Muốn thành lập công ty cần bao nhiêu vốn năm 2024

Một trong những câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều người khi có ý tưởng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp… đó chính là thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn. Bởi lẽ nguồn vốn chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công vững mạnh cho doanh nghiệp.

Show

%20(64).jpg)

Tùy theo ngành nghề, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức thì mỗi doanh nghiệp sẽ cần những nguồn vốn khác nhau. Dưới đây chính là những thông tin tư vấn của công ty chúng tôi về nguồn vốn khi thành lập doanh nghiệp, hãy cùng tham khảo nhé.

Để thành lập được một công ty thì sẽ bao gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản đó chính là:

  1. VỐN ĐIỀU LỆ

Đây chính là số vốn mà chủ doanh nghiệp đăng ký với sở kế hoạch đầu tư khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Số vốn này thường tuỳ theo năng lực và ngành nghề kinh doanh mà chủ doanh nghiệp đưa ra mức phù hợp.

Với việc thành lập các công ty vơi quy mô nhỏ ( thường là các công ty về dịch vụ, thương mại ) thì nên chọn mức vốn điều lệ tại mức từ ( trên 1 tỉ đến dưới 5 tỉ). Vốn điều lệ của công ty tại Việt Nam sẽ được chủ doanh nghiệp tự do đăng kí mà không phụ thuộc vào quy định hay điều kiện nào. Tuy nhiên nhà nước vẫn quy định về việc chịu trách nhiệm trước số vốn của mình đã đăng ký. Ví dụ đối với công ty TNHH thì chủ doanh nghiệp và các thành viên chỉ cần chịu trách nhiệm trước số vốn mình đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh, còn đối với doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp buộc phải chịu trách nhiệm vô hạn trên tất cả tài sản của mình.

Số vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến việc nộp thuế môn bài, vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn mức vốn này.

II. VỐN PHÁP ĐỊNH

Vốn pháp định chỉ có khi doanh nghiệp đang thành lập kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định.

Các loại hình kinh doanh yêu cầu vốn pháp định như : ngân hàng (3000 tỷ trở lên), công ty tài chính ( 500 tỷ), bất động sản ( 6 tỷ), dịch vụ đòi nơ ( 2 tỷ), dịch vụ bảo vệ ( 2 tỷ), đưa người đi lao động ở nước ngoài (5 tỷ), sản xuất phim (1 tỷ) , kiểm toán ( 5 tỷ)

III. VỐN KÝ QUỸ

Vốn ký quỹ chính là số vốn pháp định mà chủ doanh nghiệp đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư nhưng số vốn này phải tồn tại thực tế , nói cách khách chính là số vốn pháp định này sẽ được nằm tại ngân hàng và được ngân hàng xác nhận.

Số tiền ký quỹ này vẫn sẽ được tính lãi và doanh nghiệp có thể tuỳ ý sử dụng tiền lãi này, và khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền doanh nghiệp có thể sử dụng tiền ký quỹ này.

IV. VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC HOẶC CÁ NHÂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Tổ chức có thể góp vốn bình thường như các cá nhân.

Đối với người nước ngoài muốn góp vốn vào một công ty Việt Nam thì có thể góp với tỉ lệ không vượt quá 90% . Và buộc phải chuyển đổi công ty thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Để trả lời câu hỏi thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì người chủ doanh nghiệp cần xác định sao cho phù hợp với nhu cầu hoạt động, loại hình doanh nghiệp, nhu cầu mở rộng của công ty cùng nhiều yếu tố khác.

Ngoài ra mọi thắc mắc cần được tư vấn về thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì bạn có thể liên lạc ngay với chúng tôi dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Kế Toán Sài Gòn sẽ tư vấn cho bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

? Là câu hỏi được nhiều cá nhân và tổ chức khởi nghiệp quan tâm. Điều này là bởi vì để thành lập công ty, chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau. Vậy thành lập doanh nghiệp cần làm những gì? Cần chú ý gì không? Để trả lời đâu hỏi này cùng AZTAX tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Muốn thành lập công ty cần bao nhiêu vốn năm 2024
Thành lập doanh nghiệp là gì? Muốn thành lập doanh nghiệp cần những gì?

Muốn thành lập công ty chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều thứ, không chỉ là tiền bạc hay chiến lước kinh doanh mà còn rất nhiều yếu tố liên quan đến mặt pháp lý. Dưới đây là những điều cần làm khi thành lập doanh nghiệp mà AZTAX đã tổng hợp để giúp bạn trở lời câu hỏi muốn thành lập doanh nghiệp cần những gì để có thể gia tăng sự thành công của doanh nghiệp.

Muốn thành lập công ty cần bao nhiêu vốn năm 2024
Muốn thành lập công ty cần những gì để tăng tỷ lệ thành công?

1.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  • Công ty TNHH một thành viên: Được sở hữu và quản lý bởi 01 cá nhân hoặc tổ chức, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Sở hữu và quản lý bởi từ 2 – 50 cá nhân hoặc tổ chức, chịu trách nhiệm hữu hạn theo số vốn góp.
  • Công ty cổ phần: Tối thiểu 3 cổ đông trở lên, không có giới hạn tối đa cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hạn theo số lượng cổ phần sở hữu.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung, kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn.

Tùy thuộc vào số lượng thành viên và nhu cầu cụ thể, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để có cơ cấu quản lý hợp lý. Đây là câu trả lời cho câu hỏi về yếu tố cần thiết khi mở công ty.

1.2 Lựa chọn tên cho công ty

  • Để xác định tên cho công ty bạn, cần lưu ý những điều sau. Tên công ty viết bằng tiếng Việt có thể bao gồm chữ số và ký hiệu, phải phát âm rõ ràng và chứa ít nhất hai thành phần: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Quan trọng nhất, tên công ty cần được hiển thị tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đồng thời tránh đặt tên trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Nếu có nhu cầu sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài, tên này cần được dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ tương ứng. Trong quá trình dịch, tên riêng của doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ nước ngoài. Điều này đảm bảo tính nhất quán và hiểu quả trong quan hệ giao tiếp và thị trường quốc tế.

1.3 Lựa chọn trụ sở công ty

  • Địa chỉ của công ty không chỉ là nơi liên lạc và giao dịch mà còn là yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Nó phải nằm trong lãnh thổ của Việt Nam và được xác định chi tiết bằng số nhà, tên phố, phường, quận, thành phố hoặc tỉnh thành, kèm theo số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử nếu có.
  • Trong trường hợp trụ sở chưa có số nhà hoặc tên đường, yêu cầu cần xác nhận từ địa phương để chứng minh rằng địa chỉ đó chưa được đánh số hoặc có tên đường và xác nhận này phải được đính kèm trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Với những doanh nghiệp chưa có địa chỉ văn phòng nhưng muốn tận dụng cơ hội kinh doanh và tiến hành thành lập công ty, việc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng ảo là một giải pháp hiệu quả để đăng ký kinh doanh và mở công ty mà không cần phải sở hữu địa chỉ văn phòng cố định.

1.4 Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau. Việc chuẩn bị cho tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp định hoạt động cũng như những ngành nghề có thể xem xét trong tương lai là quan trọng. Nếu bạn đã đăng ký một ngành nghề nhất định, nhưng sau này quyết định mở rộng sang một lĩnh vực khác, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh và bổ sung thêm ngành nghề mới vào danh sách hoạt động kinh doanh của mình. Điều này giúp doanh nghiệp thích ứng với thị trường và cơ hội mới một cách linh hoạt và hiệu quả.

1.5 Lựa chọn mức vốn điều lệ

Không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu (trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc vốn tối đa cho việc thành lập doanh nghiệp. Số vốn này được quyết định bởi doanh nghiệp và không yêu cầu chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản ngân hàng hoặc bất kỳ hình thức tài chính nào khác. Tuy nhiên, người sáng lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mức vốn điều lệ đã khai báo khi đăng ký doanh nghiệp.

Tiến hành chuẩn bị về mức thuế cần nộp khi thành lập công ty phải tương ứng với mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký.

  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài hàng năm là 3.000.000 đồng.
  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức thuế môn bài hàng năm là 2.000.000 đồng.
  • Các doanh nghiệp đăng ký thành lập Chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện cần nộp mức thuế môn bài hàng năm là 1.000.000 đồng.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) được nộp theo tỷ lệ 10% và phải tuân thủ theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu có lãi sẽ được nộp sau khi kết thúc năm tài chính. Mức đóng thuế này là từ 20-25% trên lợi nhuận mà doanh nghiệp kê khai.
  • Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thuế xuất khẩu phụ thuộc vào ngành nghề và loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh.
  • Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, thuế nhập khẩu cũng phụ thuộc vào ngành nghề và loại hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu.

1.6 Lựa chọn người đại diện theo pháp luật có khả năng điều hành công ty

Người đại diện theo quy định của pháp luật là cá nhân chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là người thay mặt cho doanh nghiệp trong giao dịch, ký kết các tài liệu, thủ tục với cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.

Chức danh của người đại diện có thể là Giám Đốc (hoặc Tổng Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng thành viên/quản trị và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ của công ty.

Người đại diện pháp lý của doanh nghiệp cần phải có địa chỉ thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày, họ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

1.7 Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty tư nhân bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục I-1 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, nếu người này không phải là người đại diện theo pháp luật. Lưu ý rằng văn bản ủy quyền không cần công chứng hoặc chứng thực

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu Phụ lục I-5 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Yêu cầu hồ sơ bao gồm:
  • Bản sao các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân.
  • Bản sao các loại giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức.
  • Bản sao các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên thuộc các tổ chức nước ngoài, bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tuân theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (theo mẫu Phụ lục I-4 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (theo mẫu Phụ lục I-7 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Điều lệ của công ty cổ phần.
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (theo mẫu Phụ lục I-8 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Các loại giấy tờ hồ sơ pháp lý của các cổ đông và nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
  • * Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bao gồm Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    • Đối với cổ đông là cá nhân: Bản sao các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân, bao gồm Thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân hợp pháp khác. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài: Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, được hợp pháp hóa lãnh sự. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong trường hợp công ty cổ phần được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, theo quy định của Luật Đầu tư (Nếu có). Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, nếu người này không phải là người đại diện theo pháp luật. Lưu ý rằng văn bản ủy quyền không cần công chứng hoặc chứng thực.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 Thành viên trở lên bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (theo mẫu Phụ lục I-3 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (theo mẫu Phụ lục I-6 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức:
  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài, cần cung cấp hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay thế hộ chiếu nước ngoài đang còn hiệu lực.
  • Đối với thành viên là tổ chức, yêu cầu bao gồm:
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay các loại giấy tờ tương đương khác.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giùm/

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên bào gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (theo mẫu Phụ lục I-2 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc Điều lệ của công ty công ty TNHH 1 một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu.
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Bản sao của giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hay tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy định của Luật Đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thay.

Sau khi đã thu thập đầy đủ giấy tờ như nêu trên, bạn cần soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để nộp đề nghị cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp.

1.8 Những thủ tục thành lập công ty cần chuẩn bị khi được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Khắc dấu tròn công ty và thông báo mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu cho công ty mới thành lập.
  • Áp dụng phương pháp tính thuế theo quy định.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử tới chi cục thuế địa phương.
  • Làm thủ tục chữ ký số cho việc khai thuế (1 năm).
  • Cung cấp hóa đơn điện tử (200 số).
  • Chuẩn bị dấu chức danh (01 dấu).
  • Treo bảng hiệu kích thước 25 x 35 tại trụ sở.
  • Miễn phí báo cáo thuế quý đầu tiên.
  • Thông báo số tài khoản ngân hàng.
  • Nếu không có địa chỉ đăng ký kinh doanh, thuê địa chỉ đăng ký mở công ty với chi phí 500k/tháng tại AZTAX.

2. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thành lập công ty thành công?

2.1 Chuẩn bị ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo và có ưu thế

Nếu bạn sở hữu một ý tưởng kinh doanh xuất sắc, mang tính sáng tạo cao hoặc có những ưu thế độc đáo so với thị trường thì công việc kinh doanh của bạn đã đạt đến mức thành công khoảng 75%. Tuy nhiên, độ bền và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chất lượng của ý tưởng kinh doanh ban đầu mà bạn đã xây dựng.

Để có một ý tưởng kinh doanh xuất sắc và biến ước mơ kinh doanh thành hiện thực, bạn có thể thực hiện một cách đơn giản: tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp giải pháp tốt nhất cho họ. Điều này giúp đảm bảo rằng ý tưởng kinh doanh của bạn không chỉ phản ánh nhu cầu thị trường mà còn đáp ứng một cách hiệu quả và độc đáo.

2.2 Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mạch lạc

Khi chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành việc này một cách tỉ mỉ và toàn diện. Trong đó bao gồm việc xác định nguồn tiền đầu tư ban đầu và nguồn vốn cần để duy trì hoạt động kinh doanh và ước tính một cách cụ thể về doanh số bán hàng, các khoản chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế và bất kỳ chi phí nào khác có thể phát sinh. Nhờ điều này, doanh nghiệp sẽ có khả năng xác định lợi nhuận mục tiêu mà công ty có thể đạt được.

2.3 Nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu

Bạn muốn mở công ty cần phải nghiên cứu rõ và xác định thị trường để doanh nghiệp hiểu được những gì thị trường đang cần. Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu các đối thủ trong ngành. Khi công ty đã có kinh nghiệm làm việc này, công ty sẽ tiếp xúc được với thị trường. Qua đó dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và có cơ hội xác định hướng đi cho doanh nghiệp của mình.

2.4 Chuẩn bị ngân sách tài chính cho công ty

Một ý tưởng kinh doanh xuất sắc thường cần được hỗ trợ bởi nguồn tài chính vững mạnh để thực hiện. Nếu doanh nghiệp có sự hậu thuẫn tài chính từ nhà đầu tư, thì đây là một may mắn lớn. Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp bắt đầu từ con số không và không có sẵn tài chính, việc chuẩn bị nguồn vốn có thể trở nên khó khăn hơn.

Doanh nghiệp có thể tích lũy từ tiết kiệm trong quá trình làm việc hoặc xem xét việc vay vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc vay vốn có thể đi kèm với chi phí lãi suất . Do đó, trước khi mở doanh nghiệp, chúng ta cần tính toán cẩn thận. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì lòng tin, sự uy tín với nhà đầu tư trong suốt quá trình kinh doanh để họ có thể hỗ trợ công ty mà không có bất kỳ sự đắn đo hay ngần ngại nào.

2.5 Nghiên cứu đối thủ cùng ngành

Để đạt được thành công của công ty, các chuyên gia quản lý khuyên doanh nghiệp nên dành ít nhất 15-20 phút hàng ngày để nghiên cứu thị trường. Quá trình này giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và cung cấp thông tin về hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

Điều này giúp doanh nghiệp tránh các sai lầm thường gặp và tận dụng cơ hội kinh doanh để phát triển công ty trong tương lai. Việc nghiên cứu thị trường và cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng cần chuẩn bị kỹ càng trước khi bắt đầu kinh doanh và không nên xem nhẹ

2.6 Chuẩn bị đầy đủ các dịch vụ Marketing Online cho doanh nghiệp

Máy vi tính, trang web doanh nghiệp, dịch vụ thư điện tử, và kinh doanh trực tuyến – bạn đã sẵn sàng với những công cụ này chưa? Trong thời đại kinh doanh hiện đại, những tiện ích này trở thành không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp, bất kể quy mô của họ là lớn hay nhỏ. Tận dụng và sử dụng chúng một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn đạt được thành công hơn.

2.7 Tìm kiếm, xác định danh sách khách hàng tiềm năng

Sự tồn tại hay suy tàn của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng. Nếu thành lập doanh nghiệp trong thời gian dài không thu hút đủ số lượng khách hàng, hoặc thậm chí không có khách hàng, thì sớm hay muộn doanh nghiệp của bạn sẽ gặp khó khăn.

Quy tắc quan trọng là phải luôn dành thời gian để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng từ trước. Đồng thời, sử dụng cả các công cụ tiếp thị truyền thống và hiện đại để tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế nên xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và chuẩn bị kế hoạch triển khai từ khi bắt đầu kinh doanh.

2.8 Chuẩn bị chính sách chăm sóc khách hàng mà công ty sở hữu

Việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng là một nhiệm vụ không dễ dàng. Vì vậy, khách hàng luôn đứng ở vị trí cao nhất. Doanh nghiệp được đánh giá cao khi mang lại những giá trị vượt trội hơn những gì khách hàng mong đợi. Khi đó, khách hàng không chỉ tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp của bạn, mà còn có thể giới thiệu bạn đến với các khách hàng tiềm năng khác.

Thành lập doanh nghiệp cần những gì đã được trả lời qua bài viết trên. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. AZTAX tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian thực hiện nhanh nhất.

Xem thêm:

3. Những điều cần biết khi thành lập công ty

Muốn thành lập công ty cần bao nhiêu vốn năm 2024
Mở công ty cần những gì?

3.1 Quy trình thành lập công ty gồm những gì?

Quy trình thành lập công ty khá phực tạp bao gồm nhiều bước khác nhau. Ngoài ra người đại diện thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng phải hiểu về luật để tránh những sai sót khi làm thủ tục. Dưới đây là các bước thành lập doanh nghiệp mà AZTAX đã tổng hợp, giúp các bạo có thể thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp một cách đễ dàng hơn.

  • Bước 1: Lựa chọn hình thức kinh doanh.
  • Bước 2: Chuẩn bị bản sao có xác thực của giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu (CMND/Hộ chiếu).
  • Bước 3: Lựa chọn tên cho công ty, bao gồm tên loại hình (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, …) và tên riêng của công ty.
  • Bước 4: Xác định địa chỉ đăng ký kinh doanh.
  • Bước 5: Định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Lưu ý rằng việc đăng ký lĩnh vực kinh doanh phải tuân theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

3.2 Thời gian cần thiết để thành lập doanh nghiệp

Nội dung dưới đây giúp bạn sẽ tìm thấy các khoảng thời gian cụ thể của quá trình đăng ký thành lập công ty. Viết nắm bắt thời gian giải quyết hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền, giúp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch chi tiết và thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng hiệu quả để hoạt động đúng lịch trình, cụ thể thời giải quyết hồ sơ:

  • Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp: Từ 3-5 ngày làm việc.
  • Đăng bố cáo doanh nghiệp, khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu: Từ 2-3 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ.
  • Đăng ký hóa đơn điện tử, thông báo phát hành hóa đơn và kê khai thuế ban đầu: Từ 5-10 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

3.3 Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Để thành lập doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty.
  • Điều lệ công ty.
  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp.
  • Văn bản ủy quyền từ chủ sở hữu cho người được ủy quyền, đặc biệt trong trường hợp chủ sở hữu là một tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện thủ tục nếu đại diện pháp luật không thể đi nộp hồ sơ.
  • Giấy ủy quyền để thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp và quá trình thành lập công ty.

3.4 Muốn thành lập công ty cần những điều kiện gì?

Để thành lập công ty, chúng ta cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thành viên hoặc cổ đông của công ty phải đủ 18 tuổi.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp.
  • Có thể lập công ty ở bất kỳ tỉnh/thành phố nào mà bạn muốn mà không bị ràng buộc về việc đăng ký hộ khẩu hoặc thường trú.
  • Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, thực tế, pháp luật không hạn chế số lượng công ty mà một người muốn thành lập.

Như vậy AZTAX đã sơ lược qua các nội dung về các công việc liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Hy vong, những kiến thức này sẽ giúp bạn một phần nào đó trả lời câu hỏi muốn thành lập công ty cần những gì? cũng như nắm bắc được các bước thành lập 1 công ty. Nếu bạn vẫn còn gặp những khó khắn trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ AZTAX để được hướng dẫn miễn phí. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.

Công ty mới thành lập nên đế vốn điều lệ bao nhiêu?

Vốn pháp định để thành lập công ty Theo đó, mức vốn điều lệ tối thiểu khi công ty đăng ký thành lập là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vố tối đa. Đây là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.nullThành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ - Tư vấn pháp luậtluatvietan.vn › thanh-lap-cong-ty-can-bao-nhieu-von-dieu-lenull

Doanh nghiệp cần có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: nghiêm cấm hành vi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký. Hiện nay, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về vốn tối thiểu khi thành lập công ty.19 thg 10, 2022nullCó quy định vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty?thuvienphapluat.vn › phap-luat › co-quy-dinh-von-dieu-le-toi-thieu-khi-th...null

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu tiền?

Về cơ bản, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty cổ phần, bao nhiêu vốn cũng có thể thành lập công ty cổ phần.nullMức vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần - Luật Việt Anluatvietan.vn › muc-von-toi-thieu-de-thanh-lap-cong-ty-co-phannull

Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty là việc cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh thực hiện các thủ tục về pháp lý tại cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác định tư cách pháp lý cho công ty cũng như đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp đó có được sự bảo hộ của pháp luật.nullThành lập công ty là gì? Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty?ketoanbachkhoa.vn › thanh-lap-cong-ty-la-gi-thuan-loi-va-kho-khannull