Block nhánh trái không hoàn toàn là gì năm 2024

Kết luận không chính xác trên điện tâm đồ (ECG) trong tình huống cấp cứu ở bệnh nhân (bn) nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) có thể làm chậm điều trị hoặc chụp mạch vành không cần thiết. Bloc nhánh trái(LBBB) là yếu tố thường gây lẫn lộn trong NMCT ST chênh lên; nó có thể là nguyên nhân gây dương tính giả hoặc âm tính giả NMCT ST chênh lên, làm chụp mạch vành không cần thiết hoặc trì hoãn điều trị.

Bằng phương pháp chọn lọc tài liệu từ các nghiên cứu, các bài báo trong nước và trên thế giới, chúng tôi muốn nêu bật kết luận: bn nghi ngờ NMCT có bloc nhánh trái là thách thức trong chẩn đoán và điều trị đối với các bs lâm sàng. Mặc dù Guideline hiện tại khuyến cáo rằng bn NMCT có LBBB cần tái tưới máu sớm, nhưng các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy khoảng 42% bn LBBB có NMCT thật sự và khoảng 60% bn không có tắc mạch vành khi thông tim.

Do đó, điều trị bn NMCT ST chênh lên có LBBB cần chọn lọc trên những bn thích hợp để điều trị tái tưới máu. Sử dụng men tim Troponin và siêu âm tại giường giúp chẩn đoán chính xác hơn. Can thiệp mạch vành qua da là chiến lược ưu tiên hơn đối với bn nhóm này.

1/ SINH LÝ BỆNH CỦA LBBB TRONG NMCT CẤP

Hệ thống dẫn truyền trong thất trái gồm: bó His, nhánh trái, phân nhánh trái trước, phân nhánh trái sau, phân nhánh xa hệ thống dẫn truyền thất trái. Nhánh trái có cấu trúc rộng và lan tỏa vì vậy NMCT gây LBBB mới cần có vùng tổn thương cấp và lan rộng. Khi LBBB mới là nguyên nhân của NMCT cấp thì vị trí tổn thương thường là thành trước hoặc trước vách.LBBB có thể có trước do bệnh cấu trúc tim như: xơ hóa, thoái hóa hệ thống dẫn truyền, thiếu máu cơ tim mạn, phì đại thất trái, tái cấu trúc thất trái do suy tim hoặc bệnh van tim. Thời điểm bắt đầu xuất hiện LBBB trong trường hợp này thường không triệu chứng vì vậy rất khó xác định.

2/TIÊU CHUẨN SGARBOSSA CHẨN ĐOÁN NMCT Ở BN CÓ LBBB

Tiêu chuẩn Sgarbossa: 1/ ST chênh lên ≥ 1mm và cùng hướng với QRS: 5 điểm

2/ ST chênh xuống≥ 1mm ở V1,V2 hoặc V3 : 3 điểm

3/ ST chênh lên ≥5mm và ngược hướng QRS:2điểm

Độ đặc hiệu chẩn đoán NMCT có LBBB hơn 95% khi tổng điểm ≥ 3 điểm và có liên quan tử vong 30 ngày.Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chuẩn này là độ nhạy thấp với mức điểm ≥ 20%

3/ CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRI NMCT CÓ LBBB

Đối với NMCT ST chênh lên tiêu sợi huyết có thể sử dụng nếu thời gian chuyển đến bệnh viện có can thiệp mạch vành qua da là >120 phút. Tuy nhiên, đối với bn nghi ngờ NMCT có LBBB thì tỉ lệ tắc hoàn toàn nhánh mạch vành khoảng 40% và có nguy cơ chảy máu cao, nên chiến lược tái tưới máu mạch vành bằng can thiệp ưu tiên hơn (có thể xác định mạch vành tổn thương trước khi tái tưới máu).

Ngày nay, vai trò của men tim và siêu âm tim tại giường khá quan trọng giúp chẩn đoán NMCT. Siêu âm tại giường cho thấy đặc điểm của NMCT cấp thành trước: giảm động hoặc vô động thành trước mà không có thành tim mỏng, không dãn buồng tim nhiều. Men tim đặc biệt Troponin siêu nhạy tăng sau 2- 3giờ bắt đầu triệu chứng đau ngực, nên xét nghiệm nhiều lần cách nhau 3 giờ góp phần quan trọng trong chẩn đoán.

4/ ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN TÂM ĐỒ LBBB

1.Độ rộng phức bộ QRS≥120ms người lớn, ≥100ms trẻ 4-6 tuổi, ≥90ms ở trẻ<4 tuổi

2.Sóng R rộng hoặc R’ ở I,avL, V5,6 đôi khi dạng RS ở V5,6

  1. Không có sóng Q ở I; V5,6 nhưng có thể có sóng q ở avL
  2. Sóng R>60ms ở V5,6 nhưng bình thường ở V1,2,3
  3. Đoạn ST và sóng T thường ngược hướng với QRS
  4. Sóng T dương ở các chuyển đạo QRS thẳng đứng
  5. ST chênh xuống hoặc sóng T âm ở chuyển đạo QRS âm là bất thường
  6. Sự xuất hiện LBBB có thể làm thay đổi trục QRS trên mặt phẳng trán: lệch trái, lệch phải hoặc lên cao.

5/KẾT LUẬN

Chẩn đoán NMCT ST chênh lên có LBBB là thách thức lớn của các bác sĩ khoa cấp cứu và bác sĩ tim mạch.

Ths Trần Văn Lời, Trưởng khoa Cấp cứu

Nguồn: http://www.timmachhoc.vn/boi-duong-sau-dai-hoc/963-nhoi-mau-co-tim-co-bloc-nhanh-trai-tren-dien-tam-do.html

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp – Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Block nhánh phải là 1 dạng rối loạn nhịp lành tính hơn so với block nhánh trái, được gọi chung là rối loạn đẫn truyền trong thất, tuy nhiên tình trạng này có thể dẫn đến khó thở, hồi hộp trống ngực hoặc đau ngực. Do vậy cần có phương pháp điều trị và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Block nhánh là tình trạng rối loạn dẫn truyền xung động trong 1 nhánh của bó his hay còn gọi là rối loạn dẫn truyền trong thất bao gồm block nhánh trái và block nhánh phải.

Block nhánh phải là rối loạn dẫn truyền nhánh bên phải của bó His có thể do nhánh đó bị cắt đứt hay tổn thương nên xung động từ nhĩ truyền xuống sẽ phải đi sang bên trái khử cực trước rồi mới truyền sang bên phải khử cực thất phải bị block biểu hiện trên điện tâm đồ.

Có 2 loại block nhánh phải:

  • Block nhánh phải không hoàn toàn
  • Block nhánh phải hoàn toàn

Trên điện tâm đồ block nhánh phải tại chuyển đạo V1, V2 có biểu hiện khoảng QRS giãn rộng ≥ 0,11s, có móc với nhánh nội điện muộn, trục lệch phải kèm đoạn STT bị biến đổi thứ phát có hướng trái với QRS

Block nhánh phải được chia thành hai loại là block nhánh phải hoàn toàn và block nhánh phải không hoàn toàn. Trong đó, block nhánh phải không hoàn toàn là một thể nhẹ của block nhánh phải hoàn toàn.

  • Hình dạng sóng trong block nhánh phải như sau:
    Block nhánh trái không hoàn toàn là gì năm 2024
  • QRS dạng rSR’ với R’ giãn rộng, trát đậm hay có móc hoặc dạng qRs, đôi khi dạng QR với R giãn rộng ở V1 V2
  • Đoạn STT luôn trái chiều với sóng cuối cùng (giãn rộng, trát đậm) của QRS.

2. Nguyên nhân gây block nhánh phải

  • Block nhánh phải xuất hiện ở những người khỏe mạnh được coi là lành tính không cần điều trị gì;
  • Người có bệnh tim mạch như: người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm cơ tim, thông liên nhĩ, thông liên thất, bệnh van tim do tâm thất phải bị tổn thương và giãn ra gây ra block nhánh phải;
  • Người mắc bệnh phổi hậu quả dẫn đến block nhánh phải. Các bệnh lý ở phổi bao gồm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thuyên tắc phổi, suy tim phải;
  • Thủ thuật thông tim có thể gây block nhánh phải;
  • Ngoài ra, suy nút xoang do tuổi già hoặc tăng kali máu quá mức cũng có thể gây ra block nhánh phải.

3. Triệu chứng block nhánh phải

Dấu hiệu block nhánh phải thường xuất hiện ở người chỉ bị block nhánh kèm theo các bệnh tim mạch, hô hấp. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Hồi hộp trống ngực;
  • Chóng mặt;
  • Đau tức ngực, nặng ngực;
  • Khó thở, dễ mệt khi tập thể dục.
    Block nhánh trái không hoàn toàn là gì năm 2024

Đau ngực, khó thở là biểu hiện điển hình của block nhánh phải ở tim

Nếu block hoàn toàn nhánh phải, nhịp tim chậm có thể giảm xuống 40 nhịp/phút do vậy làm giảm chức năng bơm máu, thiếu máu tổ chức dẫn đến tình trạng thiếu oxy đặc biệt ở những người mắc kèm bệnh tim, phổi hoặc suy nút xoang. Thiếu oxy não, gây ra triệu chứng mệt mỏi, choáng ngất và có thể ngừng tim tạm thời.

  • Block nhánh phải không hoàn toàn, thường không có triệu chứng lâm sàng

4. Điều trị block nhánh phải

Tùy thuộc vào các bệnh lý đi kèm, các triệu chứng lâm sàng mà có thái độ xử trí, điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Đối với người trẻ, khỏe mạnh, không có bệnh lý tim mạch hay bệnh phổi thì block nhánh phải không được coi là bệnh, do hiếm khi gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim do đó chưa cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần khám định kỳ 1 – 2 năm một lần và làm điện tâm đồ ECG để theo dõi tiến triển của bệnh nếu phát hiện bị block nhánh phải.
  • Đối với người mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Trường hợp block nhánh phải không hoàn toàn, bệnh dễ tiến triển sang thể nặng (block nhánh phải hoàn toàn). Khi đó, quá trình điều trị cần tập trung vào điều trị các bệnh lý đó vì đó là nguyên nhân gây bệnh.
  • Một số trường hợp block nhánh phải nặng (như hội chứng nút xoang, sau nhồi máu cơ tim...) gây nhịp tim chậm có nguy cơ tử vong cao cần được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.
    Block nhánh trái không hoàn toàn là gì năm 2024

Block nhánh phải nặng cần được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

5. Làm gì khi bị block nhánh phải?

  • Khám chuyên khoa tim mạch và làm siêu âm tim để kiểm tra xem có bệnh tim cấu trúc không?( Thông liên nhĩ hoặc liên thất...)
  • Thay đổi lối sống như: Bỏ hút thuốc lá và giảm cân nếu bạn đang thừa cân, tăng cường hoạt động thể dục thể thao như đi bộ thay vì đi thang máy, chạy bộ, tập yoga, đạp xe,...;
  • Ăn thực phẩm tốt cho tim như rau có màu xanh đậm, hoa quả trái cây vì loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol, giảm mỡ máu và giảm nguy cơ tim mạch;
  • Tránh các căng thẳng stress: ngủ đủ giấc đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya sau 23h, giữ tâm lý thư thái, tránh lo lắng căng thẳng;
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc do chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim nặng hơn;
  • Theo dõi các triệu chứng bệnh thường xuyên và tái khám ngay khi có các dấu hiệu đau ngực, khó thở, ngất hoặc các bất thường khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Block nhánh phải mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu bạn đang có bệnh lý tim mạch hoặc bệnh phổi tiềm ẩn thì có thể gây ngừng tim đột ngột do đó cần tái khám định kỳ và thay đổi lối sống lành mạnh.

Block nhánh trái không hoàn toàn là gì năm 2024

Người bị Block nhánh phải cần phải khám tim mạch định kỳ thường xuyên

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Tìm hiểu hiện tượng block nhánh trái ở tim
  • Hướng dẫn đánh giá cụ thể về tim mạch ở bệnh nhân COVID-19 (Phần 1)
  • Hướng dẫn đánh giá cụ thể về tim mạch ở bệnh nhân COVID-19 (Phần 2)

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Block nhanh phải không hoàn toàn có nghĩa là gì?

1. Khái niệm block nhánh phải. Block nhánh phải là hiện tượng rối loạn dẫn truyền trong thất, cụ thể là xung điện truyền qua buồng tim bên phải bị chậm hơn so với buồng bên trái, hệ quả là hai bên tim không có cùng nhịp co bóp.9 thg 1, 2023nullBlock nhánh phải là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › block-nhanh-phai-la-hien-tuong-gi-co-nguy-hiem-...null

Block nhanh trai gặp trong bệnh gì?

Block nhánh trái (LBBB - xem hình Block nhánh trái) thường đi kèm với các bệnh tim cấu trúc hơn so với block nhánh phải. Trong trường hợp block nhánh trái, thường gây khó khăn trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ.nullBlock nhánh và Block phân nhánh - Rối loạn tim mạch - MSD Manualswww.msdmanuals.com › ... › Block nhánh và Block phân nhánhnull

Block tim là bệnh gì?

Block tim là một tình trạng rối loạn trong hệ thống điện của tim, ảnh hưởng đến nhịp đập và khả năng dẫn truyền tín hiệu điện. Tình trạng này còn được gọi là Block tim (Atrioventricular - AV) hoặc rối loạn dẫn truyền. Thông thường, tín hiệu điện truyền từ buồng trên của tim (tâm nhĩ) đến buồng dưới (tâm thất).nullBệnh Block tim: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - Vinmecwww.vinmec.com › benh-block-tim-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-trinull

Right bundle branch block nghĩa là gì?

Block nhánh phải (RBBB) là sự tắc nghẽn các xung điện đến tâm thất phải của tim, đây là phần dưới bên phải của trái tim. Bất thường này phát hiện chủ yếu qua điện tầm đồ (ECG).nullBlock nhánh phải ở tim: Nguyên nhân, triệu chứng của bệnhwww.docosan.com › blog › tim-mach › block-nhanh-phai-o-timnull