Mức lương ngành xã hội học

Hiện nay môn xã hội học đã được đưa vào chương trình giảng dạy cao đẳng, đại học, sau đại học ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Chương trình đào tạo cử nhân ngành Xã hội học có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kĩ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Mục lục

  • Ngành xã hội học là gì
  • Xã hội học làm nghề gì
  • Ngành xã hội học học trường nào
  • Các câu hỏi về ngành xã hội học

Xã hội học là một trong các ngành khoa học nghiên cứu về các quy luật, nguyên lý và mối quan hệ giữa con người với xã hội. Qua đó giải thích các hành vi và cơ chế hoạt động của con người. Ở một mức độ sâu hơn, người học có khả năng nắm được động cơ của hành vi con người cũng như giá trị cốt lõi của họ.

Và có thể thấy rằng từ các hoạt động nghiên cứu hoạt động hành vi của các cá nhân mà ta giải thích được sẽ có giúp ích ta rất nhiều trong các lĩnh vực cũng như giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn.

Sinh viên ngành xã hội học sẽ được đào tạo các môn học như nhân chủng học, tâm lý học xã hội, triết học, tâm lý học, dân tộc học, nhân học. 

Xã hội học làm nghề gì

Theo Trường ĐH Văn Hiến, ra trường ngành xã hội học, sinh viên có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau:

  1. Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện.
  2. Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.
  3. Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.
  4. Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
  5. Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.
  6. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.

Ngành xã hội học học trường nào

Sau đây là danh sách chia theo từng khu vực:

  • Khu vực miền Nam
Trường đào tạo Điểm chuẩn 2020
Đại học Mở TPHCM 24 – 25
Đại học Cần Thơ 24
Đại học Tôn Đức Thắng 29.25
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM 19.5
Đại học Văn Hiến 15.5
  • Khu vực miền Bắc
Trường đào tạo Điểm chuẩn 2020
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 17.5 – 25.75
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 22.85 – 23.85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 15
Đại học Công Đoàn 14.5
  • Khu vực miền Trung
Trường đào tạo Điểm chuẩn 2020
Đại học Khoa học Huế 15.75
Đại học Hồng Đức 15
Đại học Đà Lạt 15

Điểm chuẩn ngành Xã hội học năm 2021 cũng có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2020.

Các câu hỏi về ngành xã hội học

Ngành xã hội học có tương lai không

Trang web JobsRated.com đã xếp Xã hội học ở vị trí thứ 8 trong số 10 nghề tốt nhất ở Mĩ. Ở Việt Nam, đây là xu hướng nhu cầu thị trường.

Lương ngành xã hội học

Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm cần trau dồi vốn kiến thức khi làm việc, mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.

Với những đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, có trình độ chuyên môn tốt trong ngành Xã hội học sẽ có mức lương cao hơn từ 8 tới 10 triệu đồng/ tháng và cao hơn.

Mức lương ngành xã hội học

Mình là Mai, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp. Truongvietnam là một blog hướng nghiệp về ngành, nghề và việc làm cho các bạn học sinh sinh viên và những người chuẩn bị đi làm.

Đăng nhập

Ngành xã hội học là gì

Các bạn trẻ muốn tìm kiếm cho mình những hướng đi mới. Trong khi  Bạn khá nhạy cảm với những sự kiện vấn đề xã hội đang diễn ra. Bạn đam mê nghiên cứu, có kĩ năng vận dụng được các công cụ phương pháp đánh giá, phân tích, tổng hợp các sự kiện xã hội. Hơn hết các bạn muốn tìm một công việc thu hút nguồn nhân lực lớn trong tương lai và mang tính ứng dụng thiết thực trong đời  sống.

Đó là lý do bạn nên tìm đến với xã hội học. Một ngành học ứng dụng đang rất được quan tâm và hứa hẹn đi đầu trong xu hướng tìm kiếm việc làm.

Bài biết dưới đây của tintuctuyensinh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ, cụ thể và chính xác nhất về ngành xã hội học.

Mức lương ngành xã hội học
Ngành xã hội học là gì

Contents

  • 1. Khái niệm ngành xã hội học là gì?
  • 2. Yếu tố đảm để có thể học ngành xã hội học
  • 3. học ngành xã hội học ở đâu, ra trường làm gì , mức lương như thế nào
    • Đối Với Khu Vực Miền Bắc:
    • Đối với Khu vực miền Trung:
    • Đối với Khu vực miền Nam:
  • 4. Công việc sau khi ra trường ngành xã hội học
  • 5. Mức lương kỳ vọng ngành xã hội học

1. Khái niệm ngành xã hội học là gì?

Xã hội học tên viết tắt tiếng Anh là Sociology: là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội được xác định về mặt lịch sử.

 Mang tính  khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các QL đó trong các hoạt động của từng cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp, tầng lớp và các dân tộc.

Ngành Xã hội học mang mục tiêu chung là đào tạo các nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề sự kiện mang tính xã hội , có các kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn phân tích xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của thực tiễn đất nước

khi tham gia học xã hội học bản thân mỗi sinh viên học tập nắm vững các kĩ thuật, yêu cầu giải quyết công việc thực tế, được tích lũy kiến thức đa nền tảng cũng như chuyên sâu về vấn đề đang nghiên cứu. Với mục đích là các bạn có thể nhìn nhận mọi vấn đề bằng cái nhìn đa chiều và xử lý đúng với bối cảnh thực tiễn.

2. Yếu tố đảm để có thể học ngành xã hội học

  • Xã hội học là ngành khoa học xã hội do đó đòi hỏi người học cần phát huy rất nhiều tố chất cũng như khả năng về:
  • Nghiên cứu vận dụng đúng các vấn đề xã hội đang diễn ra
  • Nhạy cảm với các vấn đề thời cuộc
  • Là người có cái nhìn đa chiều, khả năng thu thập tổng hợp thông tin.
  • Thích suy nghĩ tìm hiểu những quy luật trong đời sống xã hội
  • Rất sâu sắc độc lập và sáng tạo
  • Cẩn trọng , tỉ mỉ thấu đáo trong  công việc
  • Có khả năng tự tổ chức, tổng hợp, xây dựng công việc trong quá trình học nghiên cứu và thực hành
  • Không ngừng nâng cao kiến thức trong chuyên môn và trong xã hội để không bị bỏ lại trước thời cuộc.
  • Thích các môn học xã hội.
  • Ngành Xã hội học thực sự rất phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao thực tiễn, đưa chất lượng sống của con người không ngừng tăng lên.
Mức lương ngành xã hội học
Yếu tố đảm để có thể học ngành xã hội học

3. học ngành xã hội học ở đâu, ra trường làm gì , mức lương như thế nào

hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Xã hội học,  bạn có thể đăng ký nguyện vọng học ngành này vào các trường sau:

Đối Với Khu Vực Miền Bắc:

Đại Học Khxh Và Nhân Văn (Đhqghn), Đại Học Công Đoàn, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền

Đối với Khu vực miền Trung:

Đại học Hồng Đức, Đại học Khoa học – Đại học Huế, Đại học Đà Lạt

Đối với Khu vực miền Nam:

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), Đại học Mở TP.HCM, Đại học Văn Hiến, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ, Đại học Bình Dương.

4. Công việc sau khi ra trường ngành xã hội học

  • với kỳ vọng là một ngành mang lại triển vọng lớn với đa dạng các nghề nghiệp thu hút nguồn nhân lực lớn dành cho cho quốc giá. Sau khi học xong ngành xã hội học bạn có thể làm các công việc liên quan tới:
  • Các công việc liên quan tới hành chính công
  • Nhóm ngành liên quan tới quan hệ công chúng
  • Lĩnh vực nghiên cứu tư vấn 
  • Dịch vụ
  • Giáo dục đào tạo vv..
  • Những công việc vừa nên trên bạn có thể làm việc tại nhiều nơi như : cơ quan hành chính các cấp, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các công ty trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông đại chúng và trung tâm nghiên cứu các vấn đề dư luận xã hội.
Mức lương ngành xã hội học
Mức lương kỳ vọng ngành xã hội học

5. Mức lương kỳ vọng ngành xã hội học

Mức lương được kỳ vọng cho ngành này khá đa dạng và hấp dẫn

Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm cần trau dồi vốn kiến thức khi  làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương căn cứ vào từng công việc cụ thể sẽ được trả  trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.

với những đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, có trình độ chuyên môn tốt  trong ngành Xã hội học và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 8  tới 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

  Hy vọng với thông tin định hướng mà tintuctuyensinh vừa cung cấp đã tạo nên một động lực mới giúp bạn tiến tới tương lai một cách hoàn hảo nhất.