Năm 2022 Việt Nam có bao nhiêu người?

Hiện nay, dân số toàn thế giới được thống kê chính thức là 7,834 tỷ dân vào năm 2020, dự đoán là 7.9 tỷ vào năm 2021. Chúng ta gần đây đã chứng kiến những thay đổi lớn về tỷ lệ sinh và tuổi thọ. Vào đầu những năm 1970, trung bình mỗi phụ nữ có 4,5 con; đến năm 2015, tổng mức sinh trên thế giới giảm xuống dưới 2,5 con/phụ nữ. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình toàn cầu đã tăng, từ 64,6 tuổi vào đầu những năm 1990 lên 72,6 tuổi vào năm 2019. Ngoài ra, thế giới đang chứng kiến ​​mức độ đô thị hóa cao và tốc độ di cư tăng nhanh. Năm 2007 là năm đầu tiên nhiều người sống ở thành thị hơn ở nông thôn và đến năm 2050, khoảng 66% dân số thế giới sẽ sống ở thành phố.

Vấn đề dân số hiện nay được xác định tác động đến một loạt các nội dung lớn, bao gồm: lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới, nghèo đói, sức khỏe bà mẹ, quyền con người, v.v. Tính đến ngày 01/4/2019, dân số Việt Nam là trên 96,2 triệu người. Trải qua 5 lần tổng điều tra dân số (vào các năm: 1979, 1989, 1999, 2009, 2019), trong 40 năm  (1979 - 2019), dân số Việt Năm tăng trung bình 1 triệu người/năm [1]. Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.270.682 người vào ngày 03/12/2022, theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc và chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, với sự quyết tâm và nỗ lực của cả dân tộc, chúng ta đã dành được những thành tựu lớn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, từ năm 1958 trở đi thu nhập quốc dân giảm, trong khi sản lượng lương thực giảm lại thì tốc độ tăng dân số lại tăng vọt từ 1,1% (1954) lên 3,93% (1960). Lúc này chính sách sinh đẻ có kế hoạch chưa được áp dụng ở nước ta. Trong bối cảnh nói trên, ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 216/CP, về việc sinh đẻ có hướng dẫn, xuất phát từ thực tế về sự gia tăng dân số quá nhanh, gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một văn bản đánh dấu sự ra đời của công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện ở nước ta.

Điển hình của những thành tựu đạt được đó là: tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng lên đáng kể, từ năm 1989 đến năm 2021, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng từ 65,2 tuổi lên 73,7, chất lượng dân số được cải thiện. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện, từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 6,6 cm, đạt 168,1 cm ở nam (2020) và 156,2 cm ở nữ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với khoảng 66 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là nền tảng và cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [2].

Năm 2022, chủ đề của Ngày dân số Việt Nam là “Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững” theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Việt Nam cùng thế giới chung tay thúc đẩy một tương lai linh hoạt và bền vững trên cơ sở nỗ lực tạo ra cơ hội và quyền bình đẳng để phát triển và có một cuộc sống chất lượng. Đồng thời quan tâm đến các vấn đề đáng báo động xảy ra do sự gia tăng dân số như sự nóng lên toàn cầu, tăng trưởng, tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.

Hiện nay, những tiến bộ y tế đã làm giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em và tăng tuổi thọ. Vì vậy, để mang lại một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho thế hệ sắp tới, điều cần thiết là tạo ra nhận thức và giáo dục mọi người về rủi ro liên quan đến tình trạng quá tải dân số. Cung cấp các kiến thức về sức khỏe sinh sản và đẩy mạnh tuyên truyền để đảm bảo vị thành niên, thanh niên, công nhân các khu công nghiệp… tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số. Tập trung tuyên truyền về các giải pháp phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng: Tiếp tục duy trì vững chắc mức sinh thay thế nhằm phát huy lợi thế giai đoạn cơ cấu dân số vàng, qua đó tăng cơ hội việc làm, nhất là những việc làm tạo giá trị gia tăng, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động.

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam tăng hạng từ thứ 83 lên 79 [3]. Với những kết quả kể trên, Việt Nam đang đi đúng hướng và đã tìm được giải pháp trong quá trình phát triển quy mô dân số của đất nước với thế giới.

1. Trần Quỳnh, Dân số Việt Nam qua 5 lần tổng điều tra dân số, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2019

Dân số trung bình năm 2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người, tăng 955,5 nghìn người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021,

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình xã hội năm 2022, Dân số trung bình của Việt Nam năm 2022 là 99,46 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm thấp nhất trong giai đoạn 2018-2022 và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây.

Tình hình lao động, việc làm năm 2022 phục hồi tích cực nhưng có xu hướng tăng chậm lại trong quý IV/2022. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của lao động quý IV/2022 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng so với quý trước do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các đơn hàng bị cắt giảm vào dịp cuối năm.

Cụ thể, dân số trung bình năm 2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người, tăng 955,5 nghìn người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021, trong đó: Dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7%; nam 49,61 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 49,85 triệu người, chiếm 50,1%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2022 là 99,5 nam/100 nữ. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,4 tuổi.

Năm 2022 Việt Nam có bao nhiêu người?

Ảnh minh hoạ.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,6 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước năm 2022 là 2,32%, trong đó khu vực thành thị là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,21%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,7%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,51%.

Năm 2022, công tác an sinh xã hội định kỳ và công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chăm lo cho hộ nghèo. Đời sống của hộ dân cư được cải thiện.

Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, ước tính thu nhập bình quân đầu người đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021.

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 30/11/2022 gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 đã giải ngân khoảng 3,74 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 123 nghìn lượt doanh nghiệp với gần 5,3 triệu lượt lao động. Ngoài ra, để người dân không bị thiếu đói, tính từ đầu năm đến nay Chính phủ cấp xuất tổng số 24,8 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 492,5 nghìn hộ với 1,6 triệu nhân khẩu.

Trong năm 2022, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 14,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ cho các đối tượng người có công, thân nhân người có công là 4,7 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 2,4 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ cứu đói các đối tượng bảo trợ xã hội là hơn 2,7 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ tình hình đột biến, bất thường, nổi bật khác phát sinh tại địa phương là gần 4,6 nghìn tỷ đồng. Có gần 29,8 triệu thẻ bảo hiểm xã hội/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến ngày 29/11/2022, trên cả nước có: 5.869/8.225 xã (chiếm 71,4%) đạt chuẩn nông thôn mới; 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 39,6% số huyện cả nước) và 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.