Lương cơ bản cơ quan sự nghiệp là gì năm 2024

Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng. Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP).

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Trước đó, ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo đó, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành. Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Hiện hành, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức sau:

Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Ví dụ, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.

Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng.

Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023 thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì dự kiến thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.

Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định “Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật” thì thuộc đối tượng áp dụng chế độ nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn nêu tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

Bà Thùy hỏi, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nêu trong điều luật trên gồm những người nào?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Thùy hỏi như sau:

Điều 15 Bộ luật Lao động quy định, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Về nguyên tắc, thỏa thuận về tiền lương phải được hai bên thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về tiền lương.

Hiện nay, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, bao gồm:

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015.

Theo đó, người lao động hợp đồng trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (gồm các đối tượng nêu trên) được trả lương theo thang, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ (Bảng 3) hoặc bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ (Bảng 4) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; được tham gia, đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHYT và các chế độ chính sách khác như công chức, viên chức có cùng trình độ đào tạo hoặc, có cùng ngạch hoặc, chức danh nghề nghiệp đang cùng làm việc tại cơ quan, đơn vị; là đối tượng nêu tại Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, được nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn theo quy định Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

Tại thời điểm này, Đề án cải cách chính sách tiền lương đã được báo cáo Bộ Chính trị và đã được trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII khai mạc vào ngày 7/5/2018.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Lương tối thiểu và lương cơ bản khác nhau như thế nào?

Lương cơ bản không được quy định trong văn bản pháp luật nào, mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. - Lương tối thiểu: Được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu vùng được quy định theo tháng và theo giờ.

Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu?

Bậc 1
Hạng II Hệ số lương 2,34
Mức lương (nghìn đồng) 3.486,6
Hạng III Hệ số lương 2,10
Mức lương (nghìn đồng) 3.129,0

Bảng lương giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp mới nhấtldld.quangbinh.gov.vn › Ban-in-507null

Mức lương cơ bản năm 2024 là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu giờMức lương tối thiểu vùng mới được áp dụng từ ngày 1/7/2024. - Vùng 1: Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 của người lao động là 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); - Vùng 2: Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 của người lao động là 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);

1 tháng lương cơ bản là bao nhiêu?

Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Và từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Chủ đề