Làm thế nào để sinh viên hiểu sâu về nghề nghiệp của mình

Đối với sinh viên, ước mơ lớn lao nhất của họ là có thể tìm được một công việc tốt khi ra trường. Tuy nhiên, đê tìm được một công việc phù hợp không phải đơn giản, nó yêu cầu rất nhiều yếu tố. Vì vậy, hãy chuẩn bị mọi điều cho công việc trong tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính sự chuẩn bị này sẽ giúp bạn giảm thiểu những lo lắng, stress trong quá trình tìm việc sau này.

1. Học và chuyên sâu vào chuyên ngành


Bạn là sinh viên nên công việc học hành phải được đặt lên hàng đầu. Để thành công trong tương lai, bạn cần phải học hành chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu về chuyên ngành mình theo. Học tốt chuyên ngành không chỉ giúp bạn có được kết quả cao trong học tập mà còn giúp bạn nắm vững kiến thức và tự tin hơn khi xin việc trong tương lai.

Làm thế nào để sinh viên hiểu sâu về nghề nghiệp của mình

Ăn mặc chỉnh tề và luôn sẵn sàng thể hiện bản thân. Hãy hỏi các nhà tuyển dụng ở hội chợ việc làm những câu hỏi thông minh, sắc bén. Rèn luyện những kỹ năng phỏng vấn. Thậm chí bạn có thể gửi resume của bạn cho công ty ở hội chợ việc làm mà bạn quan tâm. Mặc dù bạn là sinh viên nhưng những hành động đó của bạn để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với đại diện của công ty. Biết đâu trong tương lai gần, họ sẽ tìm đến bạn.

2. Theo dõi những tiến triển trong ngành nghề tương lai
Bạn cần phải quyết định lựa chọn công việc phù hợp với bạn và bạn sẽ theo đuổi trong tương lai. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu biết hơn về những xu hướng và sự phát triển trong ngành nghề của bạn. Tìm hiểu các thuật ngữ, lịch sử và những thăng trầm trong lĩnh vực mà bạn sẽ theo đuổi. Ngoài ra, để cập nhật tin tức thường xuyên hơn, bạn có thể nói chuyện với những người quen trong lĩnh vực này hoặc tham gia các khoá học và hoạt động ngoại khoá liên quan đến công việc trong tương lai. Những thông tin mà bạn biết sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tìm việc trong tương lai của bạn. Chính những thông tin này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và trở thành một ứng viên sáng giá.

3. Xây dựng và duy trì mạng lưới xã hội


Những mối quan hệ của bạn có thể giúp bạn biết thêm nhiều thông tin nghề nghiệp hữu ích và giúp quá trình tìm việc của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Mạng lưới xã hội của bạn chính là những người bạn cùng lớp, cùng khoa và cùng trường. Ngoài ra, để có thêm nhiều mối quan hệ, hãy tham gia các tổ chức tình nguyện, tổ chức nghề nghiệp cho dù bạn còn là sinh viên. Hãy thiết lập một bản danh sách liên hệ của cá nhân và tổ chức có thể mang lại những lợi ích trong việc tìm kiếm công việc sau này của bạn.

4. Xây dựng và duy trì mạng lưới ở khoa

Thiết lập các mối quan hệ với giảng viên của khoa, những giáo sư hàng đầu trong chuyên ngành của bạn mang lại rất nhiều lợi ích cho công việc của bạn sau này. Với những kinh nghiệm chuyên gia lâu năm, những giáo sư trong khoa có thể đưa ra những ý kiến tham khảo tư vấn cho bạn những điều cần thiết để phát triển tốt hơn trong lĩnh vực, định hướng trong tương lai…

5. Tận dụng mối quan hệ thân thiết giữa các doanh nghiệp địa phương và nhà trường


Tạo dựng mối quan hệ và có các buổi phỏng vấn những người chủ doanh nghiệp tiềm năng ở địa phương là cơ hội tốt để đặt nền móng cho công việc tương lai của bạn. Hãy đến gặp thầy/ cô trưởng khoa để xin thông tin về doanh nghiệp mà bạn quan tâm và xin lời khuyên của thầy /cô. Ngoài ra, bạn nên tham dự các hội chợ việc làm được tổ chức tại trường đại học.


6. Bắt đầu làm resume Resume là công cụ marketing bản thân hiệu quả. Vì vậy, hãy bắt đầu chuẩn bị làm resume của bạn từ sớm. Hãy nhớ rằng resume của bạn không chỉ là danh sách những kinh nghiệm, giải thưởng, thành tích của bạn mà điều quan trọng nhất trong resume đó là bạn phải biết cách “quảng cáo” những lợi ích mà bạn sẽ mang lại cho công ty. Nếu bạn tham gia vào các hoạt động ngoại khoá khi còn là sinh viên, bạn nên đưa chúng vào trong resume.

Hơn nữa, vì khi ra trường, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên bạn có thể đưa thông tin về những ý tưởng đóng góp của bạn đối với nhà trường, các khoá học hoặc các dự án mà bạn tham gia khi còn trên ghế nhà trường... Hãy phác thảo ra một bản resume của bạn ngay khi có thể. Bằng cách này bạn có thể sẵn sàng cho tương lai. Ngoài ra, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để hoàn thiện resume của mình.

Những năm học 12 và chuẩn bị thi cuối cấp và lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho mình sau này, nhưng chắc chắn rằng các bạn đều tự chọn các ngành nghề phổ biến như kế toán, quản trị kinh doanh…mà không hề có đam mê hoặc thích thú với ngành nghề đấy hoặc có sự sắp xếp của người thân gia đình.

Sau khi ra trường với tấm bằng đại học trong tay bắt đầu xin việc và hầu hết 80% các bạn đều làm trái nghề hoặc thất nhiệp.

Và hay nghe những câu truyền miệng “anh H là sinh viên xuất sắc là thủ khoa một trường có tiếng mà lại chạy xe ôm kia kìa...” Những thông tin đấy có thể làm các bạn hoang mang và suy nghĩ không biết rằng mình có thể xin được việc không? Mình sẽ làm gì? Có phát triển được không? Và cuộc sống sẽ đi về đâu?

Làm thế nào để sinh viên hiểu sâu về nghề nghiệp của mình

Không chỉ riêng các bạn sinh viên ra trường mất phương huớng trong nghề nghiệp mà đối với những bạn đã đi làm cũng có thể mắc phải vì lý do không xác định rõ có mục đích kế hoạch tiến thủ của bản thân và cảm thấy nhàm chán, đứng núi này trong núi nọ và công việc thường xuyên thay đổi điều này dẫn đến cuộc sống khổng ổn định.

Nguyên nhân mất phương hướng nghề nghiệp

Thứ 1, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là những năm cuối cấp đều cảm thấy sự háo hức xen lẫn sự lo lắng vì phải lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp cho bạn thân và yêu thích nó. Sở dĩ nhiều bạn không để tâm đến vấn đề này và chọn đại cho xong nhưng thời gian không thể nào quay trở lại đê chúng ta chọn lại, đúng không?

Thứ 2, coi thường các buổi hướng nghiệp và chưa được quan tâm đúng mức. Nếu nhiều bạn trẻ chưa hiểu sâu vấn đề hoặc sai lệch thì nó khiến suy nghĩ bị loạn, hoang mang và dẫn đến đi sai lệch.

Thứ 3, đối với người đã đi làm thì công việc hiện tại không mang lại lợi ích về vật chất và tinh thần.

Thứ 4, xu thế của thị trường lao động. Cách đây vài năm mần non là ngành thực sự hot cho nên có rất nhiều bạn lựa chọn ngành mầm non việc đỗ xô như vậy dẫn đến quá tải.

Thứ 5, do cuộc sống xô đẩy. Hầu hết các bạn tỉnh lẻ đều lên thành phố học tập và làm việc, do cuộc sống cần phải lo toan các bạn không đủ kiên nhẫn để đợi chờ một công ty để gọi làm nhưng mức lương khá. Nhiều bạn sau khi ra trường lựa chọn làm công nhân trong nhà máy để trang tải cuộc sống cũng như dễ dàng xin việc. Theo thời gian kiến thức của bạn sẽ mai một và lãng quên những kỹ năng và kinh nghiệm không có....

Hậu quả của việc mất phương hướng nghề nghiệp

Chọn sai nghề:Anh Nhật Thiên chia sẻ: “Tôi đã từng theo đuổi 1 ngành học trong 4 năm mà thực sự ít có hứng thú về nó. Ra ngoài thực tế không như tôi nghĩ, vì vậy tôi làm 1 công việc hoàn toàn chẳng liên quan gì đến ngành nghề đã được đào tạo. Đến khi giật mình nhìn lại thấy mình đã đi sai đường, phải chăng đã quá muộn cho việc bắt đầu lại từ đầu ở tuổi 28?”

Lãng phí thời gian:Sau một hồi nghe tâm sự của các anh chị đi trước đều trải qua cảm giác chọn sai nghề không theo đam mê cảm thấy khó chịu với lương tâm và hối hận bởi tốn quá nhiều công sức, tiền bạc, thời gian nhưng vẫn không thể say mê và không có cơ hội để thành công.

Chất xám không đặt đúng chỗ: bạn Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi đã từng rơi vào trường hợp như vậy đấy. 10 năm trời học và theo đuổi 1 ngành nghề để rồi chợt nhìn lại, thấy mình không thích hợp với công việc này, hay chính xác hơn là mình không còn yêu thích nó nữa. Rồi thì, tự nhủ với lòng phải làm lại từ đầu thôi, đâu còn cách nào khác nếu không muốn cuộc đời còn lại trôi qua vô nghĩa. Làm lại từ đầu, nói thật là dễ, nhưng làm lại như thế nào đây, khi mình đã không còn nhiều thời gian nữa? Mong được các bạn góp ý...”

Trong thời điểm nào thì vấn đề chọn sai nghề hay nói cách khác mất phương hướng nghề nghiệp xảy ra rất nhiều người với bất kỳ ai.

Làm thế nào để sinh viên hiểu sâu về nghề nghiệp của mình

Hành trình tìm lại phương hướng cho bản thân

1. Không bao giờ là quá muộn:

Tất cả những sự việc đã qua đều làm cho mỗi người trưởng thành hơn và biết nhận thức hơn đó là giá trị cuộc sống cuối cùng chúng ta có được. Đừng buồn hay thất vọng khi bạn biết mình đã chọn sai nghề ở tuổi 30, 40...vì thời gian khoogn thể quay lại mà phải bước tiếp. Minh chứng các doanh nhân thành cuông “ muộn” bởi vì họ không bào giờ bỏ cuộc. Bà Carol Gardner một phụ nữ có ý chí kiên cường làm lại cuộc đời sau khi nhận lấy nhiều vấp ngã trái đắng ở tuổi 52. Mọi chuyện tưởng như kết thúc , nhưng có một người bạn gợi ý cho bà tham gia cuộc thi thiết kế thiệp Giáng sinh cho một cửa hàng thú nuôi địa phương và bà đã giành được giải thưởng từ đó nó bàn đạp cho bà mở công ty chuyên in thiệp có ảnh chó và lấy tên Zelda, đến 2010 elda Wisdom có giá trị gần 50 triệu USD đã đem lại thành công cho bà chủ Gardner.

2. Đối diện với sự thật:

Hãy thật bĩnh tĩnh và giải quyết mọi chuyện, đó là trách nhiệm cho sự lựa chọn sai lầm của mình. Không được trốn tránh và đỗ lỗi cho bất kỳ lý do gì? Hãy tự đứng dậy sau khi vấp ngã.

3. Tin vào chính mình:

Không ai có thể hiểu bạn bằng chính bản thân bạn, năng lựa khả năng bạn đến đau cho nên việc lựa chọn công việc hướng đi phù hợp. Không nên tự ti về bản thân. Ví dụ, khả năng ngoại ngữ kém tại sao bạn không cố gắng khắc phục nó? Như thế bạn có thể nâng cao kỹ năng, kiến thức bản thân mình hơn và cho mình nhiều cơ hội thăng tiến.

4. Thay đổi bản thân:

Trong suy nghĩ bạn muốn mình làm thế này thế kia nhưng không thực hiện thì mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. Bạn muốn, bạn ước ao, bạn thích… mà bạn có quyết tâm làm? Quyết tâm chịu khổ? Quyết tâm bỏ qua sở thích cá nhân?... hãy bắt đầu bằng hành động nhỏ nhất cho một ước mơ lớn với những suy nghĩ tích cực thì.

“ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” cuộc sống không cho bạn chọn lại nhưng cho phép bạn chọn tiếp và bước tiếp. Hãy suy nghĩ cho tương lại tươi sáng, hãy có tư duy nhận thức định hướng nghề nghiệp cho bản thân ngay từ lúc ngồi ghế nhà trường.

Xem thêm nhiều bài chia sẻ nghề nghiệp tại website:viecoi.vn

Viecoi.vn:Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí