Lệnh lưu chương trình

*Bài tập mở đầu:

Ở bài đầu này chúng ta sẽ làm quen với công cụ để lập trình Pascal và làm 1 bài lập trình nhỏ.
Công cụ sử dụng ở đây là Turbo Pascal 7.0 các bạn có thể tải về theo link ở dưới, cài đặt sau đó vào thư mục .TurboPascal-7.0\BIN chạy file (click đúp) TPX có hình chữ MS DOS viết cách điệu (thực ra ở đây có 3 file TPX thì 2 file là có thể xài được chỉ có 1 file là cái icon là nhấn vào ra cái ảnh nhỏ thôi )
Sử dụng như sau:
- Kiểm tra lỗi: F9
- Chạy chương trình Ctrl+F9
- Lưu lại chương trình F2
- Mở chương trình đã có F3
- Thoát khỏi Turbo Pascal Alt + X
Hoặc có thể sử dụng Menu ở trên chỉ cần bạn biết chút tiếng Anh.
Chương trình đầu tiên:

Code:

Program Hello;

 var x,y:integer;

begin

     write(‘Chao mung cac ban den voi khoa hoc pascal’);     

readln;

end.

Phân tích chương trình:
Một chương trình bao gồm 3 phần:
Phần 1: Tiêu đề
Program Hello;
Với Program là từ khóa còn Hello là tên chương trình
Phần 2: Khai báo
var bien: kieu_bien
Khai báo tất cả biến dùng trong chương trình // Phần này sau sẽ nói rõ hơn
Phần 3: Thân chương trình
Nằm trong cụm “begin … end.”
Chú ý sau end phải có dấu “.”
Sau mỗi lệnh phải có dấu “;” // Phần này sau sẽ nói rõ hơn
Với ví dụ trên nhấn F9 nếu báo không có lỗi thì nhấn Ctrl+F9 màn hình đen ngòm sẽ hiện ra với dòng chữ Chao mung cac ban den voi khoa hoc pascal.
Tải về bộ cài Pascal: www.brothersoft.com/turbo-pas…ad-272943.html

*Bài tập suy luận:

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 ví dụ nhỏ nữa: 

Nhập vào 1 số và in ra bình phương của nó:

Code:

Program square;

var x:real; {x la 1 bien thuc}

begin

write(‘Nhap vao so thuc x= ‘);{Yeu cau nhap so}

read(x);

write(‘Binh phuong cua so do la: ‘);{in ra binh phuong cua so do}

write(‘x*x:5:0′)

end.

Ở trên chúng ta lưu ý rằng trong {} là các comment tức là các giải thích cho lệnh mình viết để người khác hiểu và chính mình sau xem lại cũng dễ hơn. Các lời giải thích này không có giá trị khi ta chạy chương trình tức không ảnh hưởng tới nội dung chương trình chúng ta muốn thực thi. Sau khi các bạn đã code được như trên chúng ta lại nhấn F9 nếu báo không có lỗi thì nhấn Ctrl+F9 khi có yêu cầu nhập thì hãy gõ 1 số thực vào và nhấn Enter để xem kết quả.
Vào ra dữ liệu:
Dữ liệu vào tức là cái mà ta đưa vào với mục đích để thu được 1 kết quả mong muốn, nói cho dễ hiểu nó là thóc ta đưa vào máy để thu được gạo ấy. Dữ liệu vào có thể được nhập từ bàn phím, từ 1 file trong máy tính …
Dữ liệu ra là những gì ta mong muốn thu được như ở trên thì đó là gạo
Vào ra dữ liệu trong Pascal
Đưa ra dữ liệu:
write(‘x1, x2…’);{hiện ra xâu x1, x2…}
writeln(‘x1, x2…’);{đuôi ln thể hiện ghi ra xong sẽ xuống dòng}
write(x1,x2..);{ghi ra giá trị các biến x1, x2}
write(x1:m);{viết ra giá trị của số nguyên x1 vào m chỗ tính từ bên phải}
write(x1:m:n);{viết ra giá trị của số thực x1 vào m chỗ tính từ bên phải và có n chữ số ở phần thập phân}
Vào dữ liệu (từ bàn phím):
read(x1,x2, ..); {nhập giá trị cho biến x1, x2…}
readln(x1,x2, ..);{nhập giá trị cho biến x1, x2… sau đó bạn phải nhấn Enter để chương trình tiếp tục, thực chất ở đây là cách để tạm dừng chương trình sau khi người dùng nhập đầu vào cho chương trình để họ có thời gian đưa xem xét và đưa ra thao tác tiếp theo}
Tiếp theo chúng ta sẽ làm quen với các phép toán và hàm trong Pascal: Ở đây ta giới thiệu về cách ký hiệu các phép toán trong Pascal thế nào vì ngôn ngữ lập trình cần phải tuân thủ theo 1 quy định chung nào đó để cho máy có thể đọc và hiểu chúng ta muốn làm gì.
1. Các phép toán:
+ Cộng
- Trừ
* Nhân
/ Chia cho kết quả là số thực
DIV Chia lấy phần nguyên. Ví dụ (2 div 3) =1
MOD Chia lấy phần dư. Ví dụ (4 mod 3) =3
< > khác nhau
= bằng nhau
> lớn hơn
< nhỏ hơn
> = lớn hơn hoặc bằng
< = nhỏ hơn hoặc bằng
2. Các hàm toán học
ABS (x) |x| : lấy giá trị tuyệt đối của số x
SQR (x) x2 : lấy bình phương trị số x
SQRT(x) : lấy căn bậc 2 của x
SIN(x) sin (x) : lấy sin của x
COS (x) cos (x) : lấy cos của x
ARCTAN (x) : arctang (x)
LN (x) ln x : lấy logarit nepe của trị x (e ( 2.71828)
EXP (x): e^x
TRUNC (x) lấy phần nguyên lớn nhất không vượt quá trị số x
ROUND (x) làm tròn giá trị của x, lấy số nguyên gần x nhất

Câu 1: Trong Turbo Pascal, để lưu chương trình ta dùng phím.
A. Nhấn F2        B. Shift + F2            C. Ctrl+F2                D.Alt + F2


Câu 2: Kết quả nào thuộc loại hằng xâu?:
A. 12345                   B. -2.32               C. True               D. ‘tan ke’


Câu 3: Các tên sau đây trong pascal, tên nào là sai:
A. phuong-trinh             B. chuongtrinh                 C. ho_ten              D. phuongtrinhbac2


Câu 4: Khai báo a,b là số nguyên, khai báo nào đúng :
A. Const a,b: integer;              B. Var a,b = integer;            C. Var a,b: real;                 D. Var a ,b: integer;


Câu 5: Để khai báo sau, khai báo nào đúng cho một hằng số :
A. Const n : 350;                           B. Const n : Integer;                 C. Const n = 350 ;            D. Const n := 350 ;


Câu 6: Để nhập các giá trị của biến N từ bàn phím ta dùng lệnh?
A. Write(N);                             B. Readln(‘N’);                      C. Read(N);                       D. Writeln(n);


Câu 7: Giả sử x là biến kiểu integer, phép gán nào sau đây là đúng:
A. x:=pi;                                      B. x:=3.1416;                       C. x:=-123;                         D. x:=a/b;


Câu 8: Trong Pascal, để đưa dữ liệu ra màn hình ta sử dụng thủ tục:
A. writeln();                B. Rewrite();
C. write()                       D. cả A,B đều đúng.


Câu 9: Trong Turbo Pascal, để thực hiện chương trình:
A. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9;                                                B. Nhấn phím Ctrl + F9;
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7;                                                  D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9;


Câu 10 : Để đưa thông tin ra màn hình ta sử dụng thủ tục nào?
A. Read                      B. Real                        C. Readln                  D. Writeln


Câu 11 : Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím cho 2 biến a,b ta dùng lệnh?
A.Writeln(a,b);                      B. Readln(a,b);                      C. Write(a;b);                      D. Readln(a;b);
Câu 12 :Câu lệnh X := y ; có nghĩa
A. Gán giá trị X cho Y                                                     B. Gán giá trị y cho biến X
C. So sánh xem y có bằng X hay không                      D. Ý nghĩa khác


Câu 13: Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x
A. Writeln(‘Nhập x = ’);                          B. Writeln(x);                     C. Readln(x);                     D. Read(‘x’);


Câu 14: Để thoát khỏi Turbo Pascal.
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X                                  B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X                              D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F4


Câu 15: Lệnh Write( ‘5 x 4 = ‘ , 5*4 ) ; viết gì ra màn hình :
A. 5 x 4 = 20                         B. 5 x 4 = 5*4                           C. 20 = 20                       D. 20 = 5 * 4


Câu 16:Hãy chọn phương án ghép đúng . Biểu thức : 25 div 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :
A. 8.0;                       B. 15.5;                    C. 15.0;                     D. 8.5;


Câu 17:Hãy chọn phương án ghép đúng . Biểu thức : 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :
A. 8.0;                      B. 15.5;                         C. 15.0                      D. 8.5;
Câu 18:Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?
A. ( 20 > 19 ) and ( ‘B’ < ‘A’ );                                               B. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) ;
C. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );                   D. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;


Câu 19:Cho x và y là các biến đã khai báo kiểu thực, câu lệnh nào sau đây là đúng ?
A. Readln(x,5);                          B. Readln( ‘ x= ’ , x);                           C. Readln(x:5:2);                D. Readln(x,y);


Câu 20:Cho x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235. Để thực hiện lên màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây ?
A. Writeln(x);                B. Writeln(x:5);                   C. Writeln(x:5:2);                          D. Writeln(‘x=’ ,x:5:2);

Chủ đề