Mụn mắt cá chân là gì

Nguồn chủ đề

Chai da và sừng da là tăng dày sừng tại một vị trí áp lực hoặc ma sát không liên tục. Chai da thường ở nông hơn, bao phủ các vùng da rộng hơn và thường không có triệu chứng. Sừng da ở sâu hơn, tập trung hơn và thường xuyên gây đau Chẩn đoán dựa vào hình thái thương tổn. Chẩn đoán dựa vào biểu hiện. Điều trị bằng mài mòn thủ công có hoặc không có chất bạt sừng. Phòng ngừa bao gồm thay đổi cơ sinh học, chẳng hạn như thay đổi giày dép. Hiếm khi phải phẫu thuật.

Chai da và sừng da được gây ra bởi áp lực hoặc ma sát liên tục, thường là trên một xương gồ lên (ví dụ, mắt cá chân, điểm lồi trong gan bàn tay, gan bàn chân).

Sừng da bao gồm một nút sừng ranh giới rõ, kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn một chút, kéo dài qua hầu hết các lớp hạ bì bên dưới. Viêm khớp có thể phát triển. Các sừng da cứng xuất hiện trên nền xương cứng, đặc biệt là trên các ngón chân và bề mặt lòng bàn chân. Các sừng da mềm gặp ở giữa các ngón chân. Hầu hết sừng da là do đi giày dép không hợp lý, nhưng nút sừng có kích thước nhỏ trên các mặt không tỳ đè của lòng bàn tay và lòng bàn tay có thể là do di truyền.

Chai da không có nút sừng trung tâm và xuất hiện nhiều hơn. Chúng thường xuất hiện trên bàn tay hoặc bàn chân, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác, đặc biệt là ở người có nghề nghiệp không tránh được chấn thương lặp lại ở một khu vực cụ thể (ví dụ, hàm dưới và xương đòn của nghệ sỹ violin).

Triệu chứng và Dấu hiệu

Sừng da có thể gây đau khi có áp lực. Bên dưới sừng da có thể hình thành túi dịch.

  • Đánh giá lâm sàng

  • Gọt thủ công

  • Chất bạt sừng

  • Đệm

  • Thay đổi cơ sinh học về chân

  • Đôi khi cần chuyên gia chăm sóc bàn chân

Một miếng đá vôi, hoặc đá bọt được sử dụng ngay sau khi tắm thường là một cách thực tế để loại bỏ bằng tay các mô dày sừng.

Lót đệm và thay đổi cơ sinh học ở chân có thể giúp ngăn ngừa sừng da và điều trị các sừng da hiện có. Mặc dù khó khăn để loại bỏ, áp lực trên bề mặt bị ảnh hưởng nên được giảm và phân phối lại. Đối với vết thương ở bàn chân, giày dép mềm mại, phù hợp là rất quan trọng; phần mũi giày cần phù hợp để ngón chân có thể di chuyển tự do trong giày. Giày thời trang thường ngăn cản sự tự do chuyển động này. Không sử dụng dày dép chật. Để phân phối lại áp lực tỳ đè có thể sử dụng các tấm lót hoặc vòng có hình dạng và kích cỡ phù hợp, băng bảo vệ cao su hoặc cao su chống bọt, các chèn vòm (orthotics), hoặc các tấm hoặc thanh kim loại dưới đáy. Đối với sừng da và chai da trên khớp bàn ngón chân, dụng cụ chỉnh hình không nên có chiều dài đầy đủ nhưng chỉ nên kéo dài đến khớp bàn ngón chân hoặc một bộ phận của giày ngay sau sừng da hoặc chai da. Phẫu thuật giải ép hoặc loại bỏ xương liên quan hiếm khi được thực hiện.

  • Nguyên nhân của sừng da và chai da thường là áp lực hoặc ma sát gián đoạn, thường là trên một chỗ xương lồi.

  • Sau khi cọ xát vỏ ngoài dày lên, mụn cóc sẽ chảy máu, trong khi sừng da sẽ không.

  • Khuyên cáo mài mòn cơ học và bạt sừng để giúp loại bỏ sừng da và chai da.

  • Đề nghị đệm và phân phối lại áp lực ở chân để giúp ngăn ngừa các vết nứt và chai.

Mụn mắt cá chân là gì

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ với các gân chạy từ chân đến bàn chân. Với cấu trúc khá phức tạp này, chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương. Phần lớn người bệnh thường lơ là trước các chấn thương nhỏ ở mắt cá, đến khi sưng mắt cá chân, gây ra các cơn đau cản trở sinh hoạt mới tìm đến các phương pháp chữa trị. Việc chậm trễ trong phát hiện cũng như điều trị sai cách có thể khiến các cơn đau gai mắt cá chân trở nên trầm trọng, dẫn đến suy giảm chức năng vận động.

Mụn mắt cá chân là gì
Đau mắt cá khiến vận động đi lại bị ảnh hưởng trầm trọng

  • 1. Đau mắt cá chân là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây đau mắt cá
  • 3. Nhận biết triệu chứng đau mắt cá chân
  • 4. Cách sơ cấp cứu khi bị sưng đau mắt cá chân
  • 5. Cách chữa trị đau mắt cá chân hiệu quả không dùng thuốc
  • 6. Cách phòng ngừa đau mắt cá chân
  • 7. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại ACC

Đau mắt cá chân là cảm giác khó chịu, đau nhức xuất hiện ở vùng khớp cổ chân. Cơn đau này có thể gây ra bởi chấn thương như bong gân, hoặc do bệnh lý như viêm gân, khớp mắt cá chân. Tình trạng sưng đau mắt cá chân có thể do bất kỳ nguyên do nào gây ra, và ở bất kỳ độ tuổi nào.

Mụn mắt cá chân là gì

Giải đáp tất tần tật thắc mắc về viêm khớp mắt cá chân

Nếu không được điều trị đúng cách, viêm khớp mắt cá chân có thể gây hạn chế khả năng vận động của một người, từ đó gây suy giảm chất lượng cuộc sống nặng nề. Tình trạng nhiễm trùng và sưng tấy ở khớp cùng các mô mềm xung quanh…

2. Nguyên nhân gây đau mắt cá

Một số nguyên nhân dẫn đến việc mắt cá chân bị sưng đau có thể liệt kê như:

Bong gân mắt cá chân: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau mắt cá, chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá chân. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các chứng bong gân mắt cá là bong gân mặt bên, xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên.

Phần mắt cá ngoài xoay về phía tiếp đất, khiến dây chằng bị kéo căng và rách. Đa số các trường hợp bong gân mắt cá chân rất dễ chữa, và thường hồi phục rất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi lành, mắt cá chân sẽ trở nên yếu hơn và các cơn đau rất dễ tái phát trở lại.

Mụn mắt cá chân là gì
Bong gân và chấn thương dây chằng mắt cá là những nguyên nhân phổ biến khiến mắt cá chân sưng đau

Gout: Khởi phát khi có sự tăng lên vượt mức bình thường acid uric (sản sinh do quá trình phân hủy purine), kết thành tinh thể hình kim sắc nhọn tích tụ trong các khớp cơ, gây ra các cơn đau mắt cá chân dữ dội.

Viêm khớp cổ chân: Xảy ra khi sụn khớp bị thoái hóa làm các khớp xương cọ sát vào nhau, khiến vùng khớp cổ chân bị đau nhức. Ngoài ra, các chấn thương do tai nạn nếu không chữa trị triệt để có thể dẫn đến tổn thương khớp tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra tình trạng viêm.

> Xem thêm tại: Nguyên nhân đau mắt cá phổ biến và cách điều trị

3. Nhận biết triệu chứng đau mắt cá chân

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cơn đau mắt cá chân sẽ kèm theo các triệu chứng khác nhau:

Bong gân: Đau khớp mắt cá chân, xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím, khớp yếu.

Viêm khớp cổ chân: Đau ở khớp xương và các khu vực xung quanh, các cử động khớp chân bị hạn chế…

Gout: Đặc trưng với các cơn đau buốt dữ dội, kèm theo triệu chứng mắt cá chân bị sưng tấy, nóng đỏ…

4. Cách sơ cấp cứu khi bị sưng đau mắt cá chân

R-I-C-E là phương pháp sơ cấp cứu được các bác sĩ đặt ra khi xử lý các chấn thương trong thể thao. Thực hiện đúng phương pháp này sẽ giúp vết thương mau lành, giảm đau hiệu quả.

Rest (nghỉ ngơi): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân để tránh gây ra thêm các tổn thương cho cơ, dây chằng hoặc các mô khác.

Ice (chườm đá): Chườm lạnh vùng cổ chân bằng túi nilon đựng đá. Trước khi đặt túi đá này lên vùng mắt cá bị bong gân, bạn nên phủ một lớp khăn mỏng nhằm tránh tình trạng bỏng lạnh khi da tiếp xúc trực tiếp với đá. Bạn chỉ nên chườm đá trong khoảng thời gian 15-20 phút, chườm đá trong thời gian dài có thể khiến da bị tổn thương. Tránh chườm nóng hay sử dụng bất kì loại dầu, rượu, thuốc nào… để xoa bóp. Thao tác này có thể khiến vùng dây chằng bị tổn thương chảy máu nặng hơn.

Compression (băng ép): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối theo kiểu lợp ngói, lớp sau chồng lên 2/3 lớp băng trước để giảm sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.

Elevation (nâng cao): Nằm kê chân cao để máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên kê cao từ 10-20cm, không nên kê cao quá sẽ khiến chân bạn bị tê do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Bạn cũng có thể nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm.

Bài viết liên quan: Đau cổ chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách chữa trị

5. Cách chữa trị đau mắt cá chân hiệu quả không dùng thuốc

Mắt cá chân bị sưng đau là báo hiệu của sự sai lệch cấu trúc bên trong. Vì vậy, sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể tạm thời làm mờ triệu chứng, không mang lại hiệu quả chữa trị tận gốc. Người bệnh bị đau cổ chân, bị đau mắt cá chân nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh thực hiện theo các chỉ dẫn chữa đau dân gian chưa được kiểm chứng.

Phòng Khám ACC với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm đã chữa trị thành công cho rất nhiều vận động viên bị chấn thương mắt cá chân. Đặc biệt với các trường hợp bong gân mắt cá, nếu được điều trị liên tục và đúng phương pháp, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn mà không phải chịu bó bột hay phẫu thuật.

Trong trường hợp chứng bong gân tái phát nhiều lần hoặc mắt cá chân bị sưng đau, tổn thương nghiêm trọng, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ sử dụng đế chỉnh hình bàn chân để ổn định bàn chân cùng khớp mắt cá, giúp bệnh nhân có thể vận động thể thao bình thường.

Phòng lab chỉnh hình bàn chân của ACC đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã từng thực hiện nhiều dụng cụ chỉnh hình bàn chân cho các vận động viên chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Vì vậy, bệnh nhân có thể hoàn toàn lạc quan với kết quả mà ACC mang lại sau quá trình điều trị.

Liệu trình điều trị đau mắt cá chân của ACC bao gồm:

  • Chỉnh hình bàn chân để chỉnh lại hệ sinh cơ học của bàn chân làm mất đi sự cân bằng vận động.
  • Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IVsóng xung kích Shockwave để cải thiện sức khỏe khớp và giảm viêm.
  • Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng.
  • Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện vận động bàn chân.
  • Băng dán cơ RockTape giúp giảm đau và cải thiện vận động nhanh chóng.
Mụn mắt cá chân là gì
Băng dán cơ RockTape giúp giảm đau và hồi phục chấn thương mắt cá nhanh chóng

6. Cách phòng ngừa đau mắt cá chân

  • Chọn giày vừa chân, hạn chế mang giày cao gót.
  • Khởi động với các động tác kéo giãn cổ chân và mắt cá trước khi luyện tập.
  • Mang các phụ kiện bảo vệ mắt cá chân như băng dán cơ RockTape khi tham gia các động thể thao dễ dẫn đến bong gân.
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì nhằm giảm áp lực lên mắt cá chân.

7. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại ACC

Các bác sĩ tại ACC đều có bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm làm việc lâu năm, đảm bảo trình độ chuyên môn để có thể thực hiện việc điều trị một cách hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Mụn mắt cá chân là gì

Bài viết tham khảo: > Đau mắt cá khi đi bộ: Vì đâu nên nỗi? > Đau gót chân là bệnh gì và đâu là cách điều trị hiệu quả? > Đau mu bàn chân: Dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau