Lễ hội văn hóa cồng chiên tây nguyên 2023 năm 2024

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 với chủ đề “Gia Lai - những sắc màu văn hóa”. Festival là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tuyên truyền, vận động các dân tộc trong và ngoài tỉnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nhiều hoạt động tại Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai 2023.

Đây cũng là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đồng thời, tạo điều kiện để giới thiệu hình ảnh Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng bảo đảm về an ninh - chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút du lịch thông qua hình thức lễ hội, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Theo kế hoạch, Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 sẽ có sự tham gia của khoảng 1.000 nghệ nhân dân tộc thiểu số đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum.

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 11/11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Chương trình sẽ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố bảo vật quốc gia Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê.

Festival là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào ngày 12/11 với chương trình nghệ thuật tổng hợp và đêm hội cồng chiêng của 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai và đoàn các tỉnh tham gia, hứa hẹn đặc sắc, hấp dẫn.

Trong khuôn khổ Festival sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ hội đường phố; sinh hoạt văn hóa cộng đồng; giới thiệu lễ hội, nghi thức văn hóa dân gian truyền thống; trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên; ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai; giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia của tỉnh Gia Lai; giới thiệu văn hóa ẩm thực Tây Nguyên; trình diễn đan lát, dệt vải, tạc tượng, chương trình trải nghiệm du lịch Gia Lai.

Ngoài ra, UBND tỉnh Gia Lai cũng yêu cầu các hoạt động tham gia Festival phải được chọn lọc và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương; đảm bảo chất lượng, nội dung nghệ thuật, tính dân tộc, đa dạng phong phú, độc đáo và có tính tuyên truyền giáo dục cao. Các nội dung hoạt động của Festival tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm…

Festival văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 với chủ đề “Gia Lai – Những sắc màu văn hoá” diễn ra từ ngày 11/11-12/11/2023 tại thành phố Pleiku

Những hoạt động chính sẽ được tổ chức trong chuỗi sự kiện gồm: Lễ hội đường phố diễu hành trên 02 cung đường trung tâm của thành phố Pleiku; Sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại khu vực thảm cỏ xung quanh Quảng trường Đại Đoàn Kết với mỗi đoàn nghệ nhân (của tỉnh Gia Lai và các tỉnh tham gia) được bố trí 01 khu vực tái hiện không gian sinh hoạt và tổ chức các hoạt động trải nghiệm: Đánh cồng chiêng; chỉnh chiêng; tạc tượng; dệt vải; đan lát; giã gạo; các nghề thủ công truyền thống khác…,

Bên cạnh đó sẽ có nội dung Giới thiệu lễ hội, nghi thức văn hóa dân gian truyền thống: Phục dựng nghi lễ/lễ hội truyền thống của các dân tộc tham gia; Trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên, ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai, giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia của tỉnh Gia Lai tại Phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng tỉnh và khu vực phía trước Bảo tàng tỉnh; Giới thiệu văn hoá ẩm thực Tây Nguyên tại Khu ẩm thực của Bảo tàng tỉnh; Trình diễn đan lát, dệt vải, tạc tượng; Chương trình trải nghiệm tour du lịch Gia Lai.

VOV.VN - Tối 11/11, tại Quảng trường Đại Đoàn kết, Thành phố Pleiku, “Festival Văn hóa Cồng chiêng Gia Lai 2023” khai mạc.

Với sự dàn dựng công phu, “Festival Văn hóa Cồng chiêng Gia Lai 2023” đã cống hiến cho người xem một chương trình nghệ thuật mãn nhãn, tôn vinh giá trị tinh thần lớn lao của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Cũng tại Festival, tỉnh Gia Lai vinh dự đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đối với di tích Rộc Tưng – Gò Đá và Quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ Sơ kỳ Đá cũ An Khê.

Hình ảnh ấn tượng trong Festival. (ảnh: Nguyễn Thảo)

Với chủ đề “Gia Lai-Những sắc màu văn hóa”, xuyên suốt festival là những màn trình diễn nghệ thuật tôn vinh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; tôn vinh chủ nhân của di sản đặc sắc này là cư dân các dân tộc Jrai, Bahnar, Ê Đê, Xê Đăng, Giẻ Chiêng, Mnông… sinh sống trải rộng 5 tỉnh cao nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Trương Hải Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 đặc biệt là Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2023 là nhằm tôn vinh giá trị Không gian Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; tạo sự giao lưu văn hóa, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực.

“Đây là dịp để quảng bá đến du khách trong và ngoài tỉnh về giá trị độc đáo của di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên cùng với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người Gia Lai. Đây cũng là cơ hội để hợp tác, thu hút các nguồn lực đầu tư, góp phần xây dựng Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung ngày càng phát triển bền vững và giàu mạnh”, ông Trương Hải Long nói.

Tưng bừng Festival Văn hoá Cồng chiêng Gia Lai 2023

Với kết cấu mang đậm tính sử thi, chương trình nghệ thuật được chia thành 2 chương. Chương I “Linh thiêng đại ngàn” tái hiện công cuộc giữ đất, giữ nước, giữ buôn làng, giữ lửa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giữa đại ngàn hùng vĩ. Chương II “Sức sống đại ngàn” khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt và sự lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng không chỉ vang vọng tại các buôn làng, mà vượt qua khỏi biên giới quốc gia, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngày nay, nghệ thuật cồng chiêng đã trở thành sứ giả văn hóa kết nối du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất đỏ bazan huyền thoại. Điểm nhấn của chương trình là tiết mục “Âm vang đại ngàn” có sự tham gia của hơn 1300 nghệ nhân tại 5 tỉnh Tây Nguyên, với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng được dàn dựng công phu, thể hiện sự hùng tráng, sức sống mạnh mẽ của cồng chiêng. Đây là chuỗi hoạt động nhằm triển khai "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tại Festival, Tỉnh Gia Lai vinh dự được đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đối với di tích Rộc Tưng – Gò Đá và Quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ Sơ kỳ Đá cũ An Khê.

Chủ đề