Nêu ý nghĩa của món trứng cuộn

Tamagoyaki (卵焼き – nghĩa đen có nghĩa là “trứng nướng”, cũng được gọi là Tamago hoặc Dashimaki) là một món trứng tráng của Nhật Bản, được thực hiện bằng cách cuộn vài lớp trứng chín. Tamagoyaki thường được chuẩn bị nấu trong một cái chảo chiên hình chữ nhật được gọi là Makiyakinabe. Tamago được thực hiện bằng cách đánh trứng, giấm gạo, và đôi khi thêm đường hoặc nước tương. Ngoài ra, Sake cũng được sử dụng trong một số công thức nấu ăn.

Trứng cuộn này nêm bằng nước dùng dashi là món ăn được yêu thích ở Nhật Bản. Món này thường xuất hiện trong cơm hộp kiểu Nhật Bản. Món trứng chiên này dù ăn lạnh vẫn cứ mềm. Thêm nước hoặc nước dùng vào sẽ khiến trứng mềm mịn hơn. Với mỗi quả trứng, ta có thể cho thêm 10ml nước, nước dùng, sữa v.v… Tuy nhiên, cho thêm nước sẽ làm trứng khó chiên hơn. Để làm món trứng chiên thành công thì điều quan trọng là chảo phải nóng đúng nhiệt độ. Cách thử đơn giản là đổ một tí hỗn hợp trứng vào chảo, nếu nó phát ra tiếng xèo xèo và trứng nhanh chóng chín thì như vậy là chảo đủ nóng. Nếu không có tiếng gì thì tức là chảo chưa nóng và trứng sẽ vẫn dính lấy chảo. Bạn hãy lưu ý điều này khi làm món trứng chiên.

Chảo Makiyakinabe

Tamago được phục vụ trên khắp thế giới trong các hình thức của Nigiri, và cũng xuất hiện trong nhiều loại sushi cuộn. Tại Nhật Bản, nó được phục vụ như là một món ăn vào bữa ăn sáng. Có nhiều loại khác nhau của Tamago:

Sweet Tamagoyaki

Tamagoyaki Nori Cheese Roll

Tamagoyaki Nigiri

Công thức làm món Tamagoyaki:
Thành phần (cho 4 người):
・4 quả trứng ・100g củ cải trắng để mài ra ăn kèm ・3 thìa canh nước dùng dashi ・1 chút muối ・1 thìa cà phê xì dầu ・Dầu ăn để láng chảo

Cách chế biến:


-Bạn hãy làm nước dùng dashi trước. Đun sôi 2 cốc nước (400ml) rồi cho 6g cá ngừ khô bào mỏng vào. Khuấy đều, đun nhỏ lửa thêm 1-2 phút. Dùng lưới lọc trong nước.

-Đập trứng vào bát, hớt bỏ sợi dính xung quanh lòng đỏ. Dùng đũa hoặc phới đánh trứng thật kỹ. Cho 3 thìa canh nước dùng dashi vào một cái bát, rồi cho đường, muối và xì dầu vào, đánh tan. Đổ nước dùng từ từ vào trứng, vừa đổ vừa khuấy đều. Chia hỗn hợp trứng thành 2 phần đều nhau để chiên làm 2 lần.

-Chảo Makiyakinabe sẽ cho chúng ta món trứng cuộn vuông vắn, đẹp mắt. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể dùng chảo chống dính sẵn có để thực hiện món ăn này. Làm nóng chảo, sau đó cho dầu ăn vào láng đều. Kiểm tra xem chảo đã đủ nóng chưa bằng cách đổ một ít trứng vào chảo. Nếu có tiếng xèo xèo và trứng nhanh chóng chín và không dính chảo thì như vậy là chảo đã đủ nóng. Hãy đổ 1 nửa hỗn hợp trứng vào chảo.

-Dùng đũa đảo trứng trong chảo. Khi trứng bắt đầu đông lại bạn sẽ thấy có những đường rãnh trên mặt trứng. Cầm cán chảo nghiêng về phía đối diện và dồn trứng về phía đó, nhưng lưu ý vẫn đặt chảo chỗ có trứng trên đúng ngọn lửa. Dùng thìa lớn lật mặt trứng và chiên tiếp đến lúc trứng chín hẳn. Mài củ cải ra để bầy cạnh trứng trên đĩa.

-Khi thưởng thức món trứng cuộn, người Nhật thường rưới một ít nước tương Shoyu lên củ cải bào. Một chút mặn của nước tương, một chút đắng của củ cải sẽ quyện với vị ngọt thơm của trứng tạo nên món Dashimaki đơn giản mà dễ đi vào lòng người.

Trứng cuộn Dashimaki xuất hiện tại thực đơn của hầu hết các nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam. Trứng càng tươi thì Dashimaki càng thơm ngon. Hiện tại rất nhiều nhà hàng Nhật Bản tại Hà Nội đang tin dùng sản phẩm trứng gà Mochi Mochi của Tamago cho thực đơn này như Kỷ Y, Khang, Ofukurotei,…Bạn hãy thưởng thức thử món trứng cuộn này xem, có lẽ bạn sẽ thích ngay đấy!

“Ngày của mẹ” hay “Ngày hiền mẫu” là một trong những ngày kỉ niệm nhân văn, ý nghĩa nhất tron năm. Vào thời điểm này, ai cũng muốn tặng mẹ một món quà ý nghĩa. Trong vô vàn những tặng phẩm trên thế giới, một bữa cơm ngon, một món ăn được nêm gia vị “tình yêu” hẳn là món quà tuyệt nhất đối với mẹ.

Ngày của mẹ là ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5. Đây là ngày đặc biệt của Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà “ngày của mẹ” lại được chọn vào ngày chủ nhật. Đó là thời điểm để cả gia đình sum họp, bày tỏ tình yêu, lòng hiếu trọng và biết ơn với mẹ.

Hồi còn bé, món trứng cuộn và sườn xào chua ngọt là niềm say mê của hầu hết mọi người. Nếu bây giờ trổ tài làm món này trong bữa cơm để mẹ nếm thử, để chứng tỏ mình luôn nhớ món ngon ăm ắp tình cảm của mẹ đồng thời hồi tưởng kỉ niệm thì có lẽ là rất tuyệt phải không nhỉ? Hay như chế biến những món ăn bắt mắt, đầy màu sắc như phở ngũ sắc và bún thang đầy tinh tế cũng hay và ý nghĩa các bạn nhỉ?

1. Trứng cuộn trái tim

Nguyên liệu:

  • 4 quả trứng
  • 1 thìa hành xanh thái nhỏ
  • 1 thìa cà rốt thái hạt lựu
  • ¼ thìa muối tiêu
  • Dầu ăn

 Cách làm:

      
      

Đập 4 quả trứng ra bát, dùng đũa hoặc dĩa đánh nhẹ, không cần phải đánh kỹ quá nếu bạn muốn có một chút vân nhỏ màu trắng trong miếng trứng (những vân này chính là lòng trắng trứng).

Cho hành và cà rốt thái nhỏ vào trứng, hành và cà rốt vừa làm tăng thêm hương vị vừa làm cho màu sắc món ăn hấp dẫn hơn. Cho ¼ thìa muối tiêu vào, ngoáy nhẹ cho tan hết.

     
     

Đặt chảo lên bếp, cho chút xíu dầu láng mặt chảo, đun nóng. Bạn có thể thử bằng cách nhỏ vài giọt trứng lên chảo, nếu trứng chín ngay tức là chảo đã đủ nóng.

Đổ ¼ hỗn hợp trứng vào chảo, dàn đều. Khi trứng chín 1 mặt thì bạn cuộn trứng lại, độ dày khoảng 1cm.

     
     

Cuộn hết miếng trứng và gạt trứng sang một góc chảo. Tiếp tục đổ 1 phần hỗn hợp trứng vào chảo và cuộn cả miếng trứng vừa rán lại. Làm tương tự như thế 2 lần nữa bạn sẽ có một miếng trứng cuộn tương đối dày thế này.

Gắp trứng ra đĩa, để một lúc cho nguội bớt rồi cắt thành nhiều miếng dày khoảng 1.5 cm.

Miếng trứng cuộn thông thường sẽ thế này, trứng xốp thơm với nhiều vân màu sắc trắng, xanh, đỏ.

Nhưng hôm nay là ngày 8/3, bạn hãy thử khéo tay “biến” món trứng cuộn thành những hình trái tim xinh xắn nhé. Cách làm cũng thật đơn giản.

     
     

Sau khi cắt ngang thành nhiều miếng thuôn tròn, bạn dùng dao cắt chéo chia miếng trứng làm đôi.

Giữ nguyên một nửa và lật nửa kia lại, xếp hai cạnh chéo vừa cắt cho khít nhau. Hình trái tim đã hiện ra.

Để cố định bạn gắp hai nửa “trái tim” nhúng vào chút hỗn hợp trứng đã đánh tan rồi cho vào chảo nóng rán, tưới hỗn hợp trứng lên mặt trên, trở lại rán tiếp cho chín.

Hỗn hợp trứng sẽ kết dính hai nửa “trái tim” thật hoàn hảo.

 2- Phở ngũ sắc

Nguyên liệu:

  • Bánh phở
  • 40 gr thịt dăm bông
  • 50 gr giá đỗ
  • 50 gr dưa chuột
  • 20 gr cà chua
  • Muối, đường, nước lọc
  • 1/2 muỗng canh nước mắm
  • 1/8 muỗng canh xì dầu
  • 1-2 quả trứng.

Cách làm:

Chúng mình chuẩn bị chần bánh phở và để sẵn một nhúm phở ra bát tùy bạn.

Trứng đánh bông lên rùi tráng mỏng, thái sợi này.

Giá đỗ rửa sạch và cũng chần sơ qua.

Với dưa chuột và thịt dăm bông các ấy cũng thái sợi nhỏ nữa nhé. Cà chua cắt khoanh mỏng hoặc bổ miếng cau nhỏ. Rồi các ấy xếp mỗi thứ một ít gọn gàng vào bát đã có sẵn phở.

Cuối cùng, pha nước mắm, đường, muối, xì dầu, nước lọc theo tỷ lệ vừa ăn, rồi rưới vào bát trộn đều lên là măm ngay được.

Theo Amthuc365

Video liên quan

Chủ đề