Ngành quản trị kinh doanh tiếng anh là gì năm 2024

Khoa quản trị kinh doanh là một phân ban hoặc một bộ phận trong một trường đại học hoặc cơ sở giáo dục chuyên về việc cung cấp giáo dục và đào tạo về quản trị kinh doanh. Khoa này thường cung cấp các chương trình học về các khía cạnh quản lý, kinh doanh và kỹ năng liên quan trong môi trường doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh là một ngành học rất phổ biến tại Việt Nam và các trường đại học tại nước ngoài. Đối với sinh viên, việc học kiến thức tiếng Anh chuyên ngành quản trị kinh doanh là vô cùng quan trọng để bổ trợ trong quá trình học tập và tìm kiếm việc làm. Bài viết này sẽ giới thiệu các từ vựng bao gồm các thuật ngữ trong chuyên ngành quản trị kinh doanh một cách cụ thể và cách để ứng dụng những từ vựng này.

Key takeaways

Chuyên ngành quản trị kinh doanh trong tiếng Anh được cấu tạo từ hai danh từ “Business” (phát âm: /ˈbɪz.nɪs/) - kinh doanh, doanh nghiệp và “Administration” (phát âm: /ədˌmɪn.ɪˈstreɪ.ʃən/) - quản lý, quản trị

  • Các chức vụ: Intern/ Trainee, Probation, Executive, Fresher, Junior, v.v.
  • Thành lập và vận hành một doanh nghiệp: business license, business plan, authority, v.v.
  • Bộ phận kinh doanh: sale, USP, customer service, v.v.
  • Bộ phận tài chính, kế toán: asset, liability, accounting, v.v.
  • Bộ phận marketing: advertising, campaign, promotion, v.v.
  • Bộ phận nhân sự: recuitment, candidate, vacancy, v.v.
  • Thuật ngữ và viết tắt: USP, B2B, B2C, v.v.

Ngành quản trị kinh doanh tiếng anh là gì năm 2024

Chuyên Ngành Quản trị kinh doanh tiếng Anh là gì?

Chuyên ngành quản trị kinh doanh trong tiếng Anh được cấu tạo từ hai danh từ “Business” (phát âm: /ˈbɪz.nɪs/) - kinh doanh, doanh nghiệp và “Administration” (phát âm: /ədˌmɪn.ɪˈstreɪ.ʃən/) - quản lý, quản trị. Như vậy, khi ghép lại, chuyên ngành Quản trị kinh doanh được gọi là “Business Administration”. Bằng cử nhân của chuyên ngành thường được gọi tắt là BBA (Bachelor of Business Administration). Tương tự như trên, bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh thường được nhắc đến với tên viết tắt là MBA (Master of Business Administration).

“Business Administration” được từ điển Cambridge giải nghĩa là “the study of the principles of running a business” (nghiên cứu về các quy tắc để vận hành một doanh nghiệp). Điều này có nghĩa đây là một chuyên ngành nhằm đào tạo các cấp quản lý và người vận hành của một doanh nghiệp, tổ chức về tất cả mọi mặt bao gồm hoạt động kinh doanh, tiền bạc, con người để đạt được sự hiệu quả và sinh lời. Chính vì bản chất này, chuyên ngành quản trị kinh doanh là một chuyên ngành rất rộng mở và bao trùm nhiều nhánh nhỏ và sâu rộng. Một sinh viên quản trị kinh doanh sẽ được học nhiều môn học bao gồm tài chính kế toán, marketing, nhân sự, kinh doanh và công nghệ. Dưới đây là những từ vựng trong các lĩnh vực cụ thể của quản trị kinh doanh.

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh về các chức vụ

Như đã được đề cập ở trên, Quản trị kinh doanh là một ngành rộng với nhiều chuyên ngành khác sau. Vì vậy ở đây, tác giả sẽ đề cập tới các chức vụ nói chung trong một công ty, có thể áp dụng với mọi phòng ban dù là marketing hay kinh doanh, tài chính.

Chức vụ

Phát âm

Ý nghĩa

Intern/ Trainee

/ɪnˈtɜːn/ - /ˌtreɪˈniː/

Thực tập sinh

Probation

/prəˈbeɪ.ʃən/

Thử việc

Executive

/ɪɡˈzek.jə.tɪv/

Nhân viên

Fresher

/ˈfreʃ.ər/

Nhân viên (kinh nghiệm < 6 tháng)

Junior

/ˈdʒuː.ni.ər/

Nhân viên (kinh nghiệm 6 tháng - 1 năm)

Senior

/ˈsiː.ni.ər/

Nhân viên (kinh nghiệm 2-3 năm)

Leader

/ˈliː.dər/

Quản lý, người dẫn đầu đội nhóm

Secretary

/ˈsek.rə.tər.i/

Thư ký

Assistant Manager

/əˈsɪs.tənt/ /ˈmæn.ɪ.dʒər/

Trợ lý giám đốc

Personal Assistant (PA)

/ˈpɜː.sən.əl/ /əˈsɪs.tənt/

Trợ lý cá nhân

Manager

/ˈmæn.ɪ.dʒər/

Quản lý

Representative

/ˌrep.rɪˈzen.tə.tɪv/

Người đại diện

Consultant

/kənˈsʌl.tənt/

Cố vấn

Regional Manager

/ˈmæn.ɪ.dʒər/

Giám đốc khu vực

Company Director

/ˈkʌm.pə.ni/ /daɪˈrek.tər/

Giám đốc công ty

Managing Director

/mæn.ɪdʒ.ɪŋ daɪˈrek.tər/

Giám đốc quản trị

Chairman

/ˈtʃeə.mən/

Chủ tịch

Chief

/ʧiːf/

Trưởng bộ phận

Clerk

/klɑːk/

Nhân viên văn phòng

Board of Directors

/bɔːd/ /ɒv/ /dɪˈrɛktəz/

Ban giám đốc

Chief Executive Officer

/ʧiːf/ /ɪɡˈzɛkjʊtɪv/ /ˈɒfɪsə/

Giám đốc điều hành

Chief Financial Officer

/ʧiːf/ /faɪˈnænʃəl/ /ˈɒfɪsə/

Giám đốc tài chính

Shareholders

/ˈʃeəˌhəʊldəz/

Cổ đông

Sales Assistant

/seɪlz/ /əˈsɪstənt/

Trợ lý bán hàng

Safety Officer

/ˈseɪfti/ /ˈɒfɪsə/

Cán bộ an toàn

Union Representative

/ˈjuːnjən/ /ˌrɛprɪˈzɛntətɪv/

Đại diện công đoàn

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh về thành lập và vận hành một doanh nghiệp

Bảng dưới đây liệt kê các từ vựng thông dụng về thành lập công ty và những từ vựng trong vận hành doanh nghiệp. Ngoài ra, phần 2.2 cũng đề cập đến những giấy tờ doanh nghiệp trong tiếng Anh.

Từ vựng

Phát âm

Ý nghĩa

Run a business

/rʌn/ /eɪ/ /ˈbɪz.nɪs/

Vận hành một doanh nghiệp

Start a business

/stɑːt/ /eɪ/ /ˈbɪz.nɪs/

Thành lập một doanh nghiệp

Start-up

/stɑːt/-/ʌp/

Công ty khởi nghiệp

Entrepreneurship

/ˌɒn.trə.prəˈnɜː.ʃɪp/

Sự khởi nghiệp

Business license

/ˈbɪz.nɪs/ /ˈlaɪ.səns/

Giấy phép kinh doanh

Business plan

/ˈbɪz.nɪs/ /plæn/

Kế hoạch kinh doanh

Authority

/ɔːˈθɒr.ə.ti/

Quyền hành

Enterprise = Firm = Company

/ˈen.tə.praɪz/ = /fɜːm/ = /ˈkʌm.pə.ni/

Công ty, doanh nghiệp

Management

/ˈmæn.ɪdʒ.mənt/

Sự quản lí

Business cycle

/ˈbɪz.nɪs/ /ˈsaɪ.kəl/

Chu kì doanh nghiệp

Business operation

/ˈbɪz.nɪs/ /ˌɒpərˈeɪʃən/

Vận hành doanh nghiệp

Business goals and objectives

/ˈbɪz.nɪs/ /ɡəʊlz/ - /əbˈdʒek.tɪvz/

Mục tiêu của doanh nghiệp

Business Entity

/ˈbɪz.nɪs/ /ˈen.tɪ.ti/

Chủ thể kinh doanh

Coordinate

/kəʊˈɔːdnɪt/

Điều phối

Schedule

/ˈʃɛdjuːl/

Lịch trình

Prioritize

/praɪˈɒrɪˌtaɪz/

ưu tiên

Motivate

/ˈməʊtɪveɪt/

Động viên

Collaborate

/kəˈlæbəreɪt/

Hợp tác

Supervise

/ˈsuːpəvaɪz/

Giám sát

Negotiate

/nɪˈɡəʊʃɪeɪt/

Thương lượng

Implement

/ˈɪmplɪmənt/

Thực hiện

Budget

/ˈbʌʤɪt/

Ngân sách

Facilitate

/fəˈsɪlɪteɪt/

Tạo điều kiện

Authorize

/ˈɔːθəraɪz/

Ủy quyền

Leadership

/ˈliːdəʃɪp/

Khả năng lãnh đạo

Entrepreneurship

/ˌɒntrəprəˈnɜːʃɪp/

Khởi nghiệp

Corporate Governance

/ˈkɔːpərɪt/ /ˈɡʌvənəns/

Quản trị doanh nghiệp

Business Development

/ˈbɪznɪs/ /dɪˈvɛləpmənt/

Phát triển kinh doanh

Strategic planning

/strəˈtiːʤɪk/ /ˈplænɪŋ/

Lập kế hoạch chiến lược

Finance

/faɪˈnæns/

Tài chính

Operations

/ˌɒpəˈreɪʃᵊnz/

Hoạt động

Organizational Structure

/ˌɔːɡənaɪˈzeɪʃᵊnᵊl/ /ˈstrʌkʧə/

Cơ cấu tổ chức

Bankruptcy

/ˈbæŋkrəptsi/

Phá sản

Sue

/sjuː/

Kiện

Insolvent

/ɪnˈsɒlvənt/

Vỡ nợ

Research and Development

/rɪˈsɜːʧ/ /ænd/ /dɪˈvɛləpmənt/

Nghiên cứu và phát triển

Currency

/ˈkʌrənsi/

Tiền tệ

Debt

/dɛt/

Món nợ

Debtors

/ˈdɛtəz/

Con nợ

Duty-free

/ˈdjuːtɪˈfriː/

Miễn thuế

Giấy tờ doanh nghiệp

Documentation by laws

/ˌdɒk.jə.menˈteɪ.ʃən/ /bai/ /lɔːz/

Tài liệu về quy tắc

Operating Agreement

/ˈɒp.ər.eɪ.tɪŋ/ /əˈɡriː.mənt/

Hợp đồng thỏa thuận điều hành

Non Disclosure Agreement

/nɒn dɪˈskləʊ.ʒər/ /əˈɡriː.mənt/

Hợp đồng bảo mật thông tin

Employment Agreement

/ɪmˈplɔɪ.mənt/ /əˈɡriː.mənt/

Hợp đồng làm việc

Business Insurance Document

/ɪnˈʃɔː.rəns/ /ˈbɪz.nɪs/ /ˈdɒk.jə.mənt/

Tài liệu bảo hiểm doanh nghiệp

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh về bộ phận kinh doanh

Kinh doanh (Sale) là một bộ phận vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp, tổ chức vì bộ phận này đem lại doanh thu để công ty có thể vận hành. Dù ở bất kì vị trí nào, một người làm việc trong ngành quản trị kinh doanh đều cần biết và hiểu về các từ vựng sau:

Từ vựng

Phát âm

Ý nghĩa

Market

/ˈmɑː.kɪt/

Thị trường

Niche market

/niːʃ/ /ˈmɑː.kɪt/

Thị trường ngách

Demand

/dɪˈmɑːnd/

Cầu

Supply

/səˈplaɪ/

Cung

Revenue

/ˈrev.ən.juː/

Doanh thu

Profit

/ˈprɒf.ɪt/

Lợi nhuận

Retail

/ˈriː.teɪl/

Bán lẻ

Wholesale

/ˈhəʊl.seɪl/

Bán buôn

Customer

/ˈkʌs.tə.mər/

Khách hàng

Consumer

/kənˈsjuː.mər/

Người tiêu dùng

Offer

/ˈɒf.ər/

Chào hàng

Perfect competition

/ˈpɜː.fekt/ /ˌkɒm.pəˈtɪʃ.ən/

Thị trường hoàn hảo

Monopoly

/məˈnɒp.əl.i/

Thị trường độc quyền

E-commerce

/ˌiːˈkɒm.ɜːs/

Thương mại điện tử

Market leader

/ˈmɑː.kɪt/ /ˈliː.dər

Dẫn đầu thị trường

After sales service

/ˈɑːf.tər/ /seɪlz/ /ˈsɜː.vɪs/

Dịch vụ hậu mãi

Customer service

/ˈkʌs.tə.mər/ /ˈsɜː.vɪs/

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Key Performance Indicator (KPI)

/kiː/ /pəˈfɔː.məns /ˈɪn.dɪ.keɪ.tər/

Chỉ số đo lường hiệu quả công việc

Distribution

/ˌdɪstrɪˈbjuːʃᵊn/

Phân bổ

Profitability

/ˌprɒfɪtəˈbɪlɪti/

Khả năng sinh lời

Inventory

/ˈɪnvəntri/

Hàng tồn kho

Merchandise

/ˈmɜːʧəndaɪz/

Hàng hóa

Export

/ˈɛkspɔːt/

Xuất khẩu

Import

/ˈɪmpɔːt/

Nhập khẩu

Enterprise

/ˈɛntəpraɪz/

Doanh nghiệp

Tariff

/ˈtærɪf/

Giá cước

Potential

/pəʊˈtɛnʃəl/

Tiềm năng

Ngành quản trị kinh doanh tiếng anh là gì năm 2024

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh về bộ phận tài chính, kế toán

Để trở thành một người lãnh đạo và quản lý giỏi, một cá nhân cần hiểu rõ về các vấn đề tài chính kế toán vì đây chính là mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Để hiểu về các từ ngữ thông dụng cho bộ phận tài chính và kế toán, người đọc hãy tham khảo bảng dưới đây.

Từ vựng

Phát âm

Ý nghĩa

Cash flow statement

/kæʃ/ /fləʊ/ /ˈsteɪt.mənt/

Báo cáo dòng tiền

Financial performance

/faɪˈnæn.ʃəl/ /pəˈfɔː.məns/

Hiệu suất tài chính

Financial statement

/faɪˈnæn.ʃəl/ /ˈsteɪt.mənt/

Báo cáo tài chính

Income statement

/ˈɪŋ.kʌm/ /ˈsteɪt.mənt/

Báo cáo thu nhập

Profitability

/prɒf.ɪ.təˈbɪl.ə.ti/

Khả năng sinh lời, lợi nhuận

Retained Earnings Statement

/rɪˈteɪnd/ /ˈɜː.nɪŋz/ /ˈsteɪt.mənt/

Báo cáo lợi nhuận giữ lại

Asset

/ˈæs.et/

Tài san

Liability

/ˌlaɪ.əˈbɪl.ə.ti/

Nợ

Equity

/ˈek.wɪ.ti/

Vốn

Income

/ˈɪŋ.kʌm/

Thu nhập

Investment

/ɪnˈvest.mənt/

Đầu tư

Accounting

/əˈkaʊn.tɪŋ/

Kế toán

Data

/ˈdeɪtə/

Dữ liệu

Indicator

/ˈɪndɪkeɪtə/

chỉ báo

Capital

/ˈkæpɪtl/

Thủ đô

Cashier

/kæˈʃɪə/

Thu ngân

Deposit

/dɪˈpɒzɪt/

Tiền gửi

Account Payable

/əˈkaʊnt/ /ˈpeɪəbᵊl/

Tài khoản phải trả

Book value

/bʊk/ /ˈvæljuː/

Giá trị sổ sách

Balance sheet

/ˈbæləns ʃiːt/

Bảng cân đối kế toán

Accounts Receivable

/əˈkaʊnts/ /rɪˈsiːvəbᵊl/

Những tài khoản có thể nhận được

Accrued Expense

/əˈkruːd ɪksˈpɛns/

Chi phí tích lũy

Cost of Good Sold

/kɒst/ /ɒv/ /ɡʊd/ /səʊld/

Giá vốn hàng bán

Depreciation

/dɪˌpriːʃɪˈeɪʃᵊn/

Khấu hao

Gross Margin

/ɡrəʊs/ /ˈmɑːʤɪn/

Tổng lợi nhuận

Gross Profit

/ɡrəʊs/ /ˈprɒfɪt/

Lợi nhuận gộp

Net income

/nɛt/ /ˈɪnkʌm/

Thu nhập ròng

Allocation

/ˌæləʊˈkeɪʃᵊn/

phân bổ

Credit

/ˈkrɛdɪt/

Tín dụng

Debit

/ˈdɛbɪt/

Ghi nợ

General Ledger

/ˈʤɛnərəl/ /ˈlɛʤə/

Sổ cái chung

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh về bộ phận marketing

Marketing là một bộ phận mà mọi doanh nghiệp đều phải có nhằm mang sản phẩm tiếp cận đến với khách hàng. Các từ vựng về Marketing thường được sử dụng trong doanh nghiệp là:

Từ vựng

Phát âm

Ý nghĩa

Campaign

/kæmˈpeɪn/

Chiến dịch

/ədˈvɜː.tɪs.mənt/

Quảng cáo

Market research

/ˈmɑː.kɪt/ /rɪˈsɜːtʃ/

Nghiên cứu thị trường

Insight

/ˈɪn.saɪt/

Sự thấu hiểu sâu sắc

Promotion

/prəˈməʊ.ʃən/

Chiêu thị, quảng bá, xúc tiến

Discount

/ˈdɪs.kaʊnt/

Giảm giá

Marketing channel

/ˈmɑː.kɪ.tɪŋ/ /ˈtʃæn.əl/

Kênh tiếp thị

Communication

/kəˌmjuː.nɪˈkeɪ.ʃən/

Truyền thông

Commercial

/kəˈmɜː.ʃəl/

Quảng cáo

Brand

/brænd/

Thương hiệu

Segmentation

/ˌseɡ.menˈteɪ.ʃən/

Phân khúc thị trường

Pricing

/ˈpraɪ.sɪŋ/

Định giá

Public Relation (PR)

/ˈpʌb.lɪk rɪˈleɪ.ʃən/

Quan hệ công chúng

Telemarketing

/ˈtel.ɪˌmɑː.kɪ.tɪŋ/

Tiếp thị qua điện thoại

Search Engine Optimization (SEO)

/sɜːtʃ/ /ˈen.dʒɪn/ /ˌɒp.tɪ.maɪˈzeɪ.ʃən/

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Digital Marketing

/ˈdɪʤɪtl/ /ˈmɑːkɪtɪŋ/

Tiếp thị kỹ thuật số

End-user

/ɛnd-ˈjuːzə/

Người dùng cuối

Public image

/ˈpʌblɪk/ /ˈɪmɪʤ/

Hình ảnh công cộng

Label

/ˈleɪbl/

Nhãn

Sponsor

/ˈspɒnsə/

Nhà tài trợ

Trademark

/ˈtreɪdˌmɑːk/

Nhãn hiệu

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh về bộ phận nhân sự

Khi làm việc với bộ phận nhân sự, một người quản trị cần biết đến các từ vựng sau:

Ngành quản trị kinh doanh tiếng anh là gì năm 2024

Từ vựng

Phát âm

Ý nghĩa

Job description

/dʒɒb/ /dɪˈskrɪp.ʃən/

Bản mô tả công việc

Labor contract

/ˈleɪ.bər/ /ˈkɒn.trækt/

Hợp đồng lao động

Application form

/ˌæp.lɪˈkeɪ.ʃən/ /fɔːm/

Mẫu đơn ứng tuyển

Cover letter

/ˈkʌv.ər/ /ˈlet.ər/

Thư xin việc

Offer letter

/ˈɒf.ər/ /ˈlet.ər/

Thư mời làm việc (sau phỏng vấn)

Benefit

/ˈben.ɪ.fɪt/

Quyền lợi

Vacancy

/ˈveɪ.kən.si/

Vị trí còn trống

Labor law

/ˈleɪ.bər lɔː/

Luật lao động

Job title

/dʒɒb/ /ˈtaɪ.təl/

Chức danh công việc

Diploma

/dɪˈpləʊ.mə/

Bằng cấp

Expertise

/ˌek.spɜːˈtiːz/

Chuyên môn

Working environment

/ˈwɜː.kɪŋ/ /ɪnˈvaɪ.rən.mənt/

Môi trường làm việc

Preliminary interview

/prɪˈlɪm.ɪ.nər.i/ /ˈɪn.tə.vjuː/

Phỏng vấn sơ bộ

Candidate

/ˈkæn.dɪ.dət/

Ứng viên

One-on-one interview

/ˌwʌn.ɒnˈwʌn/ /ˈɪn.tə.vjuː/

Phỏng vấn cá nhân

Group interview

/ɡruːp/ /ˈɪn.tə.vjuː/

Phỏng vấn nhóm

Board interview/ Panel interview

/bɔːd/ /ˈɪn.tə.vjuː/ - /ˈpæn.əl/ /ˈɪn.tə.vjuː/

Phỏng vấn hội đồng

Recruitment

/rɪˈkruːt.mənt/

Sự tuyển dụng

Recruit

/rɪˈkruːt/

Tuyển dụng

Company culture

/ˈkʌmpəni ˈkʌlʧə/

Văn hóa công ty

Company vision

/ˈkʌmpəni/ /ˈvɪʒən/

Tâm nhìn công ty

Core values

/kɔː/ /ˈvæljuːz/

Những giá trị cốt lõi

Culture fit

/ˈkʌlʧə/ /fɪt/

văn hóa phù hợp

Culture add

/ˈkʌlʧər/ /æd/

văn hóa thêm

Diversity and Inclusion

/daɪˈvɜːsəti/ /ænd/ /ɪnˈkluːʒən/

Đa dạng và Hòa nhập

Employee/corporate wellness

ɛmplɔɪˈiː/ˈkɔːpərɪt ˈwɛlnəs

Sức khỏe nhân viên/công ty

Goals

/ɡəʊlz/

Bàn thắng

Feedback

/ˈfiːdbæk/

Nhận xét

Employee Net Promoter Score

ˌɛmplɔɪˈiː nɛt prəˈməʊtə skɔː

Điểm Quảng cáo Ròng của Nhân viên

Poll

/pəʊl/

thăm dò ý kiến

Performance review

pəˈfɔːməns rɪˈvjuː

Đánh giá hiệu suất

Objectives and Key Results

əbˈʤɛktɪvz ænd kiː rɪˈzʌlts

Mục tiêu và kết quả chính

Thuật ngữ và viết tắt trong tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Trong quá trình làm việc và nghiên cứu, người đọc sẽ bắt gặp nhiều từ vựng viết tắt và các thuật ngữ của chuyên ngành quản trị kinh doanh. Dưới đây là những từ vựng phổ biến.

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

CEO

Chief Execution Officer

Giám đốc điều hành

CFO

Chief Finance Officer

Giám đốc tài chính

CMO

Chief Marketing Officer

Giám đốc Marketing

HR

Human Resource

Nguồn nhân lực

M&A

Mergers and Acquisitions

Sáp nhập và Mua lại

PEST analysis

Political, Economic, Social and Technology analysis

Nghiên cứu các tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.

PR

Public Relations

Quan hệ công chúng

R&D

Research and Development

phòng Nghiên cứu và Phát triển

ROI

Return on Investment

Lợi tức đầu tư

SWOT analysis

Strength, Weakness, Opportunity, Threat

Phân tích, nghiên cứu điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

USP

Unique selling point

Đặc điểm bán hàng độc nhất

B2B

Business to Business

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

Business to Customer

Doanh nghiệp với khách hàng

Những nguồn học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Các đầu sách học tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Một số đầu sách tiếng Anh hữu hiệu dùng trong ngành quản trị kinh doanh là:

  • Check your English Vocabulary for Business and Administration (Rawdon Wyatt): Cuốn sách cung cấp những từ vựng cần thiết trong kinh doanh và quản trị. Các từ vựng được chia theo nhiều chủ đề khác nhau như: thương mại điện tử, công nghệ, kinh doanh, marketing, cuộc họp, đàm phán, v.v. Cuốn sách cũng bao gồm nhiều bài tập, bài văn và cuộc hội thoại để người học luyện tập.
  • Business Partner (Margaret O'Keeffe, Iwonna Dubicka, Marjorie Rosenberg): Tập sách với nhiều trình độ (từ A1 đến C1) cung cấp các kiến thức tiếng Anh của chuyên ngành quản trị kinh doanh dưới nhiều dạng bài từ bài nghe (listening), bài đọc (reading), từ vựng (vocabulary) và ngữ pháp (grammar).
  • Bộ giáo trình tiếng Anh thương mại Market Leader: Bộ sách được thiết kế cho người học tiếng Anh gồm người đi làm và học sinh các khối ngành kinh tế, quản trị và được phát triển, xuất bản bởi Financial Times – nơi cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy về kinh doanh quốc tế. Review sách Market Leader: Elementary level

Các ứng dụng học tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh

  • Business English by BEP: Ứng dụng được sản xuất bởi Business English Pod nhằm phát triển kĩ năng tiếng Anh chuyên ngành với nhiều cuộc hội thoại, bài nghe và nói.
  • TED Talks: Lắng nghe những bài diễn thuyết về nhiều lĩnh vực khác nhau của các chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới có thể giúp người học tăng cường vốn từ và kiến thức tiếng Anh của nhiều chuyên ngành khác nhau. Học tiếng Anh qua Ted topic Social Media để cải thiện IELTS Listening và IELTS Speaking

Các trang web học tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Ngoài các đầu sách hoặc ứng dụng học tiếng Anh Chuyên ngành, người học cũng có thể tham khảo từ các nguồn online như các trang web dưới đây.

  • Breaking News English: Trang web bao gồm nhiều từ vựng tiếng Anh chuyên ngành dưới dạng bài đọc và bài tập đi kèm. Đây là một cách để người học luyện tập cho các bài thi tiếng Anh mang tính học thuật cao như IELTS. Bên cạnh đó, các bài đọc thực chất là các mẩu tin trên thế giới có thể giúp người đọc gia tăng kiến thức về thời sự trên toàn cầu.
  • Business English Pod: Nếu như người học muốn gia tăng các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quản trị kinh doanh và kĩ năng tiếng Anh trong ngành này thì trang web Business English Pod là một lựa chọn phù hợp. Trang web bao gồm nhiều bài học và khóa học nhằm cung cấp kĩ năng cụ thể như đàm phán, gọi điện, thuyết trình, phỏng vấn, v.v. trong tiếng Anh tại môi trường kinh doanh.
  • Coursera: Coursera là nền tảng học tập trực tuyến với đa dạng các khóa học bao gồm những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quản trị kinh doanh. Những khóa học về chuyên ngành như kỹ năng viết, báo cáo, thuyết trình, đàm phán bằng tiếng Anh sẽ giúp người học trong quá trình nghiên cứu và làm việc.

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh sử dụng từ vựng chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Một người làm quản trị kinh doanh hay nói cách khác đứng trên vai trò quản lí của một doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều cuộc họp, gặp gỡ và đối thoại với nhân viên cũng như đối tác. Dưới đây là một ví dụ của cuộc họp.

Ngành quản trị kinh doanh tiếng anh là gì năm 2024
Bill:

I'd like to open this meeting by welcoming you all. It's good to see so many employees here today from interns to managers and directors. In this meeting, I will be the host to share about our company’s performance throughout this year.

(Tôi muốn mở đầu cuộc họp này bằng cách chào đón tất cả các bạn. Thật tốt khi thấy rất nhiều nhân viên ở đây ngày hôm nay, từ thực tập sinh đến quản lý và giám đốc. Trong cuộc họp này, tôi sẽ là người chủ trì để chia sẻ về kết quả hoạt động của công ty chúng ta trong suốt năm nay.)

Well, in general, I gladly inform all of you that we have achieved our annual goals and objectives. The financial reports show that the total revenue in 2022 has exceeded the target thanks to the contribution of the sales department with their amazing KPI achievements. Many consumers complimented us for great customer service as well as the after-sales service.

(Nói chung, tôi rất vui mừng thông báo với tất cả các bạn rằng chúng ta đã đạt được các mục tiêu và mục tiêu hàng năm của mình. Các báo cáo tài chính cho thấy tổng doanh thu năm 2022 đã vượt mức kế hoạch đề ra nhờ sự đóng góp của bộ phận kinh doanh với thành tích KPI đáng kinh ngạc. Nhiều người tiêu dùng (khách hàng) đã khen ngợi dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời cũng như dịch vụ sau bán hàng của công ty.)

As for the marketing department, Anna - the CMO - has kindly agreed to give us a report on this matter.

(Về phía bộ phận tiếp thị, Anna - CMO - sẽ đưa ra những thông tin và báo cáo cho bộ phận này.)

Anna:

Thank you, Bill, for having me here. Now, let’s talk about our marketing performance. With market research, our marketing executives have introduced a brand new marketing campaign which generates thousands of leads. The most effective marketing channels for our product are social media platforms such as Facebook and Instagram. We figured out that the demand from our target audience is very high on these platforms. Therefore, with the PR strategy, promotions, advertising and SEO, the company has successfully made use of this source.

(Cảm ơn bạn, Bill. Bây giờ, hãy nói về hiệu suất tiếp thị của công ty chúng ta. Với những nghiên cứu thị trường, các nhân viên tiếp thị của chúng ta đã tạo ra một chiến dịch tiếp thị hoàn toàn mới mang đến hàng nghìn khách hàng tiềm năng. Các kênh tiếp thị hiệu quả nhất cho sản phẩm của chúng ta là các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Instagram. Chúng tôi phát hiện ra rằng nhu cầu của các đối tượng mục tiêu rất cao trên các nền tảng này. Vì vậy, với chiến lược PR, khuyến mãi, quảng cáo và SEO, công ty đã tận dụng thành công nguồn khách hàng này.)

I would like to notify all of you that the marketing department still has a number of vacancies. Thus, employees are free to introduce any candidates if any. What needs to be submitted is just the CV and a cover letter. Please, do not hesitate to contact the HR department or me to ask about the job description and job title. Some positions will have a requirement for expertise and a diploma.

(Tôi cũng xin thông báo với tất cả các bạn rằng bộ phận marketing vẫn còn một số vị trí tuyển dụng còn trống. Nhân viên có thể tự do giới thiệu bất kỳ ứng viên nào nếu có. Những gì cần phải nộp chỉ là CV và một lá thư xin việc. Vui lòng liên hệ với tôi hoặc bộ phận nhân sự để hỏi về chức danh và mô tả công việc. Một số vị trí sẽ có yêu cầu về chuyên môn và bằng cấp.)

Bill:

Thank you for your interesting information, Anna. Now, to end this meeting, our chairman may talk us through the financial performance.

(Cảm ơn bạn vì những thông tin thú vị, Anna. Bây giờ, để kết thúc cuộc họp này, chủ tịch của chúng ta sẽ nói về tình hình tài chính.)

Chairman:

Thank you all for attending this meeting. In terms of finance, the company experienced some difficulties at the beginning, but later the net income peaked in November. That along with the investment into other facilities such as schools and sports complexes has generated a huge profit for the company. Now, if you don’t have any questions, I would like to close the meeting by saying that I thank you all and look forward to next year with high expectations.

(Cảm ơn tất cả các bạn đã tham dự cuộc họp này. Về tài chính, công ty đã gặp một số khó khăn lúc đầu nhưng sau đó, thu nhập ròng của chúng ta đã đạt đỉnh vào tháng 11. Điều đó cùng với việc đầu tư vào các cơ sở khác như trường học, khu liên hợp thể dục thể thao đã tạo ra lợi nhuận rất lớn cho công ty. Bây giờ, nếu các bạn không có bất kỳ câu hỏi nào, tôi sẽ kết thúc cuộc họp bằng cách nói rằng tôi cảm ơn tất cả các bạn và tôi mong đợi năm tới đến với nhiều kỳ vọng.)

Tham khảo thêm:

  • Tiếng Anh chuyên ngành hóa học
  • Tiếng Anh chuyên ngành du lịch
  • Tiếng Anh chuyên ngành luật

Bài tập

Bài 1. Nối các từ sau với nghĩa tương ứng.

1. Business cycle

  1. Nghiên cứu thị trường

2. Market Research

  1. Báo cáo tài chính

3. Business plan

  1. Chăm sóc khách hàng

4. Financial Report

  1. Kế toán

5. Recruitment

  1. Kế hoạch kinh doanh

6. KPI

  1. Chuyên môn

7. Accounting

  1. Chỉ số đánh giá hiệu quả

8. USP

  1. Chu kỳ kinh doanh

9. Customer service

  1. Đặc điểm bán hàng độc nhất

10. Expertise

  1. Tuyển dụng

Bài 2. Các từ vựng in đậm dưới đây được đảo các chữ cái với nhau. Hãy tìm ra từ vựng chính xác cho từng câu.

  1. aRoegiln managers are assigned to operate a business in a specific geographic area, such as in a specific county.
  1. A positive rwkoign nveonmirent is the top priority when I look for a job
  1. The company can implement their marketing strategy through many anchnels.
  1. I’m going to srtta my own bnesusis one day.
  1. We hope for high returns from this iestnvmten into a public project.

Đáp án:

Bài 1:

  1. h
  2. a
  3. e
  4. b
  5. k
  6. g
  7. d
  8. i
  9. c
  10. f

Bài 2:

  1. Regional
  1. working environment
  1. channels
  1. start - business
  1. investment

Tổng kết

Bài viết trên nêu chi tiết các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quản trị kinh doanh theo chức vụ và các phòng ban chuyên ngành. Đây là những từ và cụm từ phổ biến được sử dụng trong kinh doanh và quản trị mà mỗi người nhân viên quản trị cần biết. Vì vậy, người đọc hay nắm thật chắc nghĩa nhằm sử dụng linh hoạt trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

Tài liệu tham khảo

  1. “Business Administration.” Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/business-administration
  2. “Review sách Market Leader: Elementary level - Tài liệu học giao tiếp cho học viên trình độ cơ bản.” Anh ngữ ZIM, https://zim.vn/review-sach-market-leader-elementary-level-tai-lieu-hoc-giao-tiep

“Học tiếng Anh qua Ted topic Social Media để cải thiện IELTS Listening và IELTS Speaking.” Anh ngữ ZIM, https://zim.vn/hoc-tieng-anh-qua-ted

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tiếng Anh là gì?

Tiếng Anh ngành Quản trị kinh doanh được gọi là Business Administration.

Business Administration khác gì Business Management?

Tuy nhiên, để phân biệt rõ hơn giữa 2 khái niệm thì Business Administration là công việc nhìn vào chi tiết, những khía cạnh nhỏ của hoạt động kinh doanh và các kế hoạch hằng ngày của công ty. Còn Business Management là việc nhìn bao quát các vấn đề diễn ra trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành Quản trị kinh doanh viết tắt là gì?

Như vậy, khi ghép lại, chuyên ngành Quản trị kinh doanh được gọi là “Business Administration”. Bằng cử nhân của chuyên ngành thường được gọi tắt là BBA (Bachelor of Business Administration).

Ngành quản trị kinh doanh trong tiếng Trung là gì?

Giới thiệu về chuyên ngành quản trị kinh doanh. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh có tên tiếng Trung là 工商管理.