Mưa đá là điềm báo gì năm 2024

BT- Đêm rằm tháng bảy, lễ Vu lan báo hiếu, ông bạn mạn Sài Gòn điện thoại cho Út Mũi Né:

- Alô, ông Út ơi khu vực phía đông Tp. Hồ Chí Minh, vài ba nơi ở Tp. Biên Hòa mưa to và có mưa đá, cục đá to hơn quả trứng vịt, chừng 4 - 5 cm, nếu rơi đụng đầu là chí nguy!

Út trả lời:

- Mà sao mưa đá lúc này, thông thường mưa đá vào đầu hay cuối mùa mưa ấy chứ?

- Bất thường, dị thường của biến đổi khí hậu ông Út ơi. Ông bạn mạn Sài Gòn nói như đinh đóng cột.

Giải thích dưới góc độ khoa học, mưa đá là do nhiễu động không khí đẩy hơi ẩm lên cao gặp tầng nhiệt độ thấp gây ra. Thời điểm này có vùng áp cao cận đẩy ẩm từ biển vào gây mưa cho vùng Nam bộ, Nam Trung bộ, khiến không khí trong đất liền bị nhiễu động mạnh. Đêm rằm, tại huyện Đức Linh, Bình Thuận có lốc xoáy và mưa lớn, ước thiệt hại hơn 12 tỷ đồng. Mưa đá xảy ra đúng đêm rằm, trước giờ TP. Hồ Chí Minh thi hành quyết sách mạnh mẽ nhằm đẩy lùi dịch Covid-19, có người cho là có điềm gì đó báo trước?

Trên mạng xã hội lan truyền chuyện của một vài sư thầy có uy tín trong giới Phật học, rằng hiện tượng mưa đá này, theo điểm A. mục B. sách Phật đã dạy sẽ giải được nguy nan, mùa thu đắc lợi, hóa giải các hung tinh, ứng với điềm lành. Và đây là điềm tâm linh tạo nguồn năng lượng tích cực cho chiến dịch chống dịch bệnh quyết liệt.

Chuyện tâm linh, mưa đá bất thường vào đêm rằm có gắn với điềm nọ hay điềm kia, cần có căn cứ khoa học, miễn bàn. Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận, rất cần các biện pháp mạnh, đoàn kết - đồng lòng đồng sức của cả cộng đồng, xã hội. “Ở đâu ở yên đó” là mệnh lệnh của cuộc sống trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này. Điều có tính quyết định chống đại dịch hiệu quả là ý thức trách nhiệm của người dân chống dịch như chống giặc.

Đi thị sát chống dịch trên các con hẻm Sài Gòn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bình dị mặc chiếc áo cọc tay may sẵn, đi bộ thoăn thoắt, yêu cầu Tp. Hồ Chí Minh gom ngay hơn 300 người cơ nhỡ, lang thang đầu đường cuối phố, quan tâm hỗ trợ cuộc sống cho họ, không để đối tượng yếu thế này trở thành những ổ dịch lây lan SARS-CoV-2. Ra đường không được phép, không có lý do thật cần thiết, các chốt kiểm tra không nể nang, xử phạt và buộc họ quay về nhà.

Út khà khà với ông bạn mạn Sài Gòn:

- Không còn đường lùi, bằng những giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhất, dịch bệnh sẽ được đẩy lùi - đó chính là năng lượng mới, là điềm lành “mưa đá đêm rằm” như ai đó đã nói, phải trên cơ sở này.

Ông bạn mạn Sài Gòn hào hứng:

- Chí phải, tôi đồng ý cả 2 tay.

Út phàn nàn với ông bạn mạn Sài Gòn:

- Mà sao có những cha “lì” quá xá ông ơi, quyết sách là vậy, loa phường nói ra rả cả ngày mà vẫn ngược ngạo.

- Ông Út bớt giận nói thử coi, cha nào mà “lì” vậy? Ông bạn mạn Sài Gòn như bị chạm nọc.

Út rành rọt trả lời:

- Nói đâu xa, mới rồi các chốt tỉnh Bình Thuận tóm gọn mấy cha tài xế “lì”, hám tiền mà chở người từ tâm dịch vượt trạm về quê huyện Bắc Bình né dịch. Có cả xe cứu thương mang BKS 51B - 03863 chỉ được phép chở F0, F1 trên điạ bàn Sài Gòn lại hú còi chạy về Bình Thuận, kiếm vài ba triệu bạc.

Ông bạn mạn Sài Gòn húng hắng:

- Quá “lì”, đám này đang gieo mầm bệnh cho xã hội, xử phạt cho nặng thử coi.

Út tiếp lời:

- Chả gì mấy tài xế “lì” nọ, đến như ông giám đốc sở du lịch, ông phó cục trưởng cục thuế ngoài Trung bày đặt đi đánh “Gốp” giữa lúc giãn cách xã hội. Bại lộ, dính chùm dương tính còn bày đặt gian dối như cuội, tạc ra cái thư mời mọc son đỏ chói của giám đốc trung tâm thông tin xúc tiến du lịch thuộc sở gọi là đi “khảo sát dịch vụ Gốp”. Loại “lì” ấy nuối tiếc gì mà không xử nghiêm để làm gương?

Mưa đá bất thường đêm rằm, trước giờ G chống dịch quyết liệt, tạm cho là tâm linh điềm nọ, điềm kia, rốt cuộc vẫn là do ta - toàn dân thực thi “chống dịch như chống giặc” bằng giải pháp mạnh, đủ liều thì mới diệt gọn lũ vi rút Corona biến thể!

Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên trái đất. Với những cơn dông, gió lốc cực mạnh cộng thêm khả năng sát thương từ những hòn mưa đá, cả nhà cửa, cây cối và con người đều bị nguy hại. Ẩn trong cơn mưa đá còn có rất nhiều điều bí mật có thể bạn chưa biết.

1. Mọi người thường nghĩ mưa đá sẽ xuất hiện vào mùa đông nhưng sự thật thì mùa hè mới là lúc dễ xảy ra mưa đá nhất. Bản chất mưa đá là do sự mất ổn định trong không khí khi hai luồng khí nóng và lạnh gặp nhau. Vì thế vào mùa hè khi có nhiều cột không khí nóng giàu năng lượng, sẽ dễ tạo ra những đám mây dông xảy ra mưa đá hơn.

Mưa đá là điềm báo gì năm 2024
Ẩn trong cơn mưa đá còn có rất nhiều điều bí mật có thể bạn chưa biết.

2. Trong những đám mây lớn nhất (gọi là mây tích mưa hay mây vũ tích), phần không khí thuộc phần trên đám mây có nhiệt độ lạnh hơn và hơi nước ở đây đóng thành những hạt băng nhỏ. Những hạt băng này sẽ chuyển động xuống phần dưới và sau đó quay trở lại phần trên của đám mây, lặp đi lặp lại, mỗi lần như thế lớp đá quanh hạt băng lại dày thêm. Cho đến lúc đủ nặng những hạt đá này sẽ rơi xuống đất và tạo nên mưa đá.

3. Điều kiện để một đám mây có thể tạo ra mưa đá là nhiệt độ phần đỉnh đám mây phải dưới -20 độ C và phần lớn đám mây đều dưới nhiệt độ đóng băng (0 độ C). Kết hợp cùng giông bão sẽ tạo thành những cơn mưa đá lớn.

4. Hạt mưa đá thường có đường kính từ 5 – 200mm, có thể bé như hạt đậu, hay to như quả trứng hoặc thậm chí là lớn bằng quả bưởi. Mỗi hạt mưa đá có thể nặng đến 1kg và nếu một số hạt dính lại với nhau thì có thể tạo thành khối 4kg.

Mưa đá là điềm báo gì năm 2024
Khi cắt đôi hạt mưa đá chúng ta sẽ thấy những vòng tròn băng.

5. Hạt mưa đá rơi với tốc độ cực nhanh nên nó không bị tan ra trước khi chạm đất, dù là ở giữa những ngày hè nóng bức. Một hạt mưa đá có kích thước của một quả bóng tennis (khoảng 75mm đường kính), nặng 150 gam có thể rơi với tốc độ 160km/h. Điều này lý giải tại sao cây trồng và nhà cửa bị tàn phá nặng nề chỉ sau vài phút mưa đá ngắn ngủi.

6. Khi bạn cắt đôi hạt mưa đá, bạn có thể thấy những vật hình như cái nhẫn làm từ băng. Một số "nhẫn băng" màu trắng sữa, số khác lại màu trong suốt. Các lớp "nhẫn băng" đan xen nhau, đếm được bao nhiêu lớp thì chính là số lần di chuyển lên xuống của các hạt mưa đá trên đỉnh đám mây.

7. Ở một số nước khí hậu lạnh như Anh có những cơn mưa đá thường gặp vào mùa đông, đây không phải loại mưa đá mà mà chúng ta đang nói trong bài. Dân địa phương gọi những cơn mưa này là Graupel. Đây là loại mưa đá mềm, hình thành khi các giọt nước chậm đông kết hợp thêm một lớp băng hoặc sương muối để tạo thành hạt mưa. Mưa đá mềm được tạo ra tương tự tuyết và không gây hại như mưa đá cứng.

Mưa đá là điềm báo gì năm 2024
Mưa đá là hiện tượng thiên nhiên rất nguy hiểm.

8. Hạt mưa đá lớn nhất được ghi nhận ở Anh là tại vùng Horsham, West Sussex vào ngày 5/9/1958 nặng 142 gam.

9. Trong khi đó ở Mỹ, hạt mưa đá lớn nhất nặng đến 0,88kg và có đường kính lên tới 20cm. Hạt mưa này xuất hiện trong cơn mưa đá vào ngày 23/7/2010 ở Vivian, Nam Dakota.

10. Mưa đá không chỉ gây thiệt hại đến tài sản, hoa màu mà còn có thể làm chết người. Vào năm 1888, đã có gần 250 người Ấn Độ thiệt mạng vì những cơn mưa đá.