Một số thể loại văn học thơ truyện Download

- Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.

- Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.

- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi bị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

- Phân loại theo nội dung biểu hiện thì gồm:

+ Thơ trữ tình: đi sâu vào những tâm tư, tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời như bài Tự tình của Hồ Xuân Hương.

+ Thơ tự sự: cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện, như bài Hầu Trời của Tản Đà.

+ Thơ trào phúng: phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài, như bài Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương.

- Theo cách tổ chức bài thơ gồm có:

+ Thơ cách luật (viết theo luật được định trước, như thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát,...

+ Thơ tự do: không theo luật.

+ Thơ văn xuôi: Thơ gần như câu văn xuôi nhưng vẫn có nhịp điệu.

- Thơ là thể loại ra đời sớm rất sớm. Trước Công nguyên, ở Trung Quốc, từ thơ ca dân gian, Khổng Tử đã san định Kin Thi. Trong văn học Việt Nam, trung đại, cận đại cho đến hiện đại, thơ là thể loại có nhiều thành tựu nhất. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Chiểu, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,... đã để lại nhiều áng thơ hay.

@1416198@

- Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Có thể xem sách giáo khoa hoặc sách tham khảo để có những hiểu biết ban đầu.

- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật,...

- Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu,... mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.

- Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung.

@1416264@

- Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện (trần thuật) nào đó.

- Cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc hoạ rõ nét tính cách các nhân vật, số phận từng cá nhân.

- Nhân vật được miêu tả sinh động, chi tiết trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. 

- Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể  như: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), hay tái hiện những bức tranh đời sống toàn cảnh rộng lớn như Tấn trò chơi của Ban-dắc.

- Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện, còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp lại có lời độc thoại nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài, khi lại nhập vào lời nhân vật. Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống.

-  Phân loại truyện:

+ Trong văn học dân gian, truyện có nhiều kiểu loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

+ Văn học trung đại có truyện viết bằng chữ Hán (Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều của Nguyễn Du, truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) .

+ Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung  lượng hiện thực người ta phân ra truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài. Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới một vài mảnh nhỏ của cuộc sống, có thể kể về cả cuộc đời hay một đoạn đời, một "chốc lát" của nhân vật, nhưng trong phạm vi hạn hẹp vẫn có thể đặt ra những vấn đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc (Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, Chữ người tử từ của Nguyễn Tuân). Truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết). Ta-rát Bun-ba của Gô-gôn, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dung lượng là truyện vừa nhưng mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu thuyết. 

@1415135@

- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.

 - Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc hoạ bản chất, tính cách các nhân vật. 

- Cần chú ý tới nghệ thuật tự sự: người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (người kể chuyện xưng tôi) hay ở ngôi thứ ba (người kể hàm ẩn); điểm nhìn trần thuật; cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện; thủ pháp kể chuyện, miêu tả; giọng điệu lời văn,...

- Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh. 

- Chú ý tới nghệ thuật xây dựng nhân vật: sử dụng chi tiết; tạo tình huống để khám phá bản chất của nhân vật; các thức miêu tả ngoại hình, hành động, biểu hiện nội tâm,...

- Có thể xác định giá trị của truyện ở các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Cần thấy được truyện không chỉ "tái hiện lịch sử đời sống" mà còn là "hành trình đi tìm con người trong con người". (M.Ba-khtin).

@1416331@

  • Một số thể loại văn học thơ truyện Download
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Một số thể loại văn học: thơ, truyện

1. Kiến thức

- Giúp học sinh:

+ Nhận biết thể và loại trong văn học.

+ Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện

+ Vận dụng hiểu biết để đọc văn.

2. Kĩ năng

- Nhận diện đặc trưng của thể loại thơ, truyện.

- Phân tích, bình giá tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập và rèn luyện để biết cách phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, truyện.

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi.

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………………

2. Kiểm tra bài cũ

Không

3. Bài mới

Hoạt động 1

Truyện, thơ là hai thể loại văn học chủ yếu của văn học hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Vậy, truyện là gì? Có đặc trưng như thế nào? Thơ là gì? Có đặc trưng như thế nào?

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn HS đọc phần I và định hướng nội dung.

Trao đổi thảo luận theo cặp.

GV chuẩn xác kiến thức.

I. Quan niệm chung về loại, thể văn học

- Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm).

- Loại là gì? Có mấy loại hình văn học?

1. Loại

- Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: tự sự, trữ tình, trào phúng

- Thể là gì? Căn cứ để phân chia thể?

2. Thể

- Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại.

- Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo…

- Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận

( chính trị xã hội, văn hóa.)

Trao đổi thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức.

- Nhóm 1: Đặc trưng cơ bản của thơ là gì?

II. Thể loại thơ

1. Khái lược về thơ

a/ Đặc trưng của thơ

- Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.

- Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú,

- Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.

- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan.

- Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình

- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ.

- Nhóm 2: Thơ được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại?

b/ Phân loại thơ

- Phân loại theo nội dung biểu hiện có:

+ Thơ trữ tình

+ Thơ tự sự

+ Thơ trào phúng

- Phân loại theo cách thức tổ chức có:

+ Thơ cách luật.

+ Thơ tự do.

+ Thơ văn xuôi.

- Nhóm 3: Nêu yêu cầu chung khi đọc thơ?

2. Yêu cầu về đọc thơ

- Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác...

- Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh, nhịp điệu…

- Lí giải, đánh giá về nội dung và nghệ thuật

GV hướng dẫn HS đọc phần II.

Định hướng nội dung.

Trao đổi thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.

III. Truyện

1. Khái lược về truyện

- Nhóm 1: Nêu đặc trưng của truyện?

a/ Đặc trưng của truyện

- Là thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người nào đó. - Thường có cốt truyện.

- Nhân vật.

- Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắng với hoàn cảnh.

- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.

- Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống.

- Nhóm 2: Truyện được phân thành bao nhiêu loại ?

b/ Phân loại truyện

- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,..

- Văn học trung đại: có truyện viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

- Văn học hiện đại: có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

- Nhóm 3: Nêu yêu cầu chung khi đọc truyện?

2. Yêu cầu đọc truyện

- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác…

- Phân tích diễn biến cốt truyện.

- Phân tích nhân vật: ngoại hình, tính cánh, ngôn ngữ…

- Xác định vấn đề của truyện đặt ra, ý nghĩa tư tưởng, giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ.

HS đọc ghi nhớ SGK.

III.Tổng kết

Ghi nhớ. SGK

GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK. Mỗi nhóm 1 ý nhỏ.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 136 SGK):

Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến:

+ Nghệ thuật tả cảnh: khắc họa thiên nhiên mùa thu ở làng quê đẹp, thanh bình nhưng buồn và có xu hướng co hẹp lại, thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc, bình dị, khác với mùa thu ước lệ quen thuộc trong thơ trung đại.

+ Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình, tả việc cũng để ngụ tình, câu cá thực chất là để suy nghĩ về thế sự.

+ Ngôn ngữ: gieo vần lạ, độc đáo, ngôn ngữ lạ hóa, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

Câu 2 (trang 136 SGK):

Hai đứa trẻ - Thạch Lam:

+ Cốt truyện: cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng, không có kịch tính, cốt truyện là cốt truyện tâm lý.

+ Nhân vật: là những số phận bé nhỏ nơi phố huyện nghèo, những con người hết sức bình thường.

+ Lời kể: nhẹ nhàng, là tác phẩm thuộc loại tự sự nhưng đậm chất trữ tình (giàu tính nhạc, tính họa).

Ý nghĩa

Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

Trong khi, truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.

4. Củng cố

- Nắm vững những đặc trưng thể loại của thơ, truyện.

- Nhớ các loại thơ, truyện và yêu cầu khi đọc thơ, truyện.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, soạn bài mới: Chí Phèo (Nam Cao).

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:

  • Một số thể loại văn học thơ truyện Download
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Một số thể loại văn học thơ truyện Download

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.