 55 2023

Thống kê truy cập

Tổng truy cập 9.734.053

Truy cập hiện tại 1.213 khách

Thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo để đưa nguồn vốn đến với hàng nghìn hộ dân, doanh nghiệp, HTX đang có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó đã góp phần cùng các cấp, các ngành của tỉnh thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Là đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, hàng năm Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện gói tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đơn vị.

Trong đó, đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai Nghị định đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng. Chủ động nắm bắt nhu cầu về vốn và tập trung ưu tiên vốn vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn với cơ cấu hợp lý, giữ vững thị trường, thị phần cho vay.

Đồng thời, ký thỏa thuận và quy chế phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể để thực hiện chính sách tín dụng; tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với các quy định của pháp luật; nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đến hạn và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình, để chính sách cho vay nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả, cùng với những giải pháp trên, đơn vị đã cập nhật và áp dụng đầy đủ, kịp thời những bổ sung, sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ.

Gần nhất là Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ đã ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2018 với nhiều điểm mới như: Mở rộng đối tượng vay vốn, bổ sung thêm đối tượng chủ trang trại là cá nhân thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật và đáp ứng các tiêu chí kinh tế trang trại do cơ quan có thẩm quyền quy định. Nghị định cũng bãi bỏ quy định cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để giảm thủ tục hành chính trong quá trình xét duyệt, làm thủ tục cho vay.

Về mức vay, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình đã thực hiện nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo của cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.

Việc nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng này góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng khách hàng thiếu vốn sản xuất, kinh doanh và không có tài sản bảo đảm phải tìm đến các nguồn vốn khác như tín dụng đen.

Để khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao, các đối tượng khách hàng được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 70% giá trị của dự án, phương án. Đặc biệt, khách hàng được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới; bổ sung điều khoản Quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giúp các ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và tạo điều kiện cho khách hàng vay không có tài sản bảo đảm tổ chức tín dụng.

Theo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình, việc triển khai kịp thời những sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 cho vay các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tính đến hết tháng 8, dư nợ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 trên địa bàn tỉnh là 7.959 tỷ đồng với trên 37 nghìn khách hàng có dư nợ và đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu tập trung đầu tư cho vay chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh, cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn, cho vay phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

Nhờ đó, hàng nghìn hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX có vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tốt công tác giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn.

Bài, ảnh: Giáng Hương