Mạng cục bộ là gì tin 10 năm 2024

Mạng cục bộ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 như sau:

Giải thích thuật ngữ
...
3. Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin: Là người được giao nhiệm vụ quản trị, vận hành, đảm bảo hoạt động an toàn, bảo mật, ổn định của hệ thống mạng tại đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
4. Tài khoản người sử dụng: Bao gồm tên tài khoản (user name) và mật khẩu (password) dùng để định danh và xác định quyền hạn của người sử dụng trên các dịch vụ mạng.
5. Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network): Là một hệ thống mạng bao gồm các máy tính, máy chủ và các thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau thông qua các thiết bị mạng để chia sẻ tài nguyên như thông tin, dữ liệu, phần mềm và các thiết bị.
6. Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network): Là một hệ thống mạng được thiết lập để kết nối hai hay nhiều mạng LAN có khoảng cách xa về mặt địa lý thành mạng riêng của tổ chức hoặc kết nối qua nhiều hạ tầng mạng công cộng của các công ty viễn thông khác nhau.
7. Môi trường mạng: Là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
...

Như vậy, theo quy định, mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước phải được bảo trì định kỳ tối thiểu 01 lần trong một năm.

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng thiết bị.

b. Thành phần của mạng máy tính

Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần:

  • Các máy tính;
  • Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối máy tính với nhau;
  • Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.

c. Lợi ích của mạng máy tính

  • Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hoặc đĩa CD không đáp ứng được.
  • Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, các thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,...

1.2. Phương thức và giao thức truyền thông của mạng máy tính

a. Phương thức truyền thông (media)

Môi trường vật lí được sử dụng để kết nối các máy tính trong mạng gồm hai loại: có dây và không dây.

a. 1. Kết nối có dây (cable)
  • Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang,… (hình 1).

.png)

Hình 1. Máy tính được kết nối bằng cáp mạng

  • Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vỉ mạng được nối với cáp mạng nhờ giắc cắm (hình 2).

​.png)

Hình 2. Một số thiết bị kết nối máy tính vào mạng

  • Một số thiết bị mạng: Trong mạng còn có thể có các thiết bị thực hiện việc chuyển tiếp các tín hiệu, định hướng, khuếch đại tín hiệu,... như: bộ khuếch đại và chuyển tiếp (Repeater, hình 3.a), bộ chuyển mạch đơn (Hub, hình 3.b), bộ chuyển mạch (Switch, hình 3.c), bộ định tuyến (Router, hình 3.d),....

Mạng cục bộ là gì tin 10 năm 2024

Hình 3. Một số thiết bị mạng

  • Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: có 3 kiểu cơ bản: đường thẳng, vòng, sao (hình 4).
    • Mạng đường thẳng (Bus): Tất cả các máy đều được nối về một trục đường dây cáp chính và sử dụng đường dây cáp chính này để truyền tải tín hiệu.
      • Ưu điểm:
        • Khi có sai hỏng một máy thì không ảnh hưởng tới toàn mạng.
        • Mở rộng hay thu hẹp mạng rất đơn giản.
      • Nhược điểm:
        • Khi có một điểm trên Bus bị hỏng thì toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động.
        • Mỗi thời điểm chỉ có một máy tính được gửi dữ liệu lên cáp mạng, các máy khác phải chờ.
    • Mạng vòng: Các máy được nối với nhau theo dạng hình tròn và thông tin truyền theo một chiều thống nhất.
      • Ưu điểm:
        • Mọi máy tính đều có quyền truy cập như nhau.
      • Nhược điểm:
        • Sự hỏng hóc của một máy có thể ảnh hưởng tới toàn mạng.
    • Mạng hình sao: Bao gồm 1 trung tâm điều khiển và các nút (máy tính) thông tin được nối vào trung tâm này.
      • Ưu điểm:
        • Nếu một đường cáp nối từ một máy tính nào đó tới Hub bị hỏng thì chỉ riêng máy tính đó không liên lạc được, các máy tính khác vẫn liên lạc bình thường trong mạng.
        • Dễ chỉnh sửa và bổ sung máy tính mới, theo dõi và quản lý tập trung.
      • Nhược điểm:
        • Nếu Hub bị hỏng thì toàn bộ mạng ngừng hoạt động.

.png)

Hình 4. Các kiểu bố trí mạng cơ bản

a. 2. Kết nối không dây
  • Phương tiện truyền thông: có thể là sóng radio, bức xạ hồng ngoại hay sóng truyền qua vệ tinh.
  • Tổ chức mạng không dây đơn giản cần:
    • Điểm truy cập không dây WAP: là một thiết bị có chức năng kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có dây;
    • Có vỉ mạng không dây (card mạng).

Người ta thường dùng Bộ định tuyến không dây (Wireless Router) (hình 5) ngoài chức năng như WAP nó còn có chức năng định tuyến đường truyền.

Mạng cục bộ là gì tin 10 năm 2024

Hình 5. Bộ định tuyến không dây

  • Ưu điểm và nhược điểm của kết nối không dây:
    • Ưu điểm: Cài đặt linh động (kết nối ở mọi nơi, mọi thời điểm).
    • Nhược điểm:
      • Khả năng nhiểu cao.
      • Tính bảo mật thấp.
      • Trao đổi thông tin giữa 2 thiết bị đầu cuối phức tạp.
a.3. Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế mạng
  • Số lượng máy tính tham gia mạng;
  • Tốc độ truyền thông trong mạng;
  • Địa điểm lắp đặt mạng;
  • Khả năng tài chính.

b. Giao thức truyền thông (Protocol)

  • Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
  • Giao thức dùng phổ biến nhất hiện này là TCP/IP.

1.3. Phân loại mạng máy tính

Dưới góc độ địa lí, mạng máy tính có thể được phân thành: mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng toàn cầu,...

Mạng LAN và mạng WAN khác nhau như thế nào tin 10?

Mạng WAN sử dụng các thiết bị mạng ở Lớp 1, 2 và 3 để truyền dữ liệu. Mạng LAN sử dụng các kết nối cục bộ như cáp ethernet và điểm truy cập không dây. Mạng WAN sử dụng các kết nối trên diện rộng như MPLS, VPN, đường dây thuê và đám mây. Mạng LAN nhanh hơn vì bao phủ phạm vi nhỏ hơn và ít tắc nghẽn hơn.

Mạng cục bộ là mạng như thế nào?

Mạng cục bộ là mạng máy tính gần như được thiết lập trong tất cả các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học,… Ứng dụng mạng cục bộ chính là để các máy tính trong cùng hệ thống có thể chia sẻ, sử dụng tài nguyên nhanh chóng, dễ dàng hay truy cập Internet.

Mạng cục bộ có nghĩa là gì?

Mạng máy tính cục bộ, hay mạng cục bộ (tiếng Anh: Local area network - LAN), là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, v.v...).

Mạng cục bộ là gì tin 9?

Mạng cục bộ (LAN): hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi hẹp. Thường được dùng trong gia đình, trường học, văn phòng, … Mạng diện rộng (WAN: hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi rộng. Có thể là một khu vực nhiều toà nhà, một tỉnh, một quốc gia (là kết nối của các mạng LAN).