Lãi suất vay sacombank 2023

Tại thời điểm khảo sát vào ngày 5/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa cập nhật biểu lãi suất mới nhất.

Hình thức gửi tiết kiệm truyền thống

Phạm vi lãi suất hiện đang áp dụng trong khoảng 3,5%/năm - 6,3%/năm dành cho phân khúc khách hàng cá nhân, nhận lãi cuối kỳ.

Lãi suất vay sacombank 2023

Nguồn: Sacombank

Tại kỳ hạn 1 tháng, lãi suất ngân hàng Sacombank được điều chỉnh tăng thêm 0,2%/năm lên 3,5%/năm. Các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 2 - 3 tháng hiện đang được niêm yết tương ứng là 3,7%/năm và 3,8%/năm, tăng 0,1 - 0,2 điểm phần trăm so với hồi tháng 6.

Trong khi đó, lãi suất ngân hàng Sacombank đang đồng ấn định cho kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng là 4%/năm. Trường hợp khách hàng có khoản tiết kiệm tại các kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng được niêm yết lãi suất trong khoảng 5,2%/năm đến 5,8%/năm, lần lượt tăng từ 0,5%/năm đến 0,9%/năm.

Còn tại kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng, ngân hàng này duy trì mức lãi suất tiết kiệm là 6%/năm.

Ngoài ra, Sacombank quy định lãi suất cho các khoản tiền gửi tại kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng với các mức tương ứng là 6,1%/năm, 6,2%/năm và 6,3%/năm.

Trong trường hợp, khách hàng muốn tái tục tài khoản tiết kiệm có số dư dưới 100 tỷ đồng thì ngân hàng Sacombank vẫn sẽ dựa trên mức lãi suất được triển khai tại kỳ hạn 12 tháng, nhận lãi cuối kỳ. Lãi suất được ấn định cho các hình thức trả lãi khác cũng sẽ được quy đổi tương ứng dựa trên hình thức nhận lãi cuối kỳ.

Hình thức gửi tiết kiệm online

Cũng trong tháng này, biểu lãi suất cho hình thức gửi tiết kiệm online được điều chỉnh tăng tại nhiều kỳ hạn so với tháng 6. Khung lãi suất ngân hàng hiện đang được triển khai từ 3,8%/năm đến 6,8%/năm, nhận lãi cuối kỳ.

Nguồn: Sacombank

Vậy qua ghi nhận, ngân hàng Sacombank có mức lãi suất cao nhất hiện nay là 6,8%/năm dành cho tiền gửi online có kỳ hạn 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.

Ngoài hình thức tiết kiệm thường tại quầy và online, Sacombank còn tiếp tục triển khai đồng thời nhiều sản phẩm huy động tiền gửi khác.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng lãi suất điều hành mới vào ngày 23/9, các nhà băng bao gồm cả "nhóm Big4" hay các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đều có động thái điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn với mức tăng từ 0,1% - 2%, tại kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng nhiều ngân hàng đẩy lãi suất lên mức kịch trần 5%/năm. Còn tại kỳ hạn 6 tháng, một số ngân hàng huy động lên đến 7%/năm.

Chẳng hạn, với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất cao nhất do Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) niêm yết lên tới 7,0%; lãi suất Ngân hàng Đại dương (Oceanbank) niêm yết ở mức 6,4%; lãi suất Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) là 6,3%; lãi suất Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) là 6,1%...

Ngay đầu tháng 10, các ngân hàng thương mại thiết lập mặt bằng lãi suất mới.

Ngược lại, 4 ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietinbank, Vietcombank) có lãi suất thấp nhất kỳ hạn này, chỉ ở mức 4,7%. Trong khi đó, Agribank “nhỉnh” hơn chút khi huy động ở mức 4,8%/năm.

Ngoài kỳ hạn ngắn, nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh tăng lãi suất ở kỳ hạn 12 tháng. Tính đến đầu tháng 10, lãi suất dao động ở mức 5,6% - 7,45%/năm tuỳ từng ngân hàng, áp dụng cho tiền gửi tại quầy.

CBBank là nhà băng giữ vị trí 'quán quân' về mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm khi trả 7,45%/năm cho tiền gửi 12 tháng trực tiếp tại quầy. Ở vị trí thứ hai là SCB với mức huy động là 7,3%/năm. Tiếp đến là DongABank và BacABank là 7,2%/năm. Đang huy động ở mức 7%/năm có ngân hàng VietCapitalBank…

Đáng chú ý, trước đợt tăng lãi suất tiền gửi lần này, một số ngân hàng thương mại đã có nhiều lần tăng mạnh lãi suất huy động ở hầu hết kỳ hạn. Trong đó, đầu tháng 9, Sacombank, BacABank, SCB, Kienlongbank, Techcombank… đều đã tăng lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân thêm 0,2-0,4 điểm % ở hầu hết kỳ hạn. Trong khi đó, biểu lãi suất tại MBBank đầu tháng 9 còn được điều chỉnh tăng tới 0,2-0,95 điểm % tùy theo từng kỳ hạn.

Với DongABank, từ giữa tháng 3 đến nay, nhà băng này đã có tới 6 đợt tăng lãi suất, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tăng từ vị trí thứ 16 hồi đầu năm lên vị trí thứ 3 thị trường

Ghi nhận trong báo cáo mới nhất, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết tính tới ngày 14/9, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại tư nhân đã tăng lần lượt 0,44 điểm % và 0,51 điểm % so với cuối năm 2021.

Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng quốc doanh tăng chậm hơn đáng kể, lần lượt ở mức 0,03 điểm % và 0,07 điểm %.

Trong bối cảnh NHNN tăng mạnh lãi suất điều hành, các chuyên gia Chứng khoán VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những cuối năm này.

Các chuyên gia cho rằng, việc lãi suất tiết kiệm tăng, áp lực tăng lãi suất cho vay là khó tránh khỏi. Cho dù các ngân hàng tiết giảm chi phí như lời kêu gọi của NHNN thì cũng khó có thể giữ lãi suất cho vay ổn định. Bởi trong thời gian qua, các ngân hàng cũng đã tích cực giảm chi phí nên không thể giảm mạnh hơn nữa.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/10, ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc NHNN, 9 tháng qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là giá hàng hóa cũng như lạm phát ở nhiều quốc gia tăng rất cao và trong thời gian gần đây Fed – Ngân hàng Trung ương Mỹ đã liên tục tăng lãi suất điều hành để chống lạm phát.

Trong bối cảnh đó, để đối phó với lạm phát và giảm bớt tác động từ bên ngoài, ngân hàng trung ương các nước đã tăng mạnh lãi suất điều hành.

Về phía Việt Nam, trong 8 tháng năm 2022, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành và đến tháng 9, lần điều chỉnh gần đây nhất của Fed, NHNN có tăng một số mức lãi suất trần tiền gửi cho các ngân hàng thương mại. Mục tiêu của việc này là bảo đảm nhiệm vụ đặt ra từ đầu là ưu tiên cho kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm duy trì lãi suất thực dương cho lãi suất tiền gửi để hài hòa lợi ích của các bên tham gia trên thị trường tiền tệ.

Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng có thể tiếp tục duy trì thu hút tiền gửi và có nguồn tài chính cho vay, hỗ trợ cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Dù vậy, theo Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn, NHNN chỉ tăng lãi suất điều chỉnh và trần lãi suất tiền gửi, đồng thời giữ nguyên trần lãi suất cho vay. Đồng thời, NHNN cũng vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát để tiết giảm các chi phí hoạt động. Qua đó tạo điều kiện về mặt tài chính để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới.

TH