Máy bay su 22 sản xuất năm nào năm 2024

(PLO)- Phi công máy bay Su-22 rơi ở Quảng Nam cung cấp thông tin ban đầu là khi đang bay huấn luyện thì máy bay mất kiểm soát.

Chiều 9-1, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn đã ký báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan liên quan đến vụ rơi máy bay trên địa bàn.

Theo đó, vụ việc xảy ra lúc 11 giờ 10 phút cùng ngày tại khu vực Sa Cát, khối phố Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn.

Máy bay su 22 sản xuất năm nào năm 2024
Chiếc máy bay Su-22 rơi ở Quảng Nam thuộc biên chế Sư đoàn Không quân 372 đóng tại Đà Nẵng. Ảnh: TN

Máy bay rơi là loại máy bay quân sự số hiệu 90, loại máy bay Su-22 của Trung đoàn 929, Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng Phòng không không quân.

Nguyên nhân ban đầu được phi công cung cấp là khi đang huấn luyện thì máy bay mất kiểm soát, phi công nhảy dù xuống đất an toàn, máy bay rơi và phát ra tiếng nổ.

“Hiện tại, phi công trên chiếc Su-22 gặp nạn sức khoẻ ổn định, đã được đưa về Trạm Rada 41 đóng trên địa bàn phường Điện Nam Bắc nghỉ ngơi”, báo cáo nêu.

Vụ rơi máy bay làm một người dân phường Điện Nam Bắc bị thương, hiện đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức. Ngoài ra, vụ việc còn làm tốc, hư hỏng mái ngói, sập tường của hộ dân Nguyễn Thanh Chính, phường Điện Nam Bắc với diện tích gần 100m2.

Được biết, chiếc máy bay Su-22 rơi ở Quảng Nam được sản xuất vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990.

Khi máy bay gặp sự cố, phi công được lệnh bung dù và tiếp đất an toàn. Sau khi xảy ra vụ tai nạn, một đoàn công tác của Sư đoàn 372 đã di chuyển vào khu vực rơi máy bay tại Quảng Nam để thực hiện các công việc theo quy định.

Là dòng máy bay quân sự có tuổi đời lên đến 50 năm, Su-22 được coi là lực lượng 'xương sống' của nhiều quốc gia trên thế giới.

Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay tiêm kích Su-17 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960. Máy bay được thiết kế hệ thống cánh cụp, cánh xòe giúp nó hoạt động cực kỳ linh hoạt và triệt tiêu các nhược điểm về khí động học.

Máy bay su 22 sản xuất năm nào năm 2024

Máy bay Su-22 được biên chế trong quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới.

Su-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1975 và được sản xuất hàng loạt với nhiều cải tiến từ năm 1976 đến năm 1990. Hơn 350 chiếc máy bay loại này đã được cung cấp cho 18 quốc gia. Trong số đó có Iraq, Libya, Syria, Việt Nam, Afghanistan, Angola, Yemen, Peru, Romania, Ba Lan, Hungary, Đức.

Bản vẽ kỹ thuật của máy bay Su-22.

Tiêm kích Su-22 có chiều dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg.

Su-22 được trang bị 1 động cơ Lyulka AL-21F-3 cho phép máy bay bay với tốc độ tối đa 1.860 km/h, tầm hoạt động 2.500 km với trần bay khoảng 15.000 m.

Máy bay được trang bị nhiều loại vũ khí tấn công khác nhau.

Vũ khí trang bị của Su-22 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn mỗi pháo. Các điểm treo trên cánh cho phép máy bay mang tải trọng 4.000 kg vũ khí gồm bom, rocket, tên lửa đối không R-13 và R-60, tên lửa đối đất dẫn đường Kh-23, Kh-25 và Kh-29, cũng như tên lửa diệt radar Kh-28 và Kh-58.

Biến thể Su-22 dành cho không quân Việt Nam.

Tại Việt Nam, máy bay chiến đấu Su-22 đã đi vào biên chế từ năm 1979 và dần thay thế cho một số loại tiêm kích lỗi thời như MIG-21, MIG-19.

Máy bay chiến đấu Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay cường kích (ném bom) Su-17 do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1960. Su-17 bay thử nghiệm chuyến đầu tiên vào ngày 2-8-1966. Sau đó, không chỉ phục vụ trong lực lượng không quân Liên Xô cũ, Su-17 được phát triển thành Su-20 và Su-20 tiêm kích (đánh chặn)-bom (cường kích) "cánh cụp cánh xòe" để phục vụ xuất khẩu.

Đến nay, Liên Xô cũ và nước Nga kế thừa sau này đã sản xuất khoảng 2.200 chiếc Su-17, Su-20 và Su-22. Trong đó Su-20 và Su-22 được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia châu Âu (như Belarus, Bulgaria, Tiệp Khắc cũ (gồm CH Czech và Slovakia), Đông Đức, Ukraine, Hungaria, Ba Lan); châu Á (Bắc Triều Tiên, Armenia, Afghanistan, Azerbaijan, Uzbekistan, Turkmenistan…); Trung Đông và Bắc Phi (Iran, Iraq, Ai Cập, Syria, Algeria, Angola, Yemen) và châu Mỹ (Peru).

Không quân Việt Nam bắt đầu nhận máy bay chiến đấu tiêm kích - bom Su - 22M/UM, một biến thể cải tiến của Su-22, từ năm 1979 để dần thay thế cho các loại máy bay chiến đấu MIG-21, MIG-19… đã lạc hậu.

Hiện tại, Không quân Việt Nam đang có trong biên chế với số lượng lớn các may bay tiêm kích - bom phiên bản Su-22M, Su-22UM3K và Su-22M4, trong đó hiện đại nhất chính là phiên bản M4 được trang bị hệ thống ngắm bắn quang học Klen-54 trong chóp mũi.

Máy bay su 22 sản xuất năm nào năm 2024

Một biên đội máy bay Su-22 của Quân chủng Phòng không - Không quân

Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng, lực lượng không quân nước ta được lệnh sẵn sàng thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Sau thời gian huấn luyện, đầu năm 1988, máy bay tiêm kích - bom Su-22UM của không quân Việt Nam đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên, máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu quần đảo Trường Sa.

Bước sang năm 1989, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ Trường Sa tiếp tục được tăng cường thêm lực lượng. Từ 1989 tới nay, những chiếc Su-22M4 đảm nhiệm vai trò chính trong nhiệm vụ bay tuần tra, bảo vệ Trường Sa. Dù, hiện nay, các máy bay tiêm kích đa năng hiện đại bậc nhất Su-30MK2 đang dần thay thế Su-22M4 thực hiện chuyến bay tuần tiễu, bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Su-22M4 vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng Tổ quốc.

Thông số kỹ thuật cơ bản của Su-22

Có 2 loại 1 hoặc 2 phi công; dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg.

Máy bay su 22 sản xuất năm nào năm 2024

Chuẩn bị cho máy bay Su-22 trước khi bay huấn huyện

Máy bay có tốc độ tối đa 1.850 km/h; tầm hoạt động 2.550 km; trần bay 15.200 m.

Vũ khí trang bị của Su-22M4 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn, các điểm treo trên cánh cho phép mang tải trọng 4.000 kg vũ khí, gồm: bom, rocket, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không R-60.

Su-22M4 có thể mang những vũ khí thích hợp cho nhiệm vụ diệt hạm như tên lửa không đối đất/hải dẫn đường bằng laser/quang truyền hình Kh-29.

Kh-29 có tầm bắn tối đa 30 km với đầu đạn nặng 320 kg có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến có lượng giãn nước lớn 10.000 tấn.

Ngoài tên lửa không đối đất/hải Kh-29, Su-22M4 còn có thể mang theo tên lửa chống radar tầm xa Kh-28. Loại tên lửa này có tầm bắn tới 120 km, tốc độ Mach 3 và mang theo đầu đạn nặng 160 kg. Phương thức dẫn bắn của Kh-28 là dùng đầu dò thụ động bám theo cánh sóng của radar của đối phương.