Dự án tin học hóa hành chính công năm 2024

Dự án tin học hóa hành chính công năm 2024

Chưa xác định con số thất thoát của Đề án 112

Trong khi chờ xác định con số thất thoát, Kiểm toán đề nghị thu hồi 3,7 tỷ đồng kinh phí xây dựng cơ bản chưa được sử dụng, chi vượt định mức, sai chế độ, chi không đúng nhiệm vụ, không có sản phẩm nghiệm thu... của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ và các bộ, ngành địa phương.

Căn cứ Quyết định số: 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005;

Căn cứ Công văn số: 45/VPCP-BĐH112, ngày 29 tháng 3 năm 2002 của Ban điều hành Đề án tin học 112 Chính phủ, về việc thẩm định kỹ thuật Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước;

Xét đề nghị của Trưởng Ban điều hành Đề án 112 của tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2002-2005 gồm những nội dung chính như sau:

  1. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

Phát triển hệ thống tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước nhằm từng bước hiện đại hóa công nghệ hành chính phục vụ đắc lực mục tiêu cải cách hành chính, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý điều hành của hệ thống chính quyền các cấp, xây dựng hệ thống chính quyền của dân, do dân và vì dân.

2. Mục tiêu kế hoạch hàng năm

2.1 - Năm 2002:

- Tiếp tục phát triển kết quả tin học hoá đã thu được trong giai đoạn 1996 -2000; tập trung phát triển các chương trình ứng dụng thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc, quản lý quá trình giải quyết công việc của công dân và tổ chức của các cơ quan đơn vị gắn với phương án cải cách hành chính.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản qui phạm pháp luật của tỉnh.

- Xây dựng trang tin điện tử trên mạng tin học diện rộng của tỉnh.

- Chuẩn bị các điều kiện triển khai thí điểm một số dịch vụ công.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Chuẩn bị các điều kiện xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; xây dựng mạng cục bộ (LAN) có các nút mạng nối đến các phòng ban ở tất cả các sở, ban, ngành (sau đây gọi tắt là ngành) trọng điểm về giải quyết các thủ tục hành chính và một số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện).

- Về đào tạo, phần lớn chuyên viên, văn thư các ngành, các huyện điểm; cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh được đào tạo tin học cơ bản, nắm được kỹ năng làm việc trên mạng máy tính, trao đổi thông tin trên mạng tin học diện rộng của tỉnh và truy nhập vào trang thông tin điện tử của Chính phủ.

2.2 - Năm 2003:

- Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đặt tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đưa vào vận hành hệ chương trình tổng hợp thông tin báo cáo.

- Thí điểm một số dịch vụ công.

- Xây dựng các mạng LAN có các nút mạng nối đến các phòng ban ở phần lớn các ngành, huyện.

- Trên 70% cán bộ, chuyên viên tại các ngành có mạng LAN được đào tạo tin học căn bản, nắm được kỹ năng làm việc trên mạng máy tính.

2.3 - Năm 2004

- Đến cuối năm 2004, tin học hoá được một số dịch vụ công chủ yếu: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh.

- Các trang thông tin điện tử được tổ chức cập nhật thường xuyên.

- Xây dựng xong về cơ bản Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; xây dựng mạng LAN ở các ngành, huyện còn lại.

- Trên 90% chuyên viên, văn thư được đào tạo tin học cơ bản, nắm được kỹ năng làm việc trên mạng máy tính.

- Tiếp tục hoàn thiện, mở rộng hạ tầng thông tin và công nghệ của giai đoạn trước, mở rộng diện chuyên viên tại các ngành, huyện có máy vi tính nối mạng để làm việc; phấn đấu năm 2004 cứ bình quân 2 chuyên viên cấp ngành có một máy vi tính.

2.4 - Năm 2005

- Các dịch vụ công: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, cấp đăng ký kinh doanh, quản lý hộ tịch, hộ khẩu... cơ bản được tin học hóa.

- Mạng tin học của sở được nối với tất cả các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước; mạng tin học của huyện điểm được nối với các xã, thị trấn (trên100 xã), riêng huyện Yên Định, Hoằng Hoá, Thành phố Thanh Hoá và 2 thị xã nối với 100% số xã, phường; bình quân 3 chuyên viên (đối với huyện), dưới 2 chuyên viên (đối với ngành) có một máy vi tính nối mạng để làm việc.

- 100% cán bộ chuyên viên hành chính có sử dụng máy tính được đào tạo tin học cơ bản, nắm được kỹ năng làm việc trên mạng tin học hành chính Nhà nước của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ TIN HỌC HÓA CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN

Trong giai đoạn 2002-2005 tập trung tin học hóa các hệ thống thông tin sau:

1. Hệ thống điều hành tác nghiệp

1.1. Chương trình quản lý văn bản, hồ sơ công việc: Đây là một trong những chương trình quan trọng nhất trong hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp phục vụ trực tiếp công tác điều hành và quản lý Nhà nước, phục vụ bốn mục tiêu chính:

- Quản lý theo dõi quá trình luân chuyển văn bản đến của đơn vị.

- Cập nhật cơ sở dữ liệu và phát hành văn bản đi.

- Theo dõi quá trình xử lý công việc của chuyên viên (hồ sơ trình giải quyết công việc của công dân và tổ chức, nhiệm vụ lãnh đạo giao).

- Quản lý hồ sơ vụ việc. Hệ thống này sẽ thực hiện tự động hoá trên mạng máy tính từ khâu tiếp nhận vụ việc, xử lý vụ việc qua các chuyên viên và cấp lãnh đạo, kết thúc vụ việc và lưu trữ hồ sơ vụ việc.

Chương trình quản lý văn bản, hồ sơ công việc là phần mềm dùng chung, thống nhất trong toàn tỉnh.

1.2. Chương trình tổng hợp thông tin báo cáo.

- Mục tiêu chính của chương trình là tích hợp và kết nối toàn bộ hệ thống báo cáo của các đơn vị cấp dưới theo các chế độ báo cáo thường xuyên (báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm) và các báo cáo đột xuất khác.

- Chương trình tổng hợp thông tin báo cáo đáp ứng các yêu cầu sau:

Các báo cáo cần được tạo ra trên một chuẩn thiết kế thống nhất; được truyền trên mạng tin học diện rộng của Uỷ ban nhân dân tỉnh; được lưu trữ một cách có hệ thống để có thể tìm kiếm một cách dễ dàng thuận lợi nhanh chóng..

Các báo cáo của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được tổng hợp một cách tự động phục vụ Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Việc tra cứu báo cáo cần được quản lý chặt chẽ bởi một cơ chế đặt quyền người sử dụng và được thực hiện trên Website.

Chương trình tổng hợp thông tin báo cáo là phần mềm dùng chung, thống nhất trong toàn tỉnh.

1.3. Chương trình Thư tín điện tử.

- Mục tiêu chính của chương trình Thư tín điện tử là mỗi cá nhân tham gia mạng tin học diện rộng của tỉnh được trao đổi thông tin trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Chương trình thư tín điện tử phải đáp ứng được yêu cầu thống nhất địa chỉ chung trong toàn hệ thống mạng tin học diện rộng của Chính phủ (CPNET).

1.4. Trang thông tin điện tử (Website) tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu chính của trang thông tin điện tử là giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan hành chính của tỉnh; về lịch sử, địa lý; về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; về định hướng phát triển kinh tế - xã hội; về các thủ tục hành chính và về các thông tin khác. Phạm vi truy cập của trang thông tin điện tử ngày càng mở rộng, tiến tới nhân dân có thể truy cập để tìm hiểu các thủ tục hành chính, việc giải quyết các kiến nghị của mình tại các cơ quan Nhà nước.

1.5. Chương trình Quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo.

Mục tiêu chính của chương trình là tiếp nhận xử lý giải quyết các đơn thư khiếu nại trong phạm vi quyền hạn của tỉnh, gồm hệ thống tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo và hệ thống quản lý hồ sơ vụ việc liên quan đến đơn thư khiếu nại tố cáo.

1.6. Các hệ thống thông tin quản lý nội bộ trong đơn vị quản lý hành chính: Gồm nhiều chương trình con như: Chương trình kế toán, chương trình quản lý đội xe, chương trình quản lý nhà khách, chương trình quản lý tài sản cơ quan... Các hệ thống thông tin trên được xây dựng trên quy mô dữ liệu lớn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống quản lý Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa.

2. Phân hệ ứng dụng và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Các ứng dụng và cơ sở dữ liệu chuyên ngành là các phương tiện nhằm đạt mục tiêu tin học hóa một số quy trình nghiệp vụ chuyên môn của các đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng một cách phân tán tại các ngành trong tỉnh. Các ngành là các đơn vị hành chính chịu trách nhiệm nhập các dữ liệu phát sinh tại đơn vị hoặc thu thập được qua báo cáo của những đơn vị liên quan. Mỗi cơ sở dữ liệu chuyên ngành là một đầu mối tra cứu thông tin chuyên ngành từ trang Web chủ của tỉnh. Việc tạo lập các cơ sở dữ liệu chuyên ngành sẽ thay dần các báo cáo trên giấy như chế độ thông tin báo cáo hiện nay.

Giai đoạn 2002-2005 tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành sau đây:

- CSDL cán bộ, công chức của tỉnh Thanh Hóa.

- CSDL thông tin Kinh tế - Xã hội tổng hợp

- CSDL về Khoa học Công nghệ và Môi trường

- CSDL về Dự toán, Cấp phát và Quyết toán ngân sách

- CSDL về Địa chính.

- CSDL về Văn bản qui phạm pháp luật tỉnh Thanh Hóa

- CSDL về Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

- CSDL về giáo dục đào tạo và tuyển sinh.

- CSDL về quản lý các dự án đầu tư.

3. Phân hệ các dịch vụ công

Bao gồm các chương trình sau:

- Chương trình quản lý cấp phép đăng ký kinh doanh.

- Chương trình quản lý cấp giấy phép xây dựng.

- Chương trình quản lý hộ tịch

- Chương trình quản lý nhân khẩu, hộ khẩu.

- Chương trình quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

- Chương trình quản lý cấp phép hành nghề Y dược.

- Chương trình quản lý cấp phép dịch vụ văn hóa.

Việc xây dựng hệ thống thông tin phải bảo đảm tính chia sẻ và tích hợp thống nhất của nguồn tài nguyên thông tin trên mạng của tỉnh, tránh cát cứ thông tin.

III. ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CƠ SỞ KỸ THUẬT

1. Thành phần của mạng:

  1. Trung tâm Tích hợp dữ liệu: Trung tâm tích hợp dữ liệu đặt tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đây là trung tâm lưu trữ dữ liệu, liên kết và tính toán phục vụ dùng chung cho tỉnh.
  1. Mạng cục bộ (LAN) tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành: Kết nối 35 mạng LAN với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; trong đó có 27 mạng LAN cần được nâng cấp và xây dựng mới (8 mạng khác có đề án riêng và theo sự chỉ đạo của ngành dọc). Mỗi mạng LAN có máy chủ, các máy trạm và thiết bị mạng.
  1. Mạng LAN tại các huyện: Mỗi một huyện sẽ có một mạng LAN tương tự như một ngành.
  1. Tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chỉ có 01 máy vi tính kết nối lên huyện hoặc tỉnh qua đường điện thoại (giai đoạn 2002-2005 làm thí điểm trên 100 xã).

2. Lựa chọn giải pháp công nghệ kết nối:

  1. Mạng diện rộng: Kết nối bằng công nghệ cáp quang kết hợp với các giải pháp công nghệ khác. Cụ thể:

- Tất cả các ngành, Văn phòng Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố Thanh Hoá nằm trên trục đường Đại lộ Lê Lợi, đường Hà Văn Mao, đường Hạc Thành và Trần Phú sẽ nối với Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh (đặt tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh) bằng cáp quang.

- Tất cả ngành nằm trên các đường phố khác của Thành phố Thanh Hóa sẽ nối với Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh bằng cáp đồng hoặc bằng đường điện thoại.

- Tất cả các huyện trong tỉnh sẽ kết nối với Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh trong giai đoạn đầu bằng đường điện thoại. Trong tương lai, khi cáp quang được kéo đến các huyện thì sẽ thay thế bằng đường cáp quang.

  1. Mạng cục bộ: Sử dụng Công nghệ mạng cục bộ họ Ethernet, loại 100Base-TX (Fast Ethernet hình sao), sử dụng ổ nối RJ-45, cáp gồm 2 đôi dây xoắn UTP cat 5.

3. Lựa chọn hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, bộ mã ký tự tiếng Việt:

Theo định hướng và lựa chọn công nghệ của Ban điều hành Đề án 112 của Chính phủ:

  1. Hệ điều hành

Hệ điều hành cho máy chủ: MS Windows 2000 ADS, MS Windows NT, Unix/Linux.

Hệ điều hành cho máy trạm: MS Windows 98 hoặc MS Windows 2000.

  1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Quản trị cơ sở dữ liệu văn bản: LOTUS NOTES.

- Quản trị cơ sở dữ liệu chuyên ngành: ORACLE, MS SQL SERVER. INFORMIX và My SQL.

  1. Bộ mã ký tự tiếng Việt: Unicode, TCVN 6909:2001.

4. Nguyên tắc đầu tư hạ tầng kỹ thuật:

- Việc đầu tư xây dựng hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc lấy mục tiêu xây dựng thông tin dữ liệu là chính; công cụ tin học là phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu. Chỉ mua sắm hệ thống thiết bị đồng bộ sau khi đã xác định rõ mục tiêu công việc, khối lượng thông tin cần xây dựng.

- Triển khai việc tin học hóa tại các cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất về công nghệ mạng (theo các chuẩn của mạng diện rộng của Chính phủ) và triển khai thống nhất phần mềm dùng chung trong các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng dẫn của Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ.

- Việc đầu tư mở rộng mạng phải gắn với bố trí và đào tạo đội ngũ cán bộ.

- Việc đầu tư phải thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, sử dụng tối đa các thiết bị, kỹ thuật, tài nguyên thông tin đã được đầu tư xây dựng trong giai đoạn trước.

IV. ĐÀO TẠO TIN HỌC: Nội dung đào tạo phân thành 4 mức chính:

- Đào tạo tin học cơ bản.

- Đào tạo sử dụng phần mềm ứng dụng và phát triển ứng dụng.

- Đào tạo quản trị mạng và phát triển hệ thống.

- Đào tạo quản lý và điều hành dự án CNTT.

  1. KINH PHÍ ĐẦU TƯ:

1. Tổng kinh phí của đề án dự tính là 60.717.000.000 đồng (sáu mươi tỷ, bảy trăm mười bảy triệu đồng) được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: trung ương, tỉnh, các huyện, ngành....

2. Nguyên tắc phân bổ kinh phí.

- Nguồn ngân sách Trung ương đầu tư tập trung cho các hạng mục chính của hệ thống, gồm: Trung tâm tích hợp dữ liệu, các phần mềm dùng chung, đào tạo sử dụng mạng, chi phí truyền thông với mạng diện rộng của Chính phủ.

- Đầu tư của Ngân sách tỉnh cho các dự án hạ tầng của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các dự án phát triển phần mềm; đào tạo; cước phí đường truyền, kinh phí hoạt động của Ban điều hành... theo dự toán ngân sách hàng năm được duyệt.

- Các ngành, huyện dành kinh phí hành chính sự nghiệp và huy động các nguồn tài chính khác, huy động lao động nhập dữ liệu để phát triển phần mềm ứng dụng chuyên ngành, phát triển các ứng dụng nhỏ và mở rộng hệ thống mạng ở các ngành, huyện.

3. Về hình thức quản lý kinh phí đầu tư của đề án.

- Các dự án đầu tư từ nguồn xây dựng cơ bản tập trung quản lý theo đúng trình tự quy định tại điều lệ quản lý đầu tư xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP và các Nghị định khác của Chính phủ.

- Các hoạt động khác của đề án được quản lý cấp phát từ nguồn vốn sự nghiệp theo dự toán hàng năm do sở Tài chính - Vật giá cấp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Việc tổ chức thực hiện đề án được phân ra các cấp như sau:

  1. Ban Điều hành đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách hàng năm để làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, với Sở Tài chính - Vật giá đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; làm việc với Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ để đưa vào kế hoạch đầu tư các hạng mục thuộc ngân sách Trung ương.

- Tổ chức việc điều phối, hướng dẫn xây dựng và triển khai các dự án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tại các ngành, huyện. Dự kiến phân bổ kinh phí trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Quy định chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra xử lý các công việc liên quan đến đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh tại các ngành, huyện.

- Chủ trì soạn thảo, trình, ban hành các quy định về trao đổi, khai thác thông tin điện tử trên mạng tin học diện rộng của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

  1. Các ngành phân tích nhu cầu tin học hóa của ngành mình lập dự án đầu tư hoặc báo cáo đầu tư; các huyện phối hợp lập dự án đầu tư và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Ban Điều hành đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh.

2. Về tổ chức bộ máy triển khai đề án

2.1. Thành lập Trung tâm tin học hành chính thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trung tâm tin học là lực lượng tham mưu triển khai Đề án; hướng dẫn và đôn đốc các ngành, các cấp, các đơn vị trong tỉnh thực hiện các dự án tin học hoá quản lý hành chính theo sự chỉ đạo của tỉnh và Chính phủ; thường trực về chuyên môn cho Ban điều hành tổ chức thực hiện Đề án trên một thiết kế tổng thể và khoa học; quản lý hạ tầng cơ sở kỹ thuật về Công nghệ thông tin, theo dõi sự vận hành và sử dụng các phần mềm của mạng tin học diện rộng của Uỷ ban nhân dân tỉnh

2.2. Thành lập Ban quản lý dự án:

Tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành thành lập Ban quản lý các dự án để quản lý các dự án hạ tầng kỹ thuật CNTT, dự án phần mềm ứng dụng.

2.3. Để đảm bảo thống nhất được các giải pháp về công nghệ và duy trì hoạt động của hệ thống, các ngành, huyện bố trí từ 1 đến 2 cán bộ quản trị mạng, bảo trì bảo dưỡng, nhập dữ liệu. Trong đó nhất thiết phải có 1 cán bộ có trình độ cao đẳng tin học trở lên. Tại các xã điểm đã được trang bị máy vi tính nối mạng với tỉnh bố trí 1 cán bộ Văn phòng hoặc Tư pháp kiêm nhiệm để bảo trì, bảo dưỡng, nhập dữ liệu và thực hiện các nhiệm khác được phân công.

3. Phân công trách nhiệm triển khai các hợp phần của đề án

3.1 Về quản lý các dự án hợp phần:

- Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hoá (Phần xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và đường trục cáp quang) do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh làm chủ đầu tư.

- Các dự án hạ tầng (xây dựng mạng LAN) của ngành nào thì Thủ trưởng đơn vị ngành đó làm chủ đầu tư.

- Đối với dự án của cấp huyện giao cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với các huyện triển khai.

- Dự án Hệ chương trình quản lý hồ sơ công việc phục vụ quản lý điều hành của lãnh đạo, Hệ chương trình tổng hợp thông tin báo cáo, thư tín điện tử là những phần mềm dùng chung do Ban điều hành Trung ương thống nhất xây dựng, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì triển khai.

- Dự án Hệ chương trình quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo, Thanh tra tỉnh chủ trì triển khai.

- Dự án Trang thông tin điện tử phục vụ quản lý điều hành, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì triển khai.

- Dự án Xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế xã hội tổng hợp, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai.

- Dự án Quản lý nhân khẩu hộ khẩu do Công an tỉnh chủ trì triển khai.

- Dự án Hệ chương trình quản lý hộ tịch, Văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì triển khai.

- Nhóm các dự án Xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước của mỗi ngành, huyện tuỳ theo tính chất qui mô của từng cơ sở dữ liệu Ban điều hành sẽ lựa chọn các hình thức quản lý thích hợp.

- Dự án Các dịch vụ công liên quan đến chức năng ngành nào thì ngành đó là chủ trì thực hiện.

3.2 Về hoạt động đào tạo của đề án:

- Đào tạo tin học cơ bản do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và ngành tổ chức theo hướng dẫn thống nhất và giáo trình được duyệt.

- Đào tạo sử dụng phần mềm ứng dụng gắn với từng dự án.

- Đào tạo quản trị mạng, phát triển hệ thống, đào tạo quản lý và điều hành dự án CNTT theo chương trình Ban điều hành của tỉnh và Chính phủ.

4. Tiến độ thực hiện: Bắt đầu triển khai từ tháng 5 năm 2002. Các hoạt động cụ thể hàng năm như mục tiêu kế hoạch đã đặt ra.

Điều 2. Giao Trưởng Ban điều hành đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quyết định này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trưởng Ban điều hành đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.