Nên làm thẻ ngân hàng Techcombank hay TPBank

Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì để nhập học luôn là một câu hỏi thường gặp trong các diễn đàn, hội nhóm. Bên cạnh những giấy tờ, hồ sơ để nhập học thì tân sinh viên cần nhất là một chiếc thẻ ngân hàng để nhận tiền trợ cấp từ bố mẹ hằng tháng, nhận lương nếu các bạn có ý định làm thêm, hoặc nhận học bổng,…Trong bài viết này, Timo sẽ chia sẻ top 9 thẻ ngân hàng cho tân sinh viên nhiều ưu đãi nhất. Xem ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm: Làm thẻ ATM ngân hàng nào không mất phí.

Tân sinh viên nên làm thẻ ngân hàng gì?

Hiện có 3 loại thẻ ngân hàng chính là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau. Cùng xem bảng phân biệt dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Thẻ ghi nợThẻ tín dụngThẻ trả trước
Phải mở tài khoản ngân hàng và nạp tiền vào tài khoản mới sử dụng được.Chỉ được sử dụng giới hạn số tiền có trong tài khoản.Thẻ có đặc điểm “tiêu dùng trước, thanh toán sau”Hạn mức sử dụng được ngân hàng quy định, phụ thuộc vào thu nhập, tài chính của chủ thẻKhông cần mở tài khoản ngân hàng.Nạp tiền vào tài khoản để sử dụng, tương tự như việc nạp thẻ điện thoại.

Thực tế, thẻ tín dụng đòi hỏi phải chứng minh tài chính ổn định và phải trả các loại phí thường niên, phí thanh toán chậm, phí rút tiền mặt thẻ tín dụng,…như vậy sẽ rất khó cho các bạn sinh viên quản lý tài chính cá nhân. Còn thẻ trả trước còn nhiều hạn chế. Trong khi thẻ ghi nợ có thủ tục mở đơn giản, chỉ sử dụng số tiền có sẽ giúp các bạn dễ dàng quản lý chi tiêu và không mất nhiều phí mỗi tháng. Vậy nên, thẻ ghi nợ được các bạn sinh viên mở nhiều nhất.

Top 9 thẻ ngân hàng cho tân sinh viên tham khảo

Các loại thẻ ngân hàng cho tân sinh viên mà Timo giới thiệu đều là thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng. Và lưu ý các mức phí này chưa bao gồm phí VAT.

1. Thẻ ngân hàng Vietcombank

Vietcombank tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Là một trong những ngân hàng “quốc dân” có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải đều khắp Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều dịch vụ vẫn bị thu phí, nhất là phí chuyển tiền liên ngân hàng. Một số phí khi mở và sử dụng thẻ ngân hàng Vietcombank.

  • Phí mở thẻ: 50.000VNĐ/thẻ. 
  • Rút tiền cùng hệ thống: 1.000VNĐ/lần. 
  • Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
  • Phí Internet Banking/Mobile Banking: 10.000 VNĐ/tháng
  • Phí chuyển tiền cùng hệ thống: 2.000VNĐ/lần
  • Phí chuyển tiền khác hệ thống: 7.000 VND/lần (mùa dịch giảm còn 5.000VNĐ/lần)
  • Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ. Một hình thức mở thẻ mới được TPBank áp dụng thành công đó là LiveBank. Bạn tham khảo qua một số loại phí khi dùng thẻ ngân hàng TPBank như sau:

  • Phí mở thẻ: 50.000VNĐ/thẻ
  • Phí thường niên: 50.000VNĐ/năm. 
  • Rút tiền tại ATM: Miễn phí 
  • Phí cấp lại PIN: 30.000VNĐ/lần. 

3. Thẻ ngân hàng số Timo

Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Mọi giao dịch ngân hàng đều được thực hiện qua app Timo. Bạn có thể mở thẻ Timo Debit online dễ dàng với công nghệ định danh eKYC. Đặc biệt, khi sử dụng thẻ Timo bạn sẽ được miễn phí nhiều loại phí và còn được hưởng lãi suất 0,1% từ tài khoản thanh toán Spent Account.

  • Phí mở thẻ: Miễn phí
  • Rút tiền cùng hệ thống/khác hệ thống: Miễn phí
  • Phí chuyển khoản cùng hệ thống/khác ngân hàng: Miễn phí
  • Phí chuyển khoản tại ATM khác NH Bản Việt: 3.000VNĐ/lần
  • Phí thường niên: Miễn phí
  • Số dư tối thiểu: Không yêu cầu

Tên đầy đủ là ngân hàng TMCP Quân Đội. Khách hàng sử dụng thẻ MB sẽ được miễn phí chuyển khoản, nhưng MBbank thu phí thường niên và dịch vụ khá nhiều. Tham khảo một số loại phí khi mở thẻ MBbank như sau:

  • Phí mở thẻ sinh viên: 40.000VNĐ/thẻ. 
  • Phí quản lý: 8.800VNĐ/tháng 
  • Rút tiền cùng hệ thống: 2.000đ – 3.000VNĐ/lần
  • Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
  • Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ

5. Thẻ ngân hàng Techcombank

Là một trong những ngân hàng tư nhân nhận được sự yêu thích của khách hàng. Tuy nhiên, chức năng liên kết với ví điện tử của thẻ Techcombank còn nhiều hạn chế như mất phí liên kết với ví, phí rút tiền về tài khoản ngân hàng. Những loại phí khi sử dụng thẻ Techcombank như sau:

  • Phí mở thẻ: 90.000VNĐ/thẻ. 
  • Rút tiền ATM trong hệ thống: 1.000VNĐ/lần
  • Rút tiền ATM khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
  • Phí thường niên: 60.000VNĐ/năm
  • Số dư tối thiểu:  50.000VNĐ

6. Thẻ ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng nằm trong các ngân hàng lớn có vốn nhà nước. Bạn có thể mở thẻ ngân hàng Vietinbank để sử dụng, một số loại phí phổ biến như sau:

  • Phí mở thẻ: Miễn phí 
  • Rút tiền cùng hệ thống, cùng tỉnh: Miễn phí.
  • Rút tiền cùng hệ thống, khác tỉnh: 0,03%
  • Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
  • Phí duy trì tài khoản: 2.000VNĐ/tháng

7. Thẻ ngân hàng Agribank

Tên đầy đủ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Agribank cũng nằm trong 4 ngân hàng lớn vốn nhà nước và có mạng lưới phòng giao dịch khắp các tỉnh thành Việt Nam. Tuy nhiên, Argibank có thể nói là một trong những ngân hàng thu phí nhiều nhất. Một số loại phí khi mở thẻ ngân hàng Agribank:

  • Phí mở thẻ: 150.000VNĐ/thẻ (bao gồm phí mở thẻ và số dư tối thiểu để kích hoạt thẻ) 
  • Phí thường niên: 12.000VNĐ/năm
  • Rút tiền cùng hệ thống: 1.000VNĐ/lần. 
  • Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần.
  • Chuyển khoản cùng hệ thống: 0,03% số tiền giao dịch (tối thiểu 3.000 VNĐ/giao dịch, tối đa 15.000 VNĐ/giao dịch)
  • Chuyển khoản liên ngân hàng: 0,05% số tiền giao dịch (tối thiểu: 8.000 VNĐ/giao dịch, tối đa: 15.000 VNĐ/giao dịch)
  • Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nằm trong Big4 ngân hàng hàng lớn có vốn nhà nước bên cạnh Vietcombank, Agribank, Vietinbank.

  • Phí mở thẻ: 30.000VNĐ/thẻ (Thẻ Liên kết sinh viên)
  • Phí thường niên: 60.000VNĐ/năm
  • Rút tiền cùng hệ thống: 1.000VNĐ/lần
  • Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
  • Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ

9. Thẻ ngân hàng VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam cũng nhận được sự yêu thích của nhiều người dùng vì được hưởng lãi suất không kỳ hạn từ tài khoản thanh toán. Nhược điểm của VIB là thường xuyên thay đổi chính sách sử dụng của thẻ mà không thông báo trước với khách hàng.

  • Phí mở thẻ: 110.000VNĐ/thẻ chính (VIB Values)
  • Rút tiền cùng hệ thống: 2.200 VNĐ/lần
  • Rút tiền ngoài hệ thống: 3.300VNĐ/lần
  • Phí thường niên: 66.000VNĐ/năm
  • Số dư tối thiểu: 100.000VNĐ.

Hy vọng với những thông tin Timo cung cấp trên đây đã giúp các bạn tân sinh viên phân biệt được các loại thẻ ngân hàng phổ biến cùng như đã chọn được một chiếc thẻ ngân hàng phù hợp sẽ đồng hành cùng các bạn trong thời gian còn ngồi trên giảng đường đại học.

Làm thẻ ATM ngân hàng nào không mất phí hiện là ưu tiên của nhiều khách hàng. Ngân hàng đều có chính sách miễn phí riêng cho khách hàng mở tài khoản và thẻ ATM khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn nên làm thẻ ATM ngân hàng nào. Trong bài viết này, ngân hàng số Timo sẽ giúp bạn tìm câu trả lời nên làm thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất, không mất phí hàng tháng, không mất phí duy trì tài khoản.

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là loại thẻ do các Ngân hàng phát hành theo các chuẩn quy định về chất lượng thẻ, tính năng. Thẻ ATM hỗ trợ các tính năng như rút tiền, chuyển tiền, truy vấn thông tin tài khoản, thanh toán hóa đơn, liên kết các ví điện tử… Thẻ ATM có nhiều loại như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước của nội địa và cả quốc tế. 

Nhưng đa số người Việt Nam khi nhắc đến thẻ ATM sẽ nghĩ đến thẻ ghi nợ nội địa, do đó trong bài viết này Timo sẽ đề cập cho bạn các đánh giá về thẻ ATM nội địa tức thẻ ghi nợ nội địa. Thủ tục làm thẻ ATM nội địa tương đối dễ dàng.

Mỗi ngân hàng sẽ có những ưu nhược điểm riêng, bạn cần cân nhắc các tiêu chí sau để đưa ra quyết định nên làm thẻ ATM ngân hàng nào.

Khi dùng thẻ ATM nội địa sẽ có các phí cơ bản sau: phí phát hành, phí thường niên, phí rút tiền, phí chuyển khoản.

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng miễn phí phát hành thẻ, bạn dễ dàng lựa chọn các ngân hàng có chính sách hỗ trợ này. Trong đó có thẻ Timo miễn nhiều loại phí giúp khách hàng tiết kiệm khá nhiều chi phí.

Rất nhiều bạn luôn đặt tiêu chí về sự tiện lợi và nhanh chóng. Do đó, những ngân hàng có mật độ cây ATM phủ sóng nhiều sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn như: Timo, Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV…

Hiện nay, các ngân hàng đã tham gia vào hệ thống liên kết ngân hàng NAPAS; bạn có thể sử dụng được hết máy ATM ngân hàng có liên kết NAPAS điển hình như Timo. Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng có thể chuyển tiền khác ngân hàng tại ATM của ngân hàng mình.

  • Hạn mức giao dịch trong ngày

Hạn mức rút tiền, chuyển tiền cũng là tiêu chí để khách hàng lựa chọn ngân hàng làm thẻ ATM. Hầu hết các ngân hàng hiện nay có hạn mức rút tiền trong ngày chỉ khoảng từ 2 đến 5 triệu đồng.

Theo quy định ban hành từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng cần thực hiện chuyển đổi thẻ chip nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho các giao dịch thanh toán.

Theo đó, thẻ chip Timo Debit (thẻ ATM nội địa) đạt bộ tiêu chuẩn VCCS do NAPAS ban hành, mang đến phương thức thanh toán tiện lợi và bảo mật với các ưu điểm như sau:

  • Hạn chế các rủi ro về gian lận giả mạo, đánh cắp thông tin,… với chip EMV.
  • Thanh toán trực tuyến (thanh toán online) tiện lợi tại nhiều website, liên kết được với các ví điện tử có biểu tượng logo NAPAS.
  • Công nghệ thanh toán không tiếp xúc (contactless) hỗ trợ thanh toán nhanh chóng cho các giao dịch < 1.000.000 VNĐ chỉ bằng thao tác chạm.

Nên làm thẻ ngân hàng Techcombank hay TPBank
Nên làm thẻ ngân hàng Techcombank hay TPBank
Thẻ Chip nội địa Timo

Hiện nay, hầu như các ngân hàng phát hành thẻ ATM nội địa đều được làm miễn phí. Timo đưa ra một số ngân hàng để bạn lựa chọn: Timo, BIDV, VietinBank, VPBank, Bản Việt, Techcombank, Sacombank, TPBank,… Đặc biệt, khi làm thẻ ATM Timo, bên cạnh được miễn phí phát hành, bạn còn có thể yêu cầu giao thẻ đến địa chỉ nhà hoàn toàn miễn phí trên toàn quốc.

Nên làm thẻ ngân hàng Techcombank hay TPBank
Nên làm thẻ ngân hàng Techcombank hay TPBank
Làm thẻ ngân hàng nào không mất phí (Nguồn: Internet)

Để tăng sức cạnh tranh, ngoài những chính sách ưu đãi về phí phát hành thẻ, thì chuyển tiền không mất phí cũng ngày càng được nhiều ngân hàng áp dụng. Trong đó có 10 cái tên sau:

Timo là một mô hình ngân hàng tương đối đặc biệt, không có phòng giao dịch, chỉ có các văn phòng giao dịch Timo Hangout là nơi để các khách hàng đến đăng ký dịch vụ và được nghe tư vấn. Mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua ứng dụng Timo trên điện thoại giúp bạn hạn chế đến ngân hàng và tiết kiệm thời gian.

Đặc biệt ở Timo, các giao dịch chuyển khoản cùng hoặc liên ngân hàng đều được miễn phí với mọi số tiền. Trong khi đó, một số ngân hàng sẽ yêu cầu một số điều kiện như số dư tối thiểu, số tiền chuyển phải trên 50.000 đồng,… thì mới miễn phí chuyển tiền.

Bên cạnh đó, Timo hoạt động với phương châm giúp khách hàng tối ưu thời gian thực hiện các giao dịch ngân hàng nên nút chuyển tiền được thiết kế ở vị trí thuận tiện ngay trên màn hình chính. Thiết kế này giúp bạn thực hiện việc chuyển tiền với ít thao tác nhất có thể. Ngoài ra, bạn còn có thể ghim người nhận yêu thích ở đầu danh sách. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế nhầm lẫn khi chuyển tiền và không cần phải tốn thời gian tìm kiếm ở lịch sử giao dịch hoặc nhập số tài khoản/số thẻ.

Nên làm thẻ ngân hàng Techcombank hay TPBank
Nên làm thẻ ngân hàng Techcombank hay TPBank
Chuyển tiền qua Timo hoàn toàn miễn phí với mọi ngân hàng

Là ngân hàng tiên phong trong “chiến dịch” chuyển tiền 0 đồng. Từ ngày 1/1/2020, MBBank bắt đầu chính sách miễn phí toàn bộ các giao dịch chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng. Khách hàng dễ dàng chuyển tiền đến hơn 40 ngân hàng trong hệ thống NAPAS mà không lo về phí.

Ưu đãi chuyển tiền thẻ ATM không mất phí chỉ được áp dụng trên VPBank Online và điều kiện nhận ưu đãi như sau:

  • Chuyển tiền với mục đích ủng hộ Phòng chống dịch Covid-19.
  • Là khách hàng của VPBank, hoàn phí chuyển tiền cho 10 giao dịch được thực hiện đầu tiên trong tháng, áp dụng chuyển liên ngân hàng.
  • Số dư bình quân từ 10.000.000 đồng trở lên.

Techcombank không yêu cầu bất kỳ ràng buộc nào về số dư tối thiểu hay loại tài khoản đặc biệt nhất định. Tất cả khách hàng mở tài khoản tại Techcombank đều được chuyển tiền liên ngân hàng hoàn toàn miễn phí.

Khách hàng được hỗ trợ miễn phí chuyển tiền khi thực hiện qua ứng dụng Myvib, với các điều kiện như sau:

  • Các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng với giá trị dưới 500.000 đồng. 
  • Các giao dịch trực tuyến cho khách hàng dùng gói tài khoản VIB Sapphire.
  • TPBank

Chuyển tiền không mất phí trên app Mobile Banking là một trong những yếu tố thúc đẩy khách hàng tin tưởng lựa chọn ngân hàng TPBank. 

Khách hàng cần sử dụng 2 dịch vụ đó là SeANet/SeAMobile để được ưu đãi chuyển tiền miễn phí trong và ngoài hệ thống của ngân hàng SeaBank.

Nhằm thúc đầy và tăng cường nhu cầu giao dịch chuyển tiền tại PVcombank thực hiện chương trình miễn phí chuyển tiền trên PVcombank online. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ này thì sẽ nhận được ưu đãi.

Khách hàng chỉ cần cài đặt và sử dụng tài khoản S – Free, chỉ thế thôi đó đã được sở hữu đặc quyền chuyển khoản đến các ngân hàng ngoài hệ thống hoàn toàn miễn phí.

Ngân hàng UOB Việt Nam là một chi nhánh ngân hàng của tập đoàn UOB, mới vào hoạt động ở Việt Nam. Nếu bạn có tài khoản ngân hàng UOB online thì chuyển tiền hoàn toàn miễn phí.

Thẻ ATM không mất phí duy trì tài khoản

Phí duy trì tài khoản chính là phí thường niên. Một số ngân hàng sẽ thu phí này để duy trì hoạt động của thẻ như Techcombank là 50.000 đồng/năm, MBbank 60.000 đồng/năm. Tuy nhiên, cũng có một số các ngân hàng miễn phí điển hình là Ngân hàng số Timo.

Còn một trường hợp bạn sẽ không bị mất phí hàng tháng khi số dư tài khoản vượt mức quy định của ngân hàng, ví dụ ngân hàng Vietinbank nếu số dư trong tài khoản hàng tháng của bạn từ 5 triệu đồng trở lên thì sẽ không tính phí hàng tháng. Đối với ngân hàng số Timo, bạn được miễn phí duy trì tài khoản hàng tháng và không yêu cầu số dư tối thiểu. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí để thực hiện các việc cần thiết khác.

So sánh thẻ ATM các ngân hàng phổ biến hiện nay

Khi dùng thẻ ATM, bạn phải thanh toán phí cho các giao dịch thẻ như phí phát hành, rút tiền, chuyển tiền, phí thường niên, số dư tối thiểu… cho ngân hàng.

Sau đây, Timo sẽ so sánh phí giao dịch trên thẻ ATM của một số ngân hàng thông dụng để bạn có thêm thông tin để quyết định nên làm thẻ ATM ngân hàng nào.

Bảng so sánh thẻ ATM các ngân hàng phổ biến hiện nay (Đơn vị: đồng)

Ngân hàngPhí phát hànhSố dư tối thiểuPhí rút tiền ATM cùng ngân hàngPhí rút tiền ATM khác ngân hàngPhí chuyển khoản bằng Internet/Mobile Banking cùng ngân hàngPhí chuyển khoản bằng Internet/Mobile Banking khác ngân hàng
TimoMiễn phíKhông yêu cầuMiễn phíMiễn phíMiễn phíMiễn phí
Vietcombank50.00050.0001.1003.300– 2.200/giao dịch nếu dưới 20 triệu đồng
– 5.500/giao dịch nếu từ 20 triệu đồng trở lên
– 7.000/giao dịch nếu dưới 10 triệu đồng
– 11.000/giao dịch nếu trên 10 triệu đồng
Agribank50.00050.0001.100 1.100Miễn phíMiễn phí
BIDVMiễn phí50.0001.100 3.300– Dưới 10.000: Miễn phí– Từ 30 triệu đồng trở xuống: 1.000/giao dịch

– Trên 30 triệu đồng: 0,01% Số tiền chuyển, tối đa 9.000/giao dịch

– Từ 500 nghìn đồng trở xuống: 2.000/giao dịch
– Từ trên 500 nghìn đến 10 triệu đồng: 7.000/giao dịch
VietinbankMiễn phí50.000– C card: 1.100
– Gold card, Pink card: 3.300
3.300Miễn phí– Từ 1.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng: 8.000 đồng/giao dịch
– Từ 50 triệu đồng trở lên: 0,01% giá trị giao dịch, tối thiểu 9.000 đồng/giao dịch
VpbankMiễn phí50.000Miễn phí3.000Miễn phíMiễn phí
Bản ViệtMiễn phí50.000Miễn phí2,790Miễn phí2,200
TechcombankMiễn phí50.0002.2003.300 Miễn phíMiễn phí
SacombankMiễn phí50.0001.100 3.300– Cùng Tỉnh/TP: Miễn phí
– Khác Tỉnh/TP: 8.000đ
– Cùng Tỉnh/TP: 0,018% (tối thiểu: 15.000 đồng – tối đa: 900.000 đồng)
– Khác Tỉnh/TP: 0,041% (tối thiểu: 25.000đ – tối đa: 900.000 đồng)
TPbank.Miễn phí50.000Miễn phíMiễn phíMiễn phí– 8.000 đồng/giao dịch khi chuyển tiền nội bộ tỉnh, giá trị thấp (< 500 triệu VNĐ)– 0.01% giá trị giao dịch (tối thiểu 20.000 đồng, tối đa 300.000 đồng) khi chuyển tiền nội bộ tỉnh, giá trị cao (>= 500 triệu VNĐ)

– 0.04% giá trị giao dịch (tối thiểu 20.000 đồng, tối đa 600.000 đồng) khi chuyển tiền liên tỉnh

*Lưu ý: Đây chỉ là mức phí tham khảo. Bạn cần truy cập website chính thức của ngân hàng để cập nhật thông tin chính xác.

Cách làm thẻ ATM của các ngân hàng

Bạn có thể làm thẻ ATM online ở bất kỳ lúc nào hoặc đến trực tiếp ngân hàng làm thẻ ATM. 

Làm thẻ ATM online

Hiện tại Ngân hàng số Timo áp dụng công nghệ định dạng eKYC giúp khách hàng mở thẻ ATM nhanh chóng với một vài thao tác đơn giản ngay trên điện thoại. Cách làm thẻ ATM online miễn phí của Timo như sau:

Bước 1: Tải app Timo Digital Bank tại App Store hoặc Google Play.

Bước 2: Nhập số điện thoại và xác nhận mã OTP.

Bước 3: Nhập thông tin cá nhân gồm có họ và tên, email, quốc tịch.

Bước 4: Nhập mã giới thiệu nếu có để nhận ưu đãi từ Timo.

Bước 5: Chụp hình mặt trước và mặt sau CMND/CCCD như hướng dẫn.

Bước 6: Quét khuôn mặt để xác nhận giấy tờ tùy thân bằng công nghệ định danh eKYC.

Bước 7: Điền địa chỉ khớp với giấy tờ tùy thân.

Bước 8: Đặt mật khẩu cho tài khoản. Để tăng cường bảo mật, mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, một chữ in hoa, một chữ số và ký tự đặc biệt.

Bước 9: Đợi duyệt tài khoản bằng công nghệ định danh eKYC.

Bước 10: Nhân viên của Timo sẽ liên hệ lại để xác nhận thông tin và làm thủ tục mở thẻ. Bạn có thể yêu cầu giao thẻ ATM tận nhà trên 63 tỉnh thành Việt Nam và hoàn toàn miễn phí.

Làm thẻ trực tiếp tại ngân hàng

Khi bạn muốn làm thẻ ATM của ngân hàng nào, bạn có thể đến bất kỳ điểm giao dịch  nào của ngân hàng đó.

Bạn chỉ cần mang giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu để được bộ phận mở thẻ hỗ trợ trực tiếp.

Ngay khi bạn đăng ký thành công, tài khoản ngân hàng đã được kích hoạt và sử dụng luôn. Thẻ ATM bạn sẽ nhận được sau 7 -14 ngày làm việc kể từ khi đăng ký mở thẻ thành công.

Một số câu hỏi thường gặp khi làm thẻ ATM

– Thẻ ATM hết tiền có bị khóa không?

Thẻ ATM hết tiền sẽ không bị khóa, bạn hãy yên tâm sử dụng. Thẻ sẽ bị khóa trong một số trường hợp nhất định ví dụ như không đóng phí thường niên hàng năm, nhập mã PIN sai trên 3 lần,…

– Thẻ ATM để lâu có bị khóa không?

Thẻ ATM để lâu sẽ bị khóa, khi không có giao dịch nào phát sinh từ hơn 1 – 1.5 năm thì thẻ sẽ rơi vào trạng thái ngủ, tức là khóa chiều giao dịch chuyển khoản, rút tiền.

 – Dưới 18 tuổi có được làm thẻ ATM không?

Người dưới 18 tuổi có thể làm được thẻ ATM. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, người có độ tuổi từ 15 trở lên, được cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân, có đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể sử dụng thẻ ATM.Những thông tin trên đây là những ngân hàng làm thẻ ATM không mất phí được cập nhật mới nhất cho bạn. Ngân hàng số Timo hỗ trợ bạn làm thẻ ATM online chỉ với vài phút qua ứng dụng Timo Digital Bank và giao thẻ tận nhà trên 63 tỉnh thành hoàn toàn miễn phí. Tải ứng dụng và mở tài khoản Timo ngay để trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại.