Ngày 29 tháng 10 năm 1929 đã đi vào lịch sử với tên gọi là gì?

Ngày thứ Năm đen tối (tiếng Anh: Black Thursday) là tên gọi được đặt cho Thứ Năm, ngày 24 tháng 10 năm 1929, khi các nhà đầu tư hoảng loạn do chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giảm 11% khi mở cửa với khối lượng vô cùng lớn.

Ngày 29 tháng 10 năm 1929 đã đi vào lịch sử với tên gọi là gì?

Hình minh họa. Nguồn: The Balance

Định nghĩa

Ngày thứ Năm đen tối trong tiếng Anh là Black Thursday

Ngày thứ Năm đen tối là tên gọi được đặt cho Thứ Năm, ngày 24 tháng 10 năm 1929, khi các nhà đầu tư hoảng loạn do chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giảm 11% khi mở cửa với khối lượng vô cùng lớn. Thứ Năm đen tối bắt đầu vụ sụp đổ Phố Wall năm 1929, kéo dài đến ngày 29 tháng 10 năm 1929.

Tác động

- Nhiều nhà đầu tư đã vay mượn hoặc tận dụng đòn bẩy để mua cổ phiếu. Vụ sụp đổ vào thứ Năm đen đã xóa sổ về tài chính dẫn đến thất bại của ngân hàng trên diện rộng. Ngày thứ Năm đen tối là chất xúc tác cuối cùng đưa nền kinh tế Hoa Kì vào một biến động kinh tế được gọi là Đại suy thoái những năm 1930.

- Trong những năm gần đây, "Ngày thứ Năm đen tối" đã có ý nghĩa tích cực hơn vì nó thường được sử dụng để mô tả ngày lễ Tạ ơn ở Hoa Kỳ. Nhiều nhà bán lẻ mở cửa vào tối Lễ Tạ ơn trong một nỗ lực để bắt đầu sự mua sắm điên cuồng của thứ Sáu đen tối.

Sự hình thành của ngày thứ Năm đen tối

- Ngay cả trước khi Sở giao dịch chứng khoán New York khai trương vào thứ Năm định mệnh năm 1929, các nhà đầu tư đã hoảng loạn. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 4,6% một ngày trước đó. Tiêu đề của Washington Post đã thốt lên rằng "Làn sóng bán tháo khổng lồ tạo ra sự hoảng loạn khi chứng khoán sụp đổ".

- Thị trường mở cửa vào ngày thứ Năm đen tối ở mức 305,85 - ngay lập tức giảm 11% giao dịch trong ngày. Thị trường chứng khoán đã giảm gần 20% kể từ mức đóng cửa kỉ lục - 381,2 vào ngày 3 tháng 9 năm 1929. Tệ hơn nữa, khối lượng giao dịch là 12,9 triệu cổ phiếu, gấp ba lần khối lượng giao dịch bình thường. 

- Ba ngân hàng hàng đầu tại thời điểm đó là Ngân hàng Morgan, Ngân hàng Quốc gia Chase và Ngân hàng Quốc gia Thành phố New York đã mua cổ phiếu để cố gắng khôi phục niềm tin vào thị trường. Chỉ số Dow Jones phục hồi một chút, đóng cửa giảm 2%, ở mức 299,47. Vào thứ Sáu, chỉ số Dow đóng cửa cao hơn, tại mức 301,22.

- Tuy nhiên, vào thứ Hai đen, giao dịch giảm xuống mức 260,64, điều này đã gây ra sự hoảng loạn hoàn toàn vào thứ Ba đen. Đến cuối ngày, chỉ số Dow Jones đã giảm xuống còn 230,07, mất thêm 12%.

- Sau vụ hỗn loạn, chỉ số Dow Jones tiếp tục trượt dài thêm ba năm nữa, chạm đáy vào ngày 8 tháng 7 năm 1932, tại mức 41,22. Chỉ số Dow Jones mất gần 90% giá trị kể từ mức cao vào ngày 3 tháng 9 năm 1929. Trên thực tế, nó đã không đạt được mức cao đó một lần nữa trong 25 năm, cho đến ngày 23 tháng 11 năm 1954.

(Tài liệu tham khảo: Black Thursday, Investopedia)

Minh Lan

Ngày 29/10/1929 đã đi vào lịch sử nước Mĩ với tên gọi

A. “ngày thứ sáu đen tối”.

B. “ngày chủ nhật đẫm máu”.

C. “ngày thứ hai đen tối”.

D. “ngày thứ ba đen tối”.

Ngày 29 tháng 10 năm 1929 đã đi vào lịch sử với tên gọi là gì?

Ngày 29 tháng 10 năm 1929 đã đi vào lịch sử với tên gọi là gì?

Nguồn: “Stock market crashes,” History.com (truy cập ngày 28/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1929, “ngày thứ Ba đen tối” đã ập xuống phố Wall khi các nhà đầu tư bán tháo đến 16.410.030 cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán New York chỉ trong một ngày. Hàng tỷ đô la bốc hơi, khiến hàng ngàn nhà đầu tư kiệt quệ. Các báo cáo cập nhật giá cổ phiếu bị đình trệ nhiều giờ liền do máy móc khi đó chưa thể xử lý nổi khối lượng giao dịch lớn đến như vậy. Sau ngày thứ Ba đen tối, Hoa Kỳ và các nước còn lại trong thế giới công nghiệp rơi vào vòng xoáy Đại suy thoái.

Trong những năm 1920, thị trường chứng khoán Mỹ trải qua một đợt mở rộng nhanh chóng và lên đến đỉnh điểm vào tháng 8 năm 1929, một giai đoạn đầu cơ điên rồ. Tới thời điểm đó, sản xuất đã giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, khiến giá cổ phiếu vượt quá giá trị thực. Trong số những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ của thị trường còn có mức lương thấp, nợ gia tăng, nền nông nghiệp yếu kém, và một lượng lớn nợ xấu của ngân hàng.

Giá cổ phiếu bắt đầu giảm trong tháng 9 và đầu tháng 10 năm 1929, và đến ngày 18 tháng 10 thì cơn sụp đổ xuất hiện. Tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư đã khiến họ bán tháo 12.894.650 cổ phiếu, một con số kỷ lục. Các công ty đầu tư và các ngân hàng hàng đầu đã cố gắng ổn định thị trường bằng cách mua vào nhiều khối chứng khoán lớn, khiến giá cổ phiếu tăng nhẹ vào thứ Sáu. Nhưng đến thứ Hai của tuần sau đó, cơn bão lại ập đến, khiến thị trường rơi tự do. Sau ngày thứ Hai đen tối là ngày thứ Ba đen tối, khi giá cổ phiếu sụp đổ hoàn toàn.

Sau ngày 29 tháng 10, giá cổ phiếu do đã chạm đáy nên bắt đầu có sự phục hồi đáng kể trong những tuần kế tiếp. Tuy nhiên, giá cả nói chung vẫn tiếp tục giảm do nước Mỹ đã chìm vào cơn Đại suy thoái, và đến năm 1932 thị trường cổ phiếu chỉ còn khoảng 20% giá trị so với mùa hè năm 1929. Cơn sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 tuy không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra Đại suy thoái, nhưng đã đẩy nhanh sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu mà trong đó bản thân nó cũng là một triệu chứng.

Đến năm 1933, gần một nửa số ngân hàng ở Mỹ đã phá sản, gần 15 triệu người thất nghiệp, tương đương 30% lực lượng lao động. Chỉ có Thế chiến II cùng sản lượng sản xuất vũ khí khổng lồ của Hoa Kỳ trong chiến tranh cuối cùng mới đưa được đất nước này ra khỏi cơn Suy thoái sau một thập niên thất bát.

Ảnh: Trang nhất tờ Brooklyn Daily Eagle đưa tin về cơn sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall trong “ngày Thứ năm đen tối,” 24 tháng 10 năm 1929.

Ngày 29 tháng 10 năm 1929 đã đi vào lịch sử với tên gọi là gì?
Đám đông tụ tập trên phố Wall sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall năm 1929, còn được gọi là vụ Đại Đổ Vỡ (tiếng Anh: Great Crash), là một sự đổ vỡ lớn của thị trường chứng khoán nước Mỹ vào cuối tháng 10 năm 1929. Sự kiện này khởi phát từ ngày 24 tháng 10 (còn được gọi là "ngày thứ Năm đen tối") và tiếp tục cho đến ngày 29 tháng 10 năm 1929 ("ngày thứ Ba đen tối"), khi mà giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán New York sụt giảm đột ngột.

Đây được coi là vụ sụp đổ thị trường chứng khoán tàn khốc nhất trong lịch sử Mỹ khi xem xét toàn bộ phạm vi tác động và hậu quả kéo dài.[1] Vụ đổ vỡ này xảy ra sau vụ sụp đổ của Sở giao dịch chứng khoán London bên Anh Quốc vào tháng 9 cùng năm, báo hiệu cho sự khởi đầu của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế kéo dài đến 12 năm, gây ảnh hưởng đến tất cả các nước công nghiệp phương Tây.[2]

Tham khảo

  1. ^ Bone, James. “The beginner's guide to stock markets”. The Times. London. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012. The most savage bear market of all time was the Wall Street Crash of 1929–1932, in which share prices fell by 89 per cent.
  2. ^ “Stock Market Crash of 1929”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.

Liên kết ngoài

  • Phim tài liệu của Mỹ về vụ Đại Đổ Vỡ năm 1929

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sụp_đổ_thị_trường_chứng_khoán_phố_Wall_năm_1929&oldid=68541869”