Lựa cơm gắp mắm là gì năm 2024

(VLO) Ông bà ta đã rút ra kinh nghiệm và khuyên chúng ta phải biết “liệu cơm gắp mắm”. Xem cơm bao nhiêu mà gắp mắm để ăn vừa đủ, đừng để gắp mắm ít ăn cơm bị nhạt, hay gắp nhiều mắm mặn quá mất ngon. Ngụ ý phải biết tùy theo tình hình khả năng thực có mà làm, sử dụng hay xử lý công việc gì sao cho đúng mức, cho thích hợp.

1. Chị tôi mấy ngày trước khoe, con trai ra trường đi làm được mấy tháng rồi. Kinh tế nhẹ bớt phần nào, giờ chỉ lo cho em gái nó đang học lớp 12. Nay lại nghe chị than với thở về thằng quý tử của chị. Nó nằng nặc đòi chị mua xe mà mua xe Vario 160 mới chịu à nghen.

Không phải vì chiếc Wave đang chạy bị hư mà vì không thể thua kém bạn bè, nhất là “đối thủ” tình yêu. Nghe đâu, “đối thủ” tình yêu của nó khá giàu mà biết cách ga lăng ga lắc lắm nên nó sợ “vuột” đi cô bạn gái.

Nó nghĩ sai hay tại tôi “cù lần lửa” mà nghĩ thế, chứ “trái tim” quan trọng hơn chứ. Và phụ nữ luôn cân nhắc đong đo những giá trị bền vững của đời mình.

Thỉnh thoảng tôi “bị” nghe từ nhà đối diện, lời bài hát có những câu như thế này: “Tiền là hư vô xin lỗi em không cần/ Chỉ cần yêu nhau em chấp nhận thương đau”… mới đó rồi thì “Đừng giận em nhe em chọn tiền nhe anh/ Tiền thắng tình thua đời có mấy ai chê tiền/…/ Nghèo tiền như anh xin lỗi em không cần/ Giàu tiền như ai em chấp nhận yêu sai”. Diễn biến câu chuyện nhanh quá, thay lòng đổi dạ, trở như trở bánh tráng vậy.

Bao người khen bài hát hay, bài hát thực tế quá. Tôi chẳng thích và cũng chẳng thích bài vọng cổ “con cua cái, con cua đực” mà thỉnh thoảng lại “bị” nghe. Phụ nữ đâu dễ thay lòng vậy đâu trời. Một vài người thôi.

Trong cuộc sống hiện thực số đông những người phụ nữ, họ rất hay trong việc kiềm chế mọi nhu cầu và khả năng để sống đúng là phụ nữ như bà, như má chúng ta đã từng sống như thế.

Nên nghĩ nếu trái tim cô gái có cùng nhịp đập và hòa hợp với đứa cháu tôi thì đối thủ kia dù đi xe du lịch cô gái ấy cũng chẳng màng.

Còn nếu cô gái bước lên xe du lịch mà không ngồi lên xe gắn máy của cháu tôi nữa thì cháu tôi cũng nên lẹ hết buồn đi. Níu kéo làm chi, níu kéo cũng có được gì.

Và phải xem túi tiền của ba mẹ để liệu cơm gắp mắm, bớt sự đua đòi để gia đình không lâm vào hoàn cảnh túng bấn.

2. Chị bạn của tôi có tật, mà nói đúng hơn là cái tính hay so đo. Chị bảo “người ta bằng tuổi tao đã có xe hơi đi rồi. Không thì cũng mua vài công đất để cho mướn rồi.

Còn tao giờ chưa có gì, lương chẳng bao nhiêu, cứ tháng nào xài hết tháng đó”. Kỳ ghê. Chị thấy vậy phải tự phấn đấu lên chứ trách ai giờ.

Trách trời hay trách đất. Mà tôi thấy chị bạn đã thay đổi theo chiều hướng tích cực rồi đó chứ. Chị đã cố gắng đi làm tự nuôi bản thân, không xin tiền mẹ chị như lúc trước, vậy cũng “ok” rồi.

Đã tiến bộ hơn trước nhiều rồi đấy. Chị phải thấy được sự tiến bộ của chị và tự khích lệ để tiến bộ hơn nữa chứ. Tự mình khen mình có thể trở thành động lực của rất nhiều hành trình đi tới.

Cứ hay đố kỵ, so đo nên đến giờ chị vẫn còn mình ên. Quen người này chị lại so với người khác. Người yêu của người bạn đồng nghiệp chiều chuộng bạn thế này thế kia, sao mình chẳng được.

Chị ơi, ông bà ta đã có lời khuyên:“Liệu cơm mà gắp mắm ra/ Liệu cửa liệu nhà, em lấy chồng đi/ Nữa mai quá lứa lỡ thì/ Cao thì không tới thấp thì không thông”. Hãy nhìn thực tế, nhìn ngang mà sống chớ nhìn cao quá rồi với không tới lại thêm buồn.

Dục vọng của con người, sự đố kỵ với người hơn mình. Không ít người là thế và họ cho rằng đó là sự hiển nhiên trong mỗi con người.

Chẳng như người có nước da ngâm nhìn thấy người nước da trắng lại thèm thuồng. Nhìn thấy đồng tiền lúng liếng trên má người khác, rồi trách sao má sinh mình ra lại không có đồng tiền giống như vậy. Người được trời ban cho nhan sắc thì mong được giàu có.

Và ngược lại thôi, người giàu có mong được sắc đẹp. Xem bản thân mình thích và mình được, đừng so đo, đừng đố kỵ. Hạn chế sự đố kỵ và thèm khát để hạn chế sự hờn ghen, để nhìn thấy cuộc đời hài hòa để sống vui.

Lúc tôi còn bé, thời đất nước cơ cực, tôi được dạy để tiết kiệm (trong khi đúng ra tôi phải được dạy để kiếm tiền mua những gì mình muốn). Có những thói quen đã ăn sâu vào tính cách. Vo gạo thì tận dụng nước để rửa rau, tưới cây cho có nhiều B1; than nấu dư thì nhốt lại, bữa sau nấu tiếp; lá hành nêm canh, cọng trắng để kho cho thơm thịt cá…

Tôi cũng được giáo dục để giận chồng đến mấy cũng không được để con đói, chỉ cần có gạo là cả nhà no bụng, bất kể trong nhà còn đồ ăn hay không? Có lần, cha mẹ đi làm, tôi nấu cơm lên rồi nhưng mẹ không kịp đưa thức ăn về, lại đến giờ mấy chị em đi học. Tôi xới cơm ra đĩa cho nguội rồi bằm tỏi làm cơm chiên tỏi, mấy chị em ăn ngon lành. Có lúc, nhà không còn cả mỡ chiên cơm, tôi kiếm ra 100 đồng xếp nhỏ để dành trong cặp đi học, mua 100gr đậu phộng về rang vàng rồi thả vô chén nước mắm cho em ăn cơm.

Cuộc sống hiện nay đã khá hơn nhưng không phải ai cũng sống trên mức nghèo khổ. Cầm một nắm tiền đi chợ thì dễ dàng mua được món ngon, cái khéo của bà nội trợ là điều chỉnh tốt ngân sách gia đình, có ít xài ít, xài hôm nay dành lúc mưa bão nữa kìa! Người Việt mình bản tính hào phóng, nhất là người miền Nam, dù trong nhà nhịn ăn thì giỗ quải cũng không thể coi thường. Nhất là mâm cúng. Cuối buổi giỗ, bao giờ cũng ê hề thịt cá dư nên mới sinh ra món xào bần. Không biết xào bần có liên quan gì đến xà bần hay không nhưng bản chất thì giống nhau ghê gớm?

Cuối bữa giỗ, mấy dì mấy thím ngồi lựa ra các loại rau củ trong món ăn như: cà chua, dưa leo, cà rốt… chỉ chừa lại các loại thịt từ gà luộc, vịt chiên, heo quay, heo nấu đậu… dồn chung vô một nồi, nêm nếm vừa ăn không mặn không lạt. Nồi xào bần được hâm đi hâm lại đến khi thịt cá mềm rục. Đến bữa thì múc ra một tô ăn với cơm hoặc cuốn bánh tráng. Tôi sợ món xào bần trong khi nhiều người ăn rất ngon lành vì gia vị thấm thía và vì thú vị khi tìm thấy phần thịt mình thích trong nồi. Tôi sẽ tìm cách chế biến món ăn khác biệt.

Tôi xé nhỏ phần nạc gà quay hay gà luộc rồi nêm mắm, tiêu rang thành chà bông. Thịt heo tôi kho rim queo quéo để dành ăn cơm. Sau bữa tiệc tôi sẽ túc tắc ăn dần, không bị áp lực ngày nào cũng múc ra một tô, ăn không hết thì đổ trở lại nồi, hâm lên, đậy cái rổ thưa cho khỏi hư.

Bà nội trợ giỏi thì vài triệu đồng nấu được bữa ăn ngon nhưng hai chục ngàn đồng cũng phải được một bữa hai món vừa rau vừa mặn. Mẹ tôi hay nói câu “lấy chó theo chó, lấy mèo theo mèo”. Bây giờ phụ nữ có quyền lựa chọn nhiều hơn, thành công hơn nhưng người đàn bà xuất sắc vẫn là người có thể lo lắng thu xếp cho gia đình mình trong mọi hoàn cảnh. Bởi vì nền kinh tế sẽ không ổn định suốt đời và thu nhập, sức khỏe cũng không là bất biến.

May là những món ăn miền quê, những bữa cơm cà mắm, rau luộc, cá kho, đậu hũ đã nuôi dưỡng cái lưỡi con người Việt bao năm nay cũng không gì tốn kém. Bởi thế cái câu “Liệu cơm gắp mắm” ông bà ta nói ngày xưa áp dụng cho ngày nay cũng không gì là lỗi thời, mắm nhiều thì cơm mặn, ai ơi.

Năng nhặt chặt bị có nghĩa là gì?

Câu tục ngữ: " Năng nhặt chặt bị" biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì. Khi đó, dù có nhiều khó khăn, thử thách nhưng nếu chúng ta kiên trì, chịu khó… chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống và công việc.

Chủ đề