Lễ hội trung thu tuyên quang 2023

Người dân Thành Tuyên (thành phố Tuyên Quang) không thực sự để ý về thời điểm những chiếc đèn khổng lồ đầu tiên xuất hiện, có người nói từ 2004, có người nói từ 2006. Lúc đầu chỉ có 1 vài tổ dân phố làm mô hình to và kéo quanh khu phố, trẻ em đi theo chung quanh. Sau đó, thấy bà con phấn khởi, các cháu thiếu nhi thích thú, năm sau một số tổ lại tiếp tục làm các mô hình như thế.

Bên cạnh những chiếc đèn trung thu khổng lồ hình ông sao, chú Cuội, ông Tiến sĩ.., quen thuộc, có thêm nhiều mô hình mới độc đáo, gắn liền tuổi thơ như Doraemon, chuột Mickey… Lúc đầu là rước đi bộ. Tuy nhiên, quan sát thấy các cháu cứ chạy theo đám rước đi nhiều sẽ rất mệt, nên người dân thiết kế thêm chỗ ngồi, gắn động cơ để chở các em đi chơi Trung thu. Cứ thế, người dân mỗi tổ dân phố sáng tạo không ngừng nghỉ, từ những ý tưởng bay bổng trong thiết kế mô hình vừa hoành tráng lộng lẫy vừa tiện nghi hiện đại. Mỗi mô hình đều thể hiện tình yêu của các bậc cha mẹ dành cho các em nhỏ hết sức tinh tế.

Người dân ở thành phố Tuyên Quang cho hay, mỗi năm cứ tầm từ cuối tháng 3 là mỗi tổ dân phố đã rục rịch làm đèn. Ban đầu là lên ý tưởng thiết kế mô hình, rồi tính toán nguyên vật liệu, chi phí, thời gian chế tác. Từ đó vận động người dân đóng góp kinh phí, công sức. Tầm tháng 6 âm lịch, các tổ dân phố bắt tay thực hiện. Thấy con em ngày ngày háo hức, các bậc phụ huynh hô hào nhau làm mô hình thật sớm. Đó là thời gian “vui như hội” của các bậc phụ huynh.

Sau giờ làm việc, cơm nước, họ lại tập trung tại một địa điểm, cùng nhau mỗi người một việc. Các em nhỏ thì háo hức từng ngày đợi chiếc đèn khổng lồ của mình thành hình. Và khi mô hình bắt đầu có dáng dấp gần hoàn thiện, cứ tầm 7-8 giờ tối các bạn nhỏ lại háo hức được dong dong ra phố để “cho bằng bạn bằng bè”. Thế là, tối tối, dù chưa đến Trung thu, bà con trong tổ dân phố lại phân công nhau lần lượt đẩy xe đưa các cháu đi chơi, từ đó tạo nên một không khí vô cùng đặc biệt.

Hình ảnh "Đám cưới chuột" trên những bức tranh dân gian Đông Hồ đã được nghệ nhân lồng đèn xứ Tuyên đưa vào tác phẩm của tổ mình lung linh và hoành tráng.

Hình ảnh "Đám cưới chuột" trên những bức tranh dân gian Đông Hồ đã được nghệ nhân lồng đèn xứ Tuyên đưa vào tác phẩm của tổ mình lung linh và hoành tráng.

Theo trí nhớ của nhiều người, chiếc đèn trung thu khổng lồ đầu tiên là hình đám cưới chuột và xuất phát từ phường Tân Quang. Chị Quỳnh cán bộ phường Tân Quang nhớ lại: Tự dưng hôm đó nhà tôi hai ông cháu đi từ chập tối đến muộn không về ăn cơm, tôi chạy đi tìm thì mới thấy đang đi theo một đám rước có hình đèn rất lộng lẫy, hình đám cưới chuột. Không khí náo nhiệt cả phố phường. Từ đó về sau, năm nào cũng xuất hiện những đám rước đèn khổng lồ như vậy, cho đến khi đại dịch Covid-19 ập đến thì bị đứt quãng mất 2 năm.

Đến phường Tân Quang những ngày cuối tháng 7 âm lịch, chúng tôi được trải nghiệm không khí rộn ràng hơn bao giờ hết. Chủ tịch phường Tân Quang Vũ Xuân Quỳnh cho biết: Năm nay, 17/17 tổ dân phố trên địa bàn phường đều có mô hình tham gia. Khởi nguồn của các mô hình lớn là từ phường Tân Quang, cho đến nay phường vẫn là đơn vị đi đầu cả về số lượng lẫn tính mỹ thuật, công phu của mô hình. Mỗi năm 1 mô hình ra đời, không năm nào giống năm nào. Người dân tham gia làm đèn mỗi người mỗi nghề, từ anh thợ làm khung nhôm cửa kính, anh tài xế taxi, cho đến anh thợ mộc, thợ hàn… Cứ mỗi dịp Trung thu đến, gác lại công việc riêng, các anh bỗng chốc trở thành “nghệ nhân” thực thụ thổi hồn, thổi đam mê, nhiệt huyết vào các tác phẩm nghệ thuật.

Ông Nguyễn Hữu Tân, tổ trưởng tổ dân phố 1 chia sẻ : “Sự thành công của các mô hình, nói rộng ra là Lễ hội Thành Tuyên là do sự đồng thuận của nhân dân, chứ 1 vài người, 1 vài ông tổ trưởng dân phố không thể làm được. Chúng tôi chia ra, ai biết nghề mộc làm công tác mộc, ai thạo hàn thì hàn các chi tiết, ai khéo tay, óc thẩm mỹ tốt thì uốn nắn, tạo hình…, phụ nữ tham gia vệ sinh, dọn dẹp, phục vụ nước nôi, các hộ gia đình trong tổ người nấu chè, người đưa bánh, đưa xôi đến ủng hộ, thế rồi cả tổ lại cùng nhau ăn uống nói cười vui vẻ, bàn tán về chiếc đèn của tổ mình cũng như công tác làm đèn của các tổ khác... Ông Tân bật mí: Chi phí làm đèn khá tốn kém, mỗi chiếc từ 70-150 triệu đồng và hoàn toàn do người dân đóng góp, nhưng mọi người đều tình nguyện, vui vẻ ủng hộ.

Phong trào làm đèn trung thu đã trở thành nét văn hóa riêng, được nhân dân trên địa bàn đồng thuận hưởng ứng, sáng tạo và nuôi dưỡng. Toàn thể bà con người góp công, người góp của, cùng chung sức để tổ dân phố nào cũng có một tác phẩm hoàn hảo nhất có thể phục vụ các em nhỏ, ông Vũ Xuân Quỳnh tự hào chia sẻ.

NDO - Dù còn nhiều ngày nữa mới đến Trung thu, nhưng đường phố Tuyên Quang những ngày này đã rộn ràng bởi đám rước đèn khổng lồ của các em nhỏ và người dân nơi đây. 

Như thường lệ nhiều năm trước, không cần chờ tới Trung thu, không khí lễ hội đã rộn ràng khắp các con phố ở Tuyên Quang từ vài tuần trước đó. Năm nay, sau gần hai năm tạm dừng vì đại dịch Covid-19, những đám rước mô hình đèn khổng lồ tự phát diễn ra sớm hơn.

Những ngày thời tiết đẹp, cứ tầm 6-7 giờ tối, người dân đã chở các em nhỏ nô nức ra đường.

Chủ tịch phường Tân Quang Vũ Xuân Quỳnh cho biết: các mô hình đèn Trung thu khổng lồ đã bắt đầu xuất hiện trên các đường phố từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch.

… và qua mỗi đêm lại thêm nhiều mô hình mới xuất hiện.

Các em nhỏ thích thú, háo hức còn các bậc cha mẹ, tổ dân phố tối tối thay phiên nhau đẩy xe đưa các em đi chơi “Trung thu sớm”.

Người lớn và trẻ em ngồi quây kín và cùng nhau reo hò trên các mô hình đèn Trung thu hết sức độc đáo, tạo nên không khí vô cùng náo nhiệt.

Mô hình đèn Trung thu được người dân địa phương tự thiết kế, sáng tạo bằng vật dụng như dây thép, tre, nứa, giấy... lấy cảm hứng từ những nhân vật lịch sử, câu chuyện cổ tích, các linh vật hay các vật dụng gắn liền với đời sống của người dân.

Ông Nguyễn Hữu Tân, Tổ trưởng tổ dân phố số 1, phường Tân Quang, cho biết: Chi phí làm mỗi chiếc đèn trung thu từ 70-150 triệu đồng, hoàn toàn do dân tự đóng góp. Toàn thể bà con đồng thuận người góp công, người góp của, cùng chung sức để tổ dân phố nào cũng có một tác phẩm hoàn hảo nhất có thể phục vụ các em nhỏ.

Không chỉ là ngày hội của người dân địa phương mà du khách từ nhiều nơi cũng đã tranh thủ về Tuyên Quang những ngày này để chiêm ngưỡng những mô hình đèn lồng đặc biệt và cảm nhận không khí lễ hội Trung thu độc đáo từ rất sớm.

Anh Chính (phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang) chia sẻ: Từ nhiều năm nay, Lễ hội đã đi sâu vào đời sống người dân Tuyên Quang, ai ai cũng vui mừng, phấn khởi và tự hào. Mặc dù con trai chưa đầy 1 tuổi nhưng anh vẫn muốn đưa bé xuống phố vui hội để tuổi thơ con có thêm những ký ức rực rỡ.

Từ khắp các con phố, các đám rước dồn về, tập trung tại các tuyến đường chính quanh Quảng trường Nguyễn Tất Thành, nhộn nhịp và lung linh nhất trong khoảng từ 20-22 giờ...

...sau đó lại trở về các tổ dân phố, tiếp tục hoàn thiện các chi tiết trên mô hình và hôm sau lại diễu hành. Cứ thế, "Tết Trung thu" của thiếu nhi Tuyên Quang kéo dài hơn 1 tháng.

Vì hình “ông Hổ” quá cao nên một phụ huynh phải mang theo cây sào để nâng các đường dây điện trên phố cho khỏi vướng. Cách người dân xử lý sự cố gặp phải khi rước những chiếc đèn khổng lồ cũng thật thú vị.

Lực lượng an ninh, cảnh sát mỗi tối đều phải trực tại các đường phố để điều tiết giao thông. Công tác bảo đảm an ninh luôn được chính quyền địa phương chú trọng, giúp người dân và du khách thập phương yên tâm vui hội.

Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 4/9, trong đó bao gồm chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, đặc biệt phải kể đến Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (3/9), đêm hội Thành Tuyên (4/9), lễ hội bia (2-4/9) và đêm chung kết Cuộc thi Người đẹp xứ Tuyên (10/9).

Rộn ràng "Trung thu sớm" ở Tuyên Quang.

Chủ đề