Một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên trên

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Cảm nghĩ về ''ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

Chứng minh Bác Hồ sống rất giản dị (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Sưu tầm một số tác phẩm hay (thuộc bất kì thể loại nào) viết về địa phương mình (kể cả tác phẩm của những tác giả không phải là người ở địa phương).

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Suy ngẫm về giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương , nhà văn Nam Cao đã khẳng đinh :

" 1 tác phẩm thật giá trị , phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn , phải là 1 tác phẩm chung cho cả loài người . Nó phải chứa đựng 1 cái gì lớn lao mạnh mẽ ... Nó ca tụng lòng thương người , tình bác ái , sự công bình ... Nó làm cho người gần người hơn "

Hãy chứng minh ý kiến trên

Các câu hỏi tương tự

Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu mực tuyệt vời ở từng giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Văn bản sau là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm Hịch tướng sĩ:

“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

          Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn trên. 

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:

I. NỘI DUNG CUỘC THI
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Ưu tiên, khuyến khích các bài viết, ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế giao thông tại Hà Nội

II. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của nội dung bài viết.
- Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại báo chí: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh... Mỗi bài viết không quá 1.500 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.500 từ và không quá 5 kỳ).
- Tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Kích thước ảnh tối thiểu 12cm x 18cm bản in, tối thiểu 1.000kb/ảnh bản mềm. Không chấp nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật photoshop, kỹ thuật xử lý buồng tối - buồng sáng. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra phim gốc hoặc files gốc khi cần thiết. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình. Một phóng sự ảnh từ 5-7 ảnh.
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4 một mặt, rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email.

Có bạn nào làm chưa ,giúp mình với

Những bài văn bất hủ của học sinh (10)

Đề: Tả người cao tuổi.

Xóm em có rất nhiều bà lão, nhưng em thích nhất là bà Khoái ở cạnh nhà em. Đầu bà to bằng trái dừa, mặt bà nhìn như mặt tượng, hai cái tai nhọn và vầng trán lồi lên sự thông minh. Mỗi khi em qua nhà bà chơi bà thường nói: "Mày ở chơi thêm tý nữa hãy về".

Đề: Em hãy phân tích bài ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa".

Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng. Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một ruộng đang bừa. Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.

Đề: Tả chú thương binh.

Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.

Đề: Tả con lợn.

Em thích nhất con lợn trong chuồng nhà em. Đầu nó to như cái gầu múc nước, mồm nó to bằng cái bò đong gạo, mình nó to bằng người bố em, chân nó to bằng khuỷu tay của anh em, đuôi nó dài như cái thước kẻ của em. Mỗi lần mẹ em cho nó ăn nó lại vẫy đuôi rối rít. Lúc nó ngủ trông nó thật đáng yêu.

Đề: Tả cây hoa hướng dương.

Hôm nay em đi học về nhặt được một hạt hướng dương. Em cho nó vào chậu, sau nó mọc một cây như chiếc đũa. Em chăm bón nó và nó nở một bông hoa như cái nắp ấm. Sau đó hoa rụng hết cánh, em lấy hạt vào rang ăn

Đề: Tả cây bàng.

Trước cửa nhà em có trồng một cây bàng. Mùa bàng chín rụng đầy sân. Mẹ em nhặt bán lấy tiền mua tivi và tủ lạnh.

Đề: Đặt câu với vần iêu.

Mẹ em thích tiêu tiền.

Đề: Phân tích tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng".

Nguyệt cởi quần áo bỏ trên bờ, nhảy ùm xuống nước, bơi tung tăng như một con cá vàng sang bờ bên kia.

Một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên trên

Đây là câu trả lời đã được xác thực

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên trên

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu về ý kiến

2, Thân bài

a, Giải thích ý kiến

b, Chứng minh

- Lão Hạc

+ Ông giáo

+ Lão Hạc

+ Cậu chó Vàng

c, Bình luận

- Ý kiến trên hoàn toàn đúng

- Một tác phẩm chỉ có giá trị khi nó thể hiện được tình cảm không chỉ của nhân vật mà còn của chính tác giả.

- Một tác phẩm chỉ có giá trị khi nó tồn tại bất biến cùng với thời gian.

d, Liên hệ

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu nói trên

II, Bài văn tham khảo

Nam Cao là nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng các tác phẩm đồ sộ. Nhận xét về giá trị của tác phẩm, Nam Cao đã khẳng định rằng: "Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên tất cả bờ cõi và giới hạn phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng những gì lớn lao, mạnh mẽ ... nó cao tụng lòng thương người, tình bác ái, sự công bằng. Nó làm con người gần người hơn". Điều này được chứng minh rõ nét qua tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn.

Trước hết, ta phải hiểu ý kiến của nhà văn đề cập đến nội dung, vấn đề gì? Nhà văn đã nói “Một tác phẩm thật giá trị”. Câu này có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ thuật lớn, có giá trị (Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ …). Bên cạnh đó, “là một tác phẩm chung cho cả loài người” nó vừa có tính dân tộc, tính nhân loại và thấm nhuần tinh thần nhân đạo. Nhà văn phải phấn đấu cho lí tưởng nhân đạo. Hơn nữa “Nó phải chứa đựng … cho người gần người hơn”, nói lên bằng tất cả sức mạnh nghệ thuật của nó những gì liên quan tới vận mệnh loài người, thể hiện “nỗi đau nhân tình” cũng như niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn vươn tới một cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp. Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị … phải … phải là … Nó … vừa … vừa … Nó …. Nó …” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính.

Viết về lão Hạc – nhân vật chính trong truyện, một người nông dân tột cùng nghèo khổ và đau thương – ngòi bút của Nam Cao đã bộc lộ một tình cảm tha thiết gắn bó. Khi chưa hiểu rõ tâm tình của lão Hạc thì giọng điệu của ông giáo dưới ngòi bút của nhà văn tưởng chừng vẫn chỉ là viết về một loại Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận nào đó: "Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi… Lão nói là nói để đấy thôi… Làm quái gì có một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế". Đôi lúc, ông còn bộc lộ sự tự tôn mình, coi thường người nghèo khổ: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi". Một sự lạnh lùng khách quan: Tôi "dửng dưng" nhìn lão để rồi mộng tưởng về một cái thời "say mê", đẹp đẽ, chăm chỉ và đầy "cao vọng" của riêng mình.

    Ta bắt đầu cảm thấy một bóng dáng đơn điệu của làng quê ông giáo Thứ trong truyện Sống mòn: con người lạnh nhạt, bới móc nhau… Nhưng tác giả không dừng lại ở đó, ông đưa những trang viết về tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc tiến triển một cách chậm rãi lần theo những lời kể của ông lão, khiến người đọc ngày càng thấy sự rung động, sâu xa của cõi lòng tác giả: Người con trai lão thất tình, bỏ đi phu cao su, để lại cho người cha vài đồng bạc để "ăn quà", một con chó và mảnh vườn nho nhỏ, biệt tích, để cho lão cứ ngóng trông, dành dụm, chắt chiu mà nào biết bao giờ nó về! Vợ mất, con biệt xứ, lão cô đơn giữa tuổi già và cái chết đang dần đến. Ngòi bút của nhà văn lại bùi ngùi, xúc động: "Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn". Vì vậy mà "những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ bồn một chút", nhắc đến con "lão rân rấn nước mắt". Đến đây thì ông giáo đã thốt lên: "Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa".

    Trước những đe dọa rình rập, những mất mát chồng chéo lên nhau, ông giáo đành an ủi lão Hạc mà ta nghe thấy biết bao đau xót, thương cảm: "Lão Hạc ơi ! ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?". Thì ra tác giả đâu có thờ ơ, ông thấu hiểu con người tốt đẹp ấy, mỗi lời kể như đượm nỗi xúc động: Thương con, lão không muốn bán đi con chó – kỉ vật của con. Nhưng nuôi nó thì tốn mà lão không muốn phải tiêu vào tiền lão đã dành dụm cho con. Nhưng cái nghèo khổ cứ đến: "làng mất vé sợi", "Lão Hạc không có việc"… Sự điêu đứng cứ dồn dập đến. Ngòi bút nhà văn trở nên xót xa cho lão Hạc. Trước cảnh lão khóc vì để con chó bị bắt, ngòi bút Nam Cao bỗng như trào lên nước mắt. Ông giáo hỏi như để che giấu nỗi đau: "Thế nó cho bắt à", rồi đau đớn và phủ nhận, ông kết luận: "Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ !", đều khổ, đều cơ cực, kiếp người không khác kiếp con chó. Số phận một con chó chấm dứt bằng một cái chết bi thảm thì con người cũng không hơn, còn dữ dội gấp trăm lần.

Cho đến bây giờ, tác phẩm Lão Hạc vẫn còn tồn tại bất biến theo thời gian và luôn được hàng trăm bạn đọc đón nhận. Thế mới biết được tài năng của Nam Cao đến đâu!

Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất. Khẳng định câu nói của Nam Cao “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” là đúng. Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao.