Làm việc không có chủ động gọi là gì năm 2024

Một số khảo sát gần đây với các lãnh đạo tổ chức chuyên nghiệp cho rằng chủ động trong công việc là một bước tiến để dễ thành công và thăng tiến nhanh hơn.

VẬY TÍNH CHỦ ĐỘNG LÀ GÌ?

  • Tính chủ động là việc bạn luôn tự thân vận động và làm việc trước khi bị sai khiến hay ép buộc. Chủ động là một thói quen có thể rèn luyện được từ những điều nhỏ nhất và cố gắng làm theo được rèn dũa bằng ý chí.
  • Tính chủ động giúp con người hành động nhiều hơn, suy nghĩ linh hoạt hơn ở mọi sự vật sự việc. Giúp phát triển tốt hơn cả thể chất, tinh thần và trí não. Nắm bắt được nhiều cơ hội đến với mình hơn nhờ sự chủ động.
  • Luôn luôn tiến về phía trước, tìm cách tháo gỡ, tìm cách giải quyết ngay lập tức khi gặp trở ngại khó khăn sẽ tìm cách vượt qua. Ngoài ra, tính chủ động còn giúp suy nghĩ tốt hơn, sâu sắc hơn để hoàn thiện bản thân.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN MỘT NGƯỜI CHỦ ĐỘNG

  1. Họ suy nghĩ, hành động một cách độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế. Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình.
  2. Người chủ động khi đối mặt với khó khăn thì tìm cách để vượt qua, không than vãn, không đổ lỗi. Họ luôn biết rõ mình phải làm gì và làm như thế nào để giải quyết dù là lỗi của ai.
  3. Người chủ động tập trung vào những thứ có thể kiểm soát, những thứ có thể gây ảnh hưởng. Khi giải quyết vấn đề, anh ta tập trung vào những thứ anh ta có thể làm được nhằm giải quyết vấn đề.
  4. Người chủ động tập trung vào vấn đề của mình trước, không đổ lỗi và sửa chữa bản thân để thay đổi cục diện.

PHƯƠNG PHÁP TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CHỦ ĐỘNG

  1. Nắm rõ công việc mình đang đảm nhận
  2. Lập kế hoạch phát triển cho bản thân
  3. Luôn mang một tâm thế sẵn sàng làm việc và giải quyết vấn đề
  4. Tự trao dồi rèn luyện kỹ năng và kiến thức bổ sung cho công việc
  5. Có chí tiến thủ

BÀI TẬP HÀNG NGÀY ĐỂ HÌNH THÀNH THÓI QUEN VÀ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CHỦ ĐỘNG

  1. Chủ động sắp xếp gọn gàng mọi thứ một cách ngăn nắp, chủ động nhất có thể từ mọi thứ xung quanh bạn.
  2. Chủ động trả lời các Email từ bạn bè, người thân một cách khoa học, nghiêm túc
  3. Đề ra những quy định cho bản thân phải thực hiện theo ví dụ như: phải dậy sớm, phải tập thể dục, phải ăn đúng bữa, uống nước thật nhiều
  4. Sống tự tin hơn bản thân, không sợ sệt, không lùi bước
  5. Chủ động trong tìm hiểu mọi thứ vào thời gian rảnh rỗi
  6. Hãy tập suy nghĩ những điều sẽ xảy ra để thực hiện trước khi việc đến tận chân mới nhảy
  7. Quan sát nhiều hơn để nhận định công việc, thiết lập kế hoạch chỉnh chu và thực hiện…

Là một Người CENTRAL, Hoàn Thành Tốt Công Việc mình đang đảm nhận là ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT, việc Chủ Động Kế Hoạch đi kèm dự báo trước những nguy cơ, rủi ro là điều kiện CẦN và CÓ. Quan trọng nhất, bạn cần giữ tinh thần chủ động đóng góp ý kiến mang tính xây dựng, trình bày những ý tưởng cải tiến. Đó là văn hóa luôn được khuyến khích và lan rộng tại CENTRAL.

Chủ động trong công việc thường được nhắc đến rất nhiều như một điều thiết yếu cho bất kì ai trong môi trường công sở. Thế nhưng, không phải mọi người đều biết được sự chủ động trong công việc là gì, cũng như làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này.

Để hiểu thật cặn kẽ, trước tiên, hãy xuất phát với từ chủ động – từ ngữ được xuất hiện rất nhiều mỗi khi người ta bàn về những kỹ năng cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

“Em chủ động liên hệ giáo viên để được hướng dẫn thêm”

“Các bạn phải chủ động trong những mối quan hệ của mình”

“…”

Vậy sự chủ động trong công việc là như thế nào?

  • Sếp: Em tìm hiểu giúp anh thông tin cụ thể về công ty này nhé, đại loại như tên công ty, năm thành lập và lĩnh vực hoạt động này nọ nè.
  • A: Dạ, đây là công ty JobHopin, thành lập năm 2016 và lĩnh vực là HR đó anh, em thấy cũng khá tiềm năng.
  • Sếp: Còn gì nữa không em?
  • A: Dạ anh cần thông tin gì khác không anh, do nãy anh brief cho em tìm có 3 cái này à.

Sau khi đọc đoạn hội trên, suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? Nhân viên A còn quá non nớt? Hay vị sếp này giao việc không rõ ràng?

Chưa bàn đến vấn đề cấp trên giao nhiệm vụ thế nào, nếu như ngay từ đầu, nhân viên này chủ động làm rõ thông tin được dùng với mục đích gì, thì tình huống có lẽ sẽ thay đổi, công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng hơn.

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ gặp phải vấn đề người khác đưa cho mình một yêu cầu rất mơ hồ. Việc của bạn là chủ động xác nhận thông tin lại rõ ràng, hay mạnh mẽ hơn, là chủ động nói chuyện với người đó để những công việc sau này được trở nên thật sự hiệu quả!

Điểm chung của 2 giải pháp này, là sự chủ động trong công việc.

Làm việc không có chủ động gọi là gì năm 2024

Nói một cách đơn giản, trong công việc, một cá nhân chủ động là người luôn cố gắng làm những công việc mặc dù không được nói hay bàn giao, miễn là nó phục vụ cho mục đích chung của team, hay của cả công ty. Đó có thể là việc chủ động xác nhận thông tin, hay đề xuất ý tưởng mới.

Sự chủ động không đơn giản chỉ để tạo ấn tượng với cấp trên, mà còn có thể giúp bạn khai thác được những kiến thức mới, giải quyết được những vấn đề khó khăn hơn.

Làm thế nào để phát triển sự chủ động nơi công sở?

Chủ động là một kỹ năng quan trọng. Mà một khi đã là kỹ năng, nó đòi hỏi một cách tiếp cận rõ ràng và thời gian rèn luyện phù hợp. Dưới đây không phải là các bước thực hiện, mà là những lưu ý quan trọng khi bạn muốn rèn luyện kỹ năng này

Làm việc không có chủ động gọi là gì năm 2024

Hãy bắt đầu bằng việc hiểu công việc của mình

Bạn sẽ rất khó hoàn thành công việc hiệu quả, hay chủ động thêm thắt những ý tưởng mới khi bạn không hiểu rõ việc mình đang làm là gì, hay có mục đích ra sao.

Cụ thể, trong ví dụ ở trên, nếu hiểu rõ hơn về mục đích của việc tìm hiểu thông tin, ví dụ như để cân nhắc mua hàng, thì nhân viên này đã có thể chủ động tìm kiếm thêm những chi tiết liên quan đến các gói sản phẩm, bảng báo giá, thế mạnh, điểm yếu… của công ty nêu trên và trình bày cho sếp. Từ đó, quy trình giao việc có thể được rút ngắn hơn, mọi người sẽ có thời gian để dành cho những công việc khác.

Vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn thật sự hiểu công việc mà mình đang làm.

Kể cả những điều nhỏ nhất

Bạn không nhất thiết phải chủ động đưa ra những ý tưởng mang ý nghĩa cải cách to lớn để được đánh giá cao trong mắt quản lý, mà những đề xuất hỗ trợ cấp trên trong các công việc đơn giản cũng sẽ góp phần giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp.

Làm việc không có chủ động gọi là gì năm 2024
Tạm dịch: Thái độ sẽ quyết định tầm vóc của bạn, chứ không phải là kỹ năng.

Riêng đối với những ý tưởng đổi mới, hãy tự tin

Con người không ai sinh ra đã hoàn hảo, những ý tưởng cũng vậy. Vì thế, một khi đã có ý tưởng trong đầu, bạn hãy mạnh dạn nói ra và tiếp thu những góp ý từ người khác.

Tuy nhiên, đừng chỉ đề xuất, ý tưởng sẽ chỉ là ý tưởng khi bạn quên mất tính khả thi. Hãy thực hiện những nghiên cứu, đánh giá phù hợp và quản trị rủi ro đầy đủ trước khi có một đề xuất mới.

Làm việc không có chủ động gọi là gì năm 2024

Khi chủ động không phải là bao đồng

Mặc dù đề xuất ý tưởng mới và giúp đỡ đồng nghiệp là đúng đắn trong văn phòng. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng hoàn thành KPI hiện có của mình trước khi nghĩ đến những công việc khác hoặc giúp đỡ đồng nghiệp. Vì dù bạn có làm tốt những công việc khác, nhưng lại không hoàn thành KPI của mình, thì tức là bạn chưa làm được gì cả, đừng quên đi lý do mà mình được tuyển vào công ty bạn nhé.

| Đọc thêm: Thành công nằm ở cách làm việc thông minh hơn, không phải chăm chỉ hơn

Đề xuất với cấp trên về việc xây dựng một môi trường khuyến khích chủ động cũng là một loại chủ động

Nếu công ty có những quy định rõ ràng về việc khuyến khích nhân viên chủ động trong công việc và dám nói lên ý tưởng của mình, thì đó sẽ là một điều kiện rất thuận lợi để cả tổ chức cùng phát triển.

Vì thế, đừng mang trong mình tâm thế “sẽ có người khác làm thôi”, mà chính bạn, hãy đề xuất ý tưởng này lên cấp trên nếu công ty vẫn chưa có văn hóa khuyến khích sự chủ động nhé.

| Đọc thêm: Môi trường làm việc tốt sẽ có 10 dấu hiệu này, công ty bạn sở hữu bao nhiêu điều?

Mong là những lưu ý nêu trên có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về sự chủ động trong công việc, đừng quên theo dõi Blog JobHopin để cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất liên quan đến lĩnh vực HR!

Đang có 5 công việc lương cao được tuyển tại Gameloft! Sau 15 năm hoạt động tích cực tại thị trường Việt Nam, Gameloft ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp game nhờ sức mạnh của đội ngũ nhân tài hơn 1.000 người tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Gameloft còn được các bạn trẻ đánh giá là nhà tuyển dụng về game hấp dẫn nhất với sinh viên!