Mở tài khoản thanh toán là gì năm 2024

(ĐTCK) Tôi xin hỏi, tài khoản thanh toán là gì? Tài khoản tiết kiệm là gì? Hình thức thẻ ngân hàng của hai tài khoản này có khác nhau?

Trả lời:

Tài khoản thanh toán chính là một hình thức của tài khoản ngân hàng (bao gồm tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán…) nói chung được chia theo mục đích sử dụng.

Khách hàng dùng tài khoản thanh toán để gửi tiền vào và ủy quyền quản lý cho ngân hàng. Nếu có nhu cầu sử dụng số tiền gửi đó, ngân hàng sẽ trực tiếp thực hiện các dịch vụ như thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, thậm chí rút tiền mặt.

Thông thường loại tài khoản này để nhận lương hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh, chi tiêu sinh hoạt mà không cần phải rút tiền, đảm bảo an toàn cho tài chính của khách hàng.

Trường hợp tiền gửi trong tài khoản thanh toán nếu chưa sử dụng đều được ngân hàng trả lãi theo định kỳ. Lãi suất áp dụng được tính theo lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn.

Tài khoản tiết kiệm có mục đích chính đó là tiết kiệm. Tức là đây là một khoản tiền chắc chắn dư dùng để dành hay đầu tư, chứ không thích hợp dành cho việc chi tiêu, thanh toán cá nhân. Đây là loại tài khoản mà người dùng luôn mong muốn có được một khoản lợi nhuận thu về từ việc gửi tiết kiệm này - lãi suất gửi tiết kiệm.

Hình thức thẻ ngân hàng của hai tài khoản này có khác nhau. Cụ thể:

Tài khoản thanh toán: sử dụng thông qua các loại thẻ thanh toán như là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ Mastercard, thẻ visa…sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các giao dịch với ngân hàng.

Tài khoản tiết kiệm: Được ghi lại trong quyển sổ tiết kiệm. Tất cả hoạt động gửi tiền và rút tiền, lãi suất… đều được nhân viên giao dịch lưu vào sổ này và được bảo mật kỹ. Vì thế, bạn cần giữ gìn sổ tiết kiệm thật cẩn thận, tránh tình trạng mất cắp.

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về quyền của chủ tài khoản thanh toán tại ngân hàng như sau:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
...
đ) Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
..."

Mở tài khoản thanh toán là gì năm 2024

Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng cần đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục thực hiện mở tài khoản thanh toán như thế nào?

Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:

“Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, anh muốn mở tài khoản thanh toán thì đáp ứng điều kiện về đối tượng mở tài khoản thanh toán như trên.

Hồ sơ mở tài khoản thanh toán của cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Về hồ sơ mở tài khoản thanh toán của anh thì cần chuẩn bị một số giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 05/03/2021, cụ thể như sau:

“Điều 12. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.
...
4. Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản chính hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Việc hợp pháp hoá lãnh sự đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao điện tử, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra và đối chiếu, đảm bảo bản sao điện tử có nội dung đầy đủ, chính xác và khớp đúng so với bản chính theo quy định của pháp luật."

Cá nhân thực hiện thủ tục mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN về thủ tục mở tài khoản thanh toán như sau:

“Điều 14. Thủ tục mở tài khoản thanh toán
1. Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, khách hàng lập một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
2. Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản và xử lý:
a) Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hoặc các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;
c) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo cho khách hàng biết.
3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng như sau:
a) Đối với chủ tài khoản thanh toán của cá nhân: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật của khách hàng (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua người đại diện theo pháp luật) để giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 4, 6 Điều này và Điều 14a Thông tư này;
...
5. Thủ tục mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử được thực hiện theo quy định tại Điều 14a Thông tư này.
6. Việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thiết lập mối quan hệ và hoàn thành việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng đó quyết định nhưng phải đảm bảo có hoặc thu thập được đầy đủ thông tin, giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
7. Sau khi giao kết thoả thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán cho khách hàng. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo thu thập mẫu chữ ký, chứng thư số (nếu có) của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản và những người khác có liên quan (nếu có), mẫu dấu (nếu có, đối với chủ tài khoản là tổ chức) để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.
8. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện, khả năng cung ứng của đơn vị mình để hướng dẫn khách hàng về trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán, trong đó có trường hợp từ chối mở tài khoản thanh toán phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền và chịu trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ, đầy đủ của hồ sơ mở tài khoản thanh toán với khách hàng.”
"

Như vậy từ các quy định trên thì việc anh muốn mở tài khoản thanh toán để gửi tiền cho con gái anh ở nước ngoài thì anh phải đủ điều kiện để mở, và cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ theo yêu cầu tại Điều 12, Điều 14 Thông tư 23/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 5 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN.

Bao nhiêu tuổi thì có thể mở tài khoản ngân hàng?

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc mở thẻ ngân hàng không giới hạn độ tuổi. Người từ 15 - 18 tuổi và từ 18 tuổi trở lên có CMND/CCCD/hộ chiếu và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể tự mở thẻ ngân hàng cá nhân.

Mỗi người nên có bao nhiêu tài khoản ngân hàng?

Mỗi dòng thẻ đều có những ưu điểm riêng. Nhưng một lời khuyên dành cho những ai đã đi làm rồi thì hãy có ít nhất 2 thẻ ngân hàng ghi nợ và 1 thẻ tín dụng.

Mở tài khoản thanh toán cần những gì?

CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực. Các giấy tờ khác được yêu cầu bởi ngân hàng. Ví dụ: Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng (khi mở trực tiếp tại quầy), các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua giám hộ/người đại diện pháp luật)...

Tài khoản thanh toán của doanh nghiệp là gì?

Tài khoản công ty, doanh nghiệp là gì? Tài khoản công ty, doanh nghiệp là tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nhằm mục đích thực hiện các giao dịch, thanh toán của công ty như: đóng thuế; thanh toán lương cho nhân viên; thành toán các hóa đơn điện, nước, mặt bằng…