Làm bình hoa từ đồ tái chế

Tái chế chai nhựa thành lọ hoa là một trong những hành động ý nghĩa có thể làm giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi rác thải nhựa. Đây là một việc làm đẹp cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Vậy làm thế nào để tái chế chúng thành những lọ hoa? Bài viết dưới đây của Việt Nam Tái Chế sẽ gợi ý cách tái chế những chai nhựa cũ thành lọ cắm hoa cực kỳ đơn giản dễ làm. Mời bạn đọc tham khảo. 

Nội dung bài viết

  • 1 Chai nhựa và những tác động của chai nhựa 
    • 1.1 Tác động của chai nhựa đối với sức khỏe con người
    • 1.2 Tác động của chai nhựa với môi trường 
    • 1.3 Tác động của chai nhựa với kinh tế
  • 2 Tại sao phải tái chế chai nhựa?
  • 3 Cách tái chế chai nhựa thành lọ hoa cực kỳ đơn giản dễ làm

Chai nhựa đang dần trở nên phổ biến trên khắp thế giới với khối lượng sản xuất không ngừng tăng nhờ yếu tố kinh tế và sự tiện lợi của loại vật dụng này.

Theo số liệu được công bố bởi Viện nghiên cứu Tái chế CRI, 100,7 tỷ chai nhựa được tiêu thụ ở Hoa Kỳ trong năm 2014. Tức là mỗi người tiêu thụ khoảng 315 chai nhựa mỗi năm. Cứ mỗi giây lại có khoảng 20,000 chai nhựa được sản xuất. Tuy nhiên, sự tăng lên không ngừng về số lượng chai nhựa được sản xuất và tiêu dùng dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, môi trường và nền kinh tế.

Biểu đồ sản lượng chai nhựa PET trong năm 2004, 2014, 2016 và dự báo 2021.

Tác động của chai nhựa đối với sức khỏe con người

Hơn 2500 hóa chất đã được tìm thấy trong thành phần của chai nhựa bởi một nhà nghiên cứu người Đức. Nhiều hóa chất trong số đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do đó, việc tái chế các loại chai nhựa gặp rất nhiều khó khăn. Những biện pháp đơn giản như tái chế chai nhựa thành lọ hoa, bình nước, chậu cây, lợn đất,… đều là những biện pháp tái chế an toàn mà không gây nhiễm độc cho con người. 

Gần 2500 hóa chất không thể quan sát bằng mắt thường bên trong những chai nhựa

Chai nhựa có chứa Bisphenol A (hay còn được biết đến với tên BPA. Nước có thể bị ngấm hóa chất này khi được đựng trong chai nhựa và di chuyển vào bên trong cơ thể khi bạn uống nước. Điều quan trọng là BPA được cho là hóa chất gây ung thư và rối loạn nội tiết tố ở mọi lứa tuổi. 

Một hóa chất khác cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ẩn nấp trong chai nhựa chính là Antimon. Nếu cơ thể của chúng ta hấp thụ antimon với liều lượng cao có thể dẫn đến các vấn đề về phổi, tim mạch, tiêu hóa hoặc dạ dày.

Tái chế chai nhựa thành lọ hoa là một biện pháp tái chế an toàn

Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, những hóa chất này sẽ giải phóng khỏi chai nhựa và hòa tan vào nước với mật độ cao hơn, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe hơn so với điều kiện nhiệt độ phòng. Do đó, việc tiêu hủy hoặc tái chế có sử dụng nhiệt đối với chai nhựa không được khuyến cáo sử dụng. Các bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản và an toàn hơn như tái chế chai nhựa thành lọ hoa, túi xách, đồ chơi, heo đất, chậu cây,…

Những bài viết liên quan

  • Cách tái chế chai nhựa thành chậu trồng rau đơn giản, dễ làm tại nhà
  • 10+ cách tái chế đồ cũ thành vật dụng có ích vô cùng đơn giản, độc đáo
  • Sáng tạo đồ tái chế từ chai nước đơn giản, góp phần bảo vệ môi trường và chính bản thân mình

Tác động của chai nhựa với môi trường 

Chai nhựa không những chứa hóa chất có hại cho sức khỏe con người mà còn tác động đến môi trường và hệ sinh thái, đặc biệt là môi trường và hệ sinh thái biển. Bạn có bao giờ tự hỏi những chai nhựa sau khi được sử dụng sẽ đi đâu? Một phần rác thải nhựa sẽ được tập kết tại các bãi rác. Ở đây chúng có thể bị đốt hoặc phân hủy tự nhiên. Phần còn lại sẽ theo dòng chảy xả thẳng ra biển và trôi dạt tạo thành những bãi rác khổng lồ tại các đại dương. 

Khoảng 22 tỷ chai nhựa sau khi sử dụng sẽ trôi dạt ra biển mỗi năm. Tại đây, BPA có trong nhựa sẽ ngấm vào nước mà nếu uống phải sẽ gây ung thư và các vấn đề liên quan tới sức khỏe khác. Các loài sinh vật biển thường nhầm tưởng những chai nhựa là thức ăn và vô tình tiêu thụ chúng. Đặc biệt là các loại cá, chúng rất hay ăn phải rác thải nhựa, bị nhiễm hóa chất, và cuối cùng là trở thành thức ăn cho con người.

Các loài sinh vật biển lầm tưởng chai nhựa là thức ăn và nuốt phải chúng.

Ô nhiễm đất cũng là một trong những tác động gây ra bởi chai nhựa. Những vi nhựa và hóa chất có trong chai nhựa sẽ len lỏi vào đất và gây ô nhiễm môi trường. Cây trồng có khả năng bị biến đổi hóa học nếu được trồng trong đất bị nhiễm BPA hoặc MP thải ra từ chai nhựa.

Tác động của chai nhựa với kinh tế

Mặc dù những nước phát triển sản xuất nhiều chai nhựa và các sản phẩm từ nhựa hơn những nước thu nhập thấp đến trung bình, nhưng 80 – 90% rác thải nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường lại đến từ các nước thu nhập thấp đến trung bình, đặc biệt là các nước Nam Á và châu Phi cận Sahara. Nguyên nhân là những nước phát triển như Bắc Mỹ, Newzealand, Nhật Bản có tiềm lực kinh tế để đối mặt với việc quản lý và sản lý rác thải nhựa, mà chủ yếu là chai nhựa.

Như vậy, việc sản xuất quá nhiều chai nhựa, trong dài hạn, sẽ trở thành gánh nặng về kinh tế khi phải xử lý các vấn đề liên quan đến rác thải. Chúng ta cần có những biện pháp để tái chế chai nhựa một cách an toàn. Và tái chế chai nhựa thành lọ hoa là một trong số đó. 

Tại sao phải tái chế chai nhựa?

Tái chế chai nhựa mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ:

  • Hạn chế ô nhiễm môi trường gây ra bởi các hóa chất có trong chai nhựa.
  • Giảm tải lượng rác thải rắn tại các bãi chôn lấp, tiết kiệm không gian cho những loại rác thải không có khả năng tái chế khác.
  • Tạo việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp. Họ có thể kiếm thêm thu nhập từ việc thu gom, phân loại hoặc vận hành dây chuyền tái chế chai nhựa trong các nhà máy.
  • Việc tái chế chai nhựa còn giúp tiết kiệm được năng lượng, tài nguyên tự nhiên (thành phần chính trong sản xuất nhựa chính là dầu mỏ – nguồn tài nguyên không thể tái tạo) và tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Còn vô số những lợi ích tiềm ẩn từ việc tái chế chai nhựa chưa được liệt kê. Tóm lại, đây là việc làm cần thiết nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Với mỗi một hành động nhỏ như phân loại rác thải và tái chế chúng thành những vật dụng có ích thay vì vứt đi, ta có thể bảo vệ môi trường sống khỏi những tác nhân gây ô nhiễm.

Cách tái chế chai nhựa thành lọ hoa cực kỳ đơn giản dễ làm

Có rất nhiều cách để tái chế chai nhựa, nhưng các bạn có thể tham khảo những gợi ý tái chế chai nhựa thành lọ hoa cực kỳ đơn giản dễ làm như dưới đây:

Cần chuẩn bị những vật liệu sau

  • Chai nhựa (Nên lựa chọn những chai có dung tích từ 1 – 2 lít)
  • Hạt đậu (Kích thước, màu sắc và hình dạng tùy chọn)
  • Dao rạch giấy, súng bắn keo và keo nến, thước kẻ, bút, sơn xịt (hoặc màu vẽ acrylic) màu tùy chọn
Chuẩn bị để tái chế chai nhựa thành lọ hoa tại nhà

Cách tiến hành

  • Bước 1: Dùng dao rạch giấy cắt bỏ phần cổ chai với đường kính tùy ý.
  • Bước 2: Dùng thước kẻ và bút để vạch các đường kẻ theo dọc thân chai.
  • Bước 3: Dùng súng bắn keo và keo nến để cố định các hạt đậu theo các đường kẻ vừa vẽ. 

  • Bước 4: Phun sơn (hoặc tô màu acrylic) và để màu khô tự nhiên.

Và đây là thành quả:

Một số ý tưởng tái chế sáng tạo từ chai nhựa khác

Hộp đựng thức ăn cho chim tái chế từ chai nhựa
Heo đất và chậu trồng cây dễ thương tái chế từ vỏ chai nhựa
Hộp đựng bút màu và khay đựng trang sức từ chai nhựa cũ
Đồ trang trí và cây thông noel từ chai nhựa cũ

Chủ đề