Login nhập vào vps linux thachpham

Thạch Phạm

Bé Thạch 18 tuổi, hiện công tác tại AZDIGI với vị trí giữ xe và viết thuê tại ThachPham.Com. Sở thích nghiên cứu về website, DevOps, SysAdmin và xăm mình nữa. Phương châm sống của bé là "No Pain, No Gain".

SSH (viết tắt của từ Secure Socket Shell) là một giao thức mạng được sử dụng để đăng nhập vào một máy tính từ xa. Chẳng hạn bạn có một máy tính ở nhà cài Linux có cài SSH thì bạn có thể đăng nhập vào máy tính đó từ xa để quản lý dữ liệu. Các dữ liệu mà bạn gửi đi hoặc nhận thông qua giao thức SSH sẽ đều được mã hóa lại để bảo mật thông tin an toàn hơn.

SSH trong máy chủ Linux

Khi bạn mua một VPS Linux hoặc một máy chủ vật lý cài Linux thì bạn sẽ có thông tin đăng nhập thông qua giao thức SSH gồm:

  • IP máy chủ
  • Tên người dùng đăng nhập, đa phần là root
  • Mật khẩu của người dùng, nếu tên người dùng của bạn là root thì mật khẩu này được gọi là mật khẩu root.
  • Cổng giao tiếp: 22, mặc định SSH sử dụng cổng 22.

Với các thông tin đó, bạn đã có thể đăng nhập vào máy chủ Linux của bạn rồi.

Cách đăng nhập vào máy chủ Linux thông qua SSH

Đăng nhập từ Windows

Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows trên máy tính của mình và muốn đăng nhập vào máy chủ Linux thông qua SSH, bạn sẽ cần một phần mềm hỗ trợ làm việc này.

Phần mềm thông dụng nhất đó là PuTTY, bạn chỉ việc tải về và chạy là sẽ ra bảng đăng nhập vào máy chủ như hình dưới.

Login nhập vào vps linux thachpham

Dòng khoanh màu đỏ là bạn sẽ điền địa chỉ IP của máy chủ, port mặc định là 22, bạn chỉ sửa nếu bạn biết chắc máy chủ của mình sử dụng một cổng mạng khác.

Đăng nhập từ Linux/macOS

Nếu bạn sử dụng các hệ điều hành Linux hoặc macOS thì trên máy đã có sẵn công cụ Terminal có thể chạy những lệnh Unix. Tại Terminal, bạn sử dụng lệnh sau để đăng nhập:

ssh [email protected]

Trong đó, root là tên người dùng trên máy chủ và 123.45.67.8 là địa chỉ IP của máy chủ. Trường hợp bạn dùng một cổng mạng khác cổng 22 thì sẽ cần khai báo số cổng với tham số -p, ví dụ:

ssh [email protected] -p 2222

Cài đặt SSH trên Linux

Nếu bạn tự cài một hệ điều hành Linux lên máy chủ(thường là máy chủ riêng) thì thường là mặc định trong hệ điều hành không có cài sẵn SSH. Do đó, bạn cần cài giao thức SSH vào máy.

Đối với RHEL/CentOS

yum -y install openssh-server openssh-clients
chkconfig sshd on
service sshd start

Đối với Ubuntu/Debian

sudo apt install openssh-client
sudo apt install openssh-server

Tham khảo thêm:

  • 3 cách bảo mật SSH cho máy chủ Linux.
  • Sử dụng SSH Key để đăng nhập SSH không cần mật khẩu.

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đăng nhập vào VPS Linux thông qua SSH (Secure Shell) từ hệ điều hành Linux, MacOS và Windows. Sửa một số lỗi thường gặp liên quan đến việc truy cập VPS bằng SSH.

Mình vừa thuê một VPS server tại Azdigi.com cụ thể là gói rẻ nhất KVM VPS A sau khi đã sử dụng hết 300$ miễn phí của VPS Google Cloud dành cho mỗi tài khoản mới. Vì vậy tiện thể mình viết bài này để hướng dẫn cách đăng nhập vào VPS thông qua SSH.

Đầu tiên sau khi thuê một VPS xong, không cần biết VPS hàng ta như Azdigi.com hay hàng tây như Google Cloud, Amazon, bạn sẽ luôn có các thông tin sau:

  • Địa chỉ IP: 103.110.84.18
  • Hostname: xxx
  • Tên truy cập: thường là root
  • Mật khẩu: xxx

Nói có sách mách có chứng, vừa hiến máu cho a Thạch Phạm đây ạ.

Login nhập vào vps linux thachpham

Với những thông tin này là đã đủ để kết nối vào VPS bằng SSH rồi. Bắt đầu nào.

Kết nối VPS bằng SSH từ hệ điều hành Linux hoặc MacOS

  1. Mở Terminal lên và gõ lệnh sau:
    root@<địa_chỉ_IP_của_VPS> ví dụ với VPS của mình trên kia là root@103.110.84.18 ấn Enter
  2. Sau đó, bạn sẽ được nhắc nhập Mật khẩu, nhập mật khẩu của bạn và nhấn Enter vậy là kết nối thành công
    Login nhập vào vps linux thachpham

  3. Đôi khi việc kết nối không dễ dàng như thế. Nếu gặp phải lỗi REMOTE HOST IDENTIFICATION HAS CHANGED hoặc bất kỳ lỗi nào liên quan đến việc truy cập VPS bằng SSH, hãy thử cách sau.

    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    @    WARNING: REMOTE HOST IDENTIFICATION HAS CHANGED!     @
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    IT IS POSSIBLE THAT SOMEONE IS DOING SOMETHING NASTY!
    Someone could be eavesdropping on you right now (man-in-the-middle attack)!
    It is also possible that a host key has just been changed.
    The fingerprint for the RSA key sent by the remote host is
    SHA256:ACPVvN/1pBfnMWp41V3QWQeqJydzec0nK6tFAMZH3E.
    Please contact your system administrator.
    Add correct host key in /Users/<user_name>/.ssh/known_hosts to get rid of this message.
    Offending RSA key in /Users/<user_name>/.ssh/known_hosts:3
    RSA host key for 103.110.84.18 has changed and you have requested strict checking.
    Host key verification failed.
    

    Mở Terminal lên và gõ lệnh open .ssh để đi đến thư mục .ssh và xóa file known_hosts đi rồi kết nối lại là được. Bạn cũng có thể đi đến thư mục .ssh tại đường dẫn <user_name>/.ssh (đây là một thư mục ẩn) bạn có thể ấn tổ hợp phím Command + Shift + . để hiển thị Files hoặc Folder ẩn.

    Login nhập vào vps linux thachpham

Kết nối VPS bằng SSH từ hệ điều hành Windows

Để kết nối với SSH từ Windows, trước tiên bạn sẽ phải cài đặt ứng dụng Putty Terminal client. Tải xuống ứng dụng Putty Terminal client tại đây hoặc đây và cài đặt nó vào máy Windows của bạn.

  1. Mở Putty Terminal client lên, bạn sẽ thấy cửa sổ giống bên dưới. Nhập địa chỉ IP của VPS và chọn vào checkbox SSH sau đó ấn vào Open.
    Login nhập vào vps linux thachpham

  2. Sau đó, bạn sẽ được nhắc nhập Mật khẩu, nhập mật khẩu của bạn và nhấn Enter vậy là kết nối thành công
  3. Tham khảo thêm tại https://docs.cpanel.net/cpanel/security/ssh-access/#connect-to-your-server-via-ssh

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết cách kết nối VPS bằng SSH từ Linux, MacOS hoặc Windows.

Nếu bạn lăn tăn không biết nên thuê VPS của nước ngoài hay Việt Nam thì theo mình, nếu Website hoặc ứng dụng với mục đích dành cho người Việt thì nên thuê VPS Việt Nam và ngược lại, với khách hàng toàn cầu thì thuê VPS nước ngoài.

Mình chuyển về dùng VPS của các nhà cung cấp trong nước vì lý do:

  1. Rẻ. Dù gì thì cũng vẫn rẻ hơn của nước ngoài. Ví dụ VPS server của Azdigi.com gói rẻ nhất là KVM VPS A mình thuê chỉ có đâu đó 100k/tháng vì có rất nhiều mã giảm giá.
  2. Tốc độ. Sau khi dùng cả VPS trong và ngoài nước thì mình thấy tốc độ không có gì khác bọt lắm. Việt Nam có phần nhanh hơn vì server đặt ở trong nước nên khách hàng tại Việt Nam truy cập sẽ nhanh hơn.
  3. Quan trọng nhất là Tiện cho việc thanh toán và hỗ trợ 247 bằng TIẾNG VIỆT. Đối với các dịch vụ cung cấp hosting tại Việt Nam, mình có thể dùng Momo hoặc chuyển khoản mà không cần cung cấp thẻ Visa như các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Điều này giúp cho mình đỡ bị trừ tiền trong thẻ Visa một cách tự động mà mình không quản lý được (trường hợp trừ tiền oan này hay gặp lắm nha).

Các bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ hosting và VPS của Azdigi.com tại đây. Hoặc tham khảo gói VPS mình đang sử dụng tại đây. À còn một điều nữa mà các nhà cung cấp dịch vụ hay làm người mua nhầm lẫn đó là HostingVPS và cái gọi là Server.

Mình giải thích nhanh gọn luôn sau khi đã hỏi bên support.
– Hosting hay VPS đều gọi chung là Server (Máy chủ). Từ đây ta có câu: “Thuê server” tức là ám chỉ “thuê hosting” hoặc là “thuê VPS”

– Hosting hay VPS cũng đều là một máy chủ chỉ khác nhau là VPS thì bạn có quyền cao nhất gọi là “root” đối với cái máy tính đó, còn Hosting thì bạn bị giới hạn quyền. Chỉ khác nhau như vậy thôi.

Ngắn gọn lại, muốn deploy Website dùng WordPress thì thuê Hosting, muốn deploy Reactjs/Vuejs/Angular+/Nodejs thì thuê VPS nhé 😀