Nghị định 100 nđ cp 2023

14:48, 14/10/2020

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã thêm vào quy định người đi xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị thổi nồng độ cồn như các loại xe máy và xe ô tô. Vậy nếu người đi xe đạp có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì bị xử lý thế nào?

  • Tăng mức phạt gấp 6 lần nếu mang tai nghe khi tham gia giao thông
  • Cần biết: Phạt đến 200.000 đồng khi đi bộ sai cách
  • Không xi nhan khi điều khiển xe máy ra vào vòng xuyến có bị phạt?

Nghị định 100 nđ cp 2023

Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Đi xe đạp vẫn bị thổi nồng độ cồn như thường (Ảnh minh họa)

Sẽ là điều dĩ nhiên nếu như xe máy, xe ô tô và các loại xe tương tự xe máy, xe ô tô khác bị thổi nồng đồ cồn, nhưng việc xử phạt người đi xe đạp (bao gồm xe đạp máy, xe đạp điện) và các loại xe thô sơ khác khi có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép lại là một quy định mới được ghi nhận tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019. Theo đó, nồng độ cồn và mức phạt được liệt kê tại bảng sau:

Nồng độ cồn

Số tiền phạt (đồng)

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

80.000 – 100.000

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

200.000 – 300.000

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

400.000 – 600.000

Đây chỉ là mức xử phạt hành chính, ngoài ra nếu hành vi vi phạm gây ra hậu quả làm chết người, làm tổn hại sức khỏe người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 10 năm theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

So với trước kia thì Nghị định 46/2016/NĐ-CP không hề có quy định này. Đây là một quy định mới được bổ sung vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP và sau khi Nghị định được ban hành đã xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Những ý kiến ủng hộ vấn đề này cho rằng: Đây là sự tiến bộ trong pháp luật giao thông đường bộ vì đã đồng nhất các hành vi vi phạm cho tất cả các loại phương tiện giao thông. Nghị định 46 trước đây đã không làm được điều này vì bỏ lọt hành vi vi phạm đối với người điều khiển xe đạp hoặc xe thô sơ khác. Cho dù là xe máy, xe ô tô hay xe đạp thì hành vi điều khiển xe sau khi uống rượu bia đều có thể gây ra hậu quả, đó có thể là gây thương tích cho chính mình hoặc gây tai nạn cho người khác. Việc xử phạt này là hợp lý vì người dân có thể đổ lỗi cho việc bị ép uống rượu bia, nhưng nếu đã quyết định lái xe sau khi uống đồ uống có cồn thì lại là sự lựa chọn có ý thức và họ sẽ phải chịu trách nhiệm vì lựa chọn này.

Trái ngược lại với quan điểm trên, những ý kiến không ủng hộ lại cho rằng: Ở nông thôn hay ở vùng sâu vùng xa, xe đạp vẫn là phương tiện di chuyển phổ biến. Tập quán uống rượu bia chúc mừng trong các lễ cưới, lễ hỏi, hay trong các cuộc họp làng bản vẫn tồn tại. Mà ở đó thì các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, hay xe ôm, taxi hầu như là không có, hoặc nếu có thì cũng rất ít, vả lại người dân cũng không đủ điều kiện để chi trả. Do đó, theo lẽ thường, họ vẫn tự đi xe đạp dù biết là nguy hiểm. Quy định này tuy rất thiết thực nhưng lại khó thực hiện trên thực tế.

Tóm lại, đây là một quy định đã được luật định và đã có hiệu lực thi hành cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Người điều khiển xe đạp cần nắm rõ quy định này và phải tự giác chấp hành để tránh bị phạt cũng như để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chính mình và cho người khác.

Phương Thanh

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

966 lượt xem

  • Từ khóa:
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Ngày 28/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tại điều 2 của Nghị định quy định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Quy định mới đã sửa đổi, điều chỉnh mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông.

Nghị định 100 nđ cp 2023

Lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường

1. Tăng gấp đôi mức phạt không đội mũ bảo hiểm

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng. Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định rõ hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, tăng gấp đôi so với Nghị định 100.

2. Phạt tối đa 12 triệu đồng nếu Giấy phép lái xe quá hạn

Tại Nghị định 123, việc sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) ô tô chia làm 2 mức. Trong đó, người sử dụng GPLX hết hạn dưới 3 tháng sẽ bị phạt 5-7 triệu đồng.

Người sử dụng giấy phép hết hạn trên 3 tháng, không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt 10-12 triệu đồng.

Nghị định cũng tăng mức xử phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng lên 1-2 triệu đồng đối với người lái xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mà không có GPLX hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép bị tẩy xóa. Cơ quan chức năng cũng tăng mức phạt từ 3-4 triệu đồng lên 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy trên 175 cm3, không có GPLX hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

3. Điều chỉnh mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm liên quan đến đường cao tốc

Nghị định cũng tăng mức xử phạt từ 3-5 triệu đồng lên 6-8 triệu đồng đối với hành vi không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc.

Tăng mức xử phạt từ 6-8 triệu đồng (tước GPLX 2-4 tháng) lên 10-12 triệu (tước GPLX 2-4 tháng) đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc”.

 Đối với hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc, điều chỉnh từ 5-7 triệu đồng lên 10-12 triệu đồng.

Đối với hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc, điều chỉnh từ 5-7 triệu đồng lên 10-12 triệu đồng.

4. Sửa đổi, điều chỉnh mức xử phạt của một số hành vi vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

- Điều chỉnh mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng (tước GPLX từ 1-3 tháng) lên 3-5 triệu đồng (tước GPLX 1-3 tháng) đối với người lái xe ô tô:

+ Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng;

+ Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;

- Điều chỉnh mức phạt từ 4- 6 triệu đồng (tước GPLX 1-3 tháng) lên 10 - 12 triệu đồng (tước GPLX 1-3 tháng) đối người lái xe ô tô:

+ Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

+ Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng).

- Điều chỉnh mức xử phạt từ 100-200 ngàn đồng lên 1-2 triệu đồng đối với người lái xe mô tô điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng, sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

- Điều chỉnh mức xử phạt từ 800 ngàn-1 triệu đồng lên 2-3 triệu đồng đối người lái xe mô tô:

+ Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

+ Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

5. Sửa đổi, điều chỉnh mức xử phạt một số hành vi vi phạm quy định điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

- Điều chỉnh mức xử phạt từ 800-1,2 triệu đồng lên 1-2 triệu  đồng đối với lái xe mô tô: Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp; GPLX bị tẩy xóa, sử dụng GPLX không hợp lệ.

- Điều chỉnh mức xử phạt từ 1,2 - 3 triệu đồng lên 2-4 triệu đồng đối với người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

- Điều chỉnh mức xử phạt từ 3-4 triệu đồng lên 4-5 triệu đồng đối với người lái xe mô tô >175cm3, xe mô tô ba bánh: Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; sử dụng GPLX không hợp lệ.

- Điều chỉnh mức xử phạt từ 4-6 triệu đồng lên 5-7 triệu đồng đối với người lái xe ô tô: Giấy phép hết hạn dưới 3 tháng, GPLX bị tẩy xóa, sử dụng GPLX không hợp lệ.

- Điều chỉnh mức xử phạt từ 4-6 triệu đồng lên 10-12 triệu đồng đối với người lái xe ô tô: Giấy phép hết hạn hơn 3 tháng, không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 Đan Thy