Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Khu ký túc xá (KTX) có tổng cộng 10 nhà, 6 nhà do Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng (B3, B5, B6, B7, B8, B13), 4 nhà do nhà nước đầu tư xây (B9, B10, B5B, B13B). B10 là tòa nhà cao nhất với 5 tầng, B5B, B13B có một tầng, các nhà còn lại có bốn tầng.  

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Nhà B13, 1 trong 10 nhà của ký túc xá ĐH Bách Khoa

Trong 10 nhà  có 4 nhà khép kín (B3, B6, B9, B10) và 6 nhà không khép kín (B5, B7, B8, B13, B5B, 

B13B). Theo dự định, tháng 11 này nhà B5 sẽ được sửa chữa thành các phòng khép kín.  

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Phòng kép kín của nam sinh viên Bách Khoa

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Phòng kép kín của nữ sinh viên Bách Khoa

KTX ĐH Bách Khoa có 435 phòng với 4.300 sinh viên nội trú, nữ chiếm 1.000/4.300 em. Năm ngoái KTX đón 1.000/4.000 sinh viên nhập học vào ở, năm học này vẫn tiếp nhận được 1.000 em nhưng trên gần 6.000 sinh viên năm thứ nhất.  

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Khu vệ sinh của phòng kép kín

Sinh viên được ưu tiên ở KTX là các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, người ở vùng sâu, vùng xa, tỉnh xa. Nhà trường có chính sách vận động sinh viên năm cuối ra ngoài ở để lấy chỗ cho các em sinh viên năm thứ nhất vừa bỡ ngỡ nhập học. Từ năm thứ 4-5, hầu như chỉ những sinh viên thuộc diện chính sách được ở lại KTX.    

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

 Tủ đựng đồ của sinh viên phòng kép kín

Mỗi phòng ký túc có 10 người, giá phòng chia làm 3 mức: phòng không kép kín: 80.000 đồng/sinh viên/tháng; phòng khép kín đầu tư ít: 100.000 đồng/sinh viên/tháng; phòng khép kín có trang bị tủ để đồ, bàn: 120.000 đồng/sinh viên/tháng. Điện giá 1.600 đồng/số, nước 10.000 đồng/tháng (khoảng 3-3,5m3). Gần như tất cả các phòng đều được lắp đặt mạng Internet cáp đồng. Sắp tới KTX sẽ kết hợp với một công ty viễn thông để cung cấp Wiffi cho sinh viên.    

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Sinh viên Lê Khả Long

Sinh viên Lê Khả Long, lớp Kỹ thuật tàu thủy năm thứ 2, cho biết: “Điều kiện sinh hoạt của ký túc xá tốt, giá cả lại phải chăng. Nội quy ở đây thì rất nghiêm, mọi người đều tuân thủ và sống vui vẻ, hòa đồng với nhau”.   

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Phòng nam ở khu vệ sinh chung

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Phòng nữ ở khu vệ sinh chung

Sinh viên nội trú có sân bóng đá (B9), sân bóng chuyền, bóng rổ (B7) và các sân chơi cầu lông, đá cầu. Trường có kế hoạch trong thời gian  tới sẽ đầu tư sân cỏ nhân tạo phục vụ sinh viên. Sinh viên được chơi thể thao từ 4g30-6g chiều các ngày trong tuần và cả ngày thứ 7, chủ nhật với mức giá ưu đãi.

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Hàng hiên là nơi sinh viên phơi quần áo đón nắng.

Bên cạnh đó, KTX còn có câu lạc bộ Văn hóa với phòng tự học, phòng hội thảo, phục vụ sinh viên nội trú, KTX cũng như các khoa viện khác tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ.  

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Khu vệ sinh chung

Cả chục năm nay KTX đều thuê công ty vệ sinh dọn dẹp, làm sạch khu vệ sinh, hành lang, cửa 2 lần/ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ.    

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

Nhà tắm ở khu vệ sinh chung, mỗi phòng một nhà tắm

Ban ngày KTX có cán bộ quản lý, đêm có đội thanh niên xung kích trực giữa cửa ra vào, cứ 11 giờ đêm là đóng cửa. Ở cổng ngoài cũng có bảo vệ. 

Ký túc xá bách khoa hà nội có tốt không

 Thầy Phạm Thanh Nghì - giám đốc Trung tâm Quản lý KTX cho biết: “KTX quản lý sinh viên trên tinh thần giáo dục, thuyết phục là chính. Sinh viên bị lập biên bản đến lần thứ 3 chứng tỏ cố ý, không chịu tu dưỡng, rèn luyện sẽ bị đuổi ra ngoài, dành chỗ cho những người chấp hành nội quy”.

Ký túc xá luôn thiếu phòng cho sinh viên, nhưng lại có chỗ cho cả hộ gia đình thuê. Sinh viên phải mua bảo hiểm y tế mới được quay lại thuê phòng KTX... Đó là những điều vô lý đang hiển hiện tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Năm học này đánh dấu sự khởi đầu bằng những tấm gương đầy nghị lực của các Thủ khoa nghèo về vật chất, nhưng giàu về nghị lực và trí tuệ. Những tấm gương ấy làm nhiều người cảm động đến rơi nước mắt, nhưng không biết họ có rơi vào cảnh ngộ khó khăn chung của những sinh viên nghèo cầu mong có được một chỗ ở trong Ký túc xá...

Trường ĐH Bách Khoa HN là một trường có nhiều thủ khoa như thế. Những sinh viên nghèo như các thủ khoa nói trên, trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn của mình với hoàn cảnh giá cả hiện nay chỉ mong có được một chỗ ở trong Ký túc xá để tiết kiệm được một khoản tiền và yên tâm học hành.

Thế nhưng xem ra, những chuyện xảy ra trong Ký túc xá của trường ĐH Bách Khoa danh tiếng này lại không chiều“ theo ý nguyện hết sức đơn giản và chính đáng  đó.

Thiếu phòng cho sinh viên, nhưng vẫn có phòng cho... cả hộ gia đình 

Gần đây, theo phản ảnh của các bạn sinh viên, Ký túc xá ĐH Bách khoa có nhiều việc xảy ra khiến không ai hiểu nổi.

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: [email protected]

Đa phần các nhà trong khu ký túc xá Bách khoa hiện nay xuống cấp nghiêm trọng. Sinh viên phải sống trong điều kiện hết sức chật chội và mất vệ sinh. Không có đủ không gian cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và học tập. Tuy vậy, với tình hình giá cả leo thang hiện nay, ngày càng nhiều sinh viên muốn được vào ký túc xá sống để giảm phần lo toan cho bố mẹ ở nhiều vùng quê, mọi thứ chi tiêu chỉ chắt chiu trông vào hạt lúa.

Trong điều kiện nhu cầu chỗ ở của sinh viên tăng cao như vậy thì Trường ĐH Bách khoa đã làm gì với KTX của mình ?

Theo phản ảnh của sinh viên, ba khu nhà tiện nghi nhất, mới nhất hiện nay là nhà B10, B3, và B6 có nhà vệ sinh khép kín - còn các khu nhà khác là vệ sinh chung - được san sẻ cho người ngoài, kể cả các hộ gia đình thuê. Cũng theo sinh viên sống ở các khu đó, việc này diễn ra từ năm học 2007 - 2008. Và hiện nay vẫn tiếp diễn cách kinh doanh không đúng mục đích như vậy.

Thật kỳ lạ và không thể giải thích nổi tình trạng những dãy phòng của khu ký túc xá như vậy lại hiển nhiên tồn tại cả những người lạ, không phải sinh viên, những hộ gia đình có cả người già và trẻ em sinh sống cùng, dù KTX được nhà nước cấp kinh phí xây dựng là để phục vụ sinh viên.

Tiếp xúc với chúng tôi, có bạn sinh viên bức xúc: chúng em đã có phản ảnh, cả trực tiếp lẫn gián tiếp với nhà trường, nhưng các bạn sinh viên nghèo vẫn không có chỗ ở, còn Ký túc xá thì lại thừa phòng tốt để cho người ngoài thuê. Chúng em thật không hiểu nhà trường nghĩ gì mà có sự phân biệt đối xử vô lý như vậy ...

Hàng trăm sinh viên phải lang thang vạ vật suốt hai ngày

Nhân tiện, những người ghi chép cho bài viết này còn nhận được phản ánh về sự phục vụ sinh viên một cách kỳ lạ của ĐH Bách Khoa HN qua những sự việc rất bức xúc khác.

Theo kế hoạch của trường, tuần đầu tiên của học kỳ một bắt đầu vào thứ 2 ngày 18 tháng 08. Và lịch mở cửa KTX để sinh viên dọn vào ổn định chỗ ở là hai ngày thứ bảy - CN trước đó 16 -17/08. Thế nhưng theo các bạn sinh viên, đa phần trong tổng số hơn 700 sinh viên sống trong nhà B10 đã hết sức ngỡ ngàng và lo lắng khi Ban quản lý KTX cương quyết không cho các em quay trở lại chỗ ở của mình bằng nhiều lý do khác nhau.

Số sinh viên nói trên đã phải lang thang vạ vật trong suốt hai ngày , và cho đến khi buổi học đầu tiên của năm học mới đã bắt đầu, họ vẫn chưa được quay về, ổn định chỗ ở để học tập.

Có bảo hiểm y tế mới được ở KTX (?)

Chuyện chưa dừng lại ở đó, khi các sinh viên làm thủ tục đăng ký vào lại chỗ ở của mình từ trước, thì Ban quản lý KTX lại đưa ra một yêu cầu hết sức kỳ quặc: Chỉ những sinh viên nào đã mua bảo hiểm y tế mới được vào KTX .

Rõ rằng , đây là hai việc khác nhau, của hai cơ quan khác nhau, và việc mua bảo hiểm y tế là tự nguyện. Vậy tại sao Ban quản lý KTX lại đưa ra những yêu cầu phi lý như trên?

Cố gắng phản ảnh tình hình vô lý đó lên các phòng, ban chức năng nhà trường nhưng không được giải quyết, các sinh viên nghèo trong KTX phải gửi thẳng đơn lên Ban giám hiệu, đến ngày thứ hai việc gây khó dễ cho sinh viên mới tạm dừng lại.

Những câu chuyện tồn tại nhiều năm ở ĐH Bách Khoa vẫn âm ỉ, nhất là những nơi như Phòng đào tạo (đã không ít lần lên báo ), Trung tâm quản lý KTX... gây sự bức xúc không nhỏ cho sinh viên nhiều khoá liên tiếp không biết đến bao giờ mới được giải quyết triệt để.

Hay phải chăng, như thừa nhận của GS. Nguyễn Trọng Giảng khi còn là Hiệu phó, trong lần trả lời báo Dân trí về hiện tượng thiếu phòng ốc cho học tập, nghiên cứu nhưng vẫn có chỗ thoải mái cho đại gia Ngân hàng thuê thì ông ta đã trả lời : Đứng về mặt quản lý Nhà nước, tôi thừa nhận việc làm đó là không đúng lắm nhưng rồi tình hình vẫn đâu vào đấy, chưa hề được rút kinh nghiệm và chấn chỉnh!? 

Quốc Minh

LTS Dân trí - Bài viết trên đây phản ảnh nhiều điều bất bình của sinh viên về tình hình quản lý lộn xộn và sử dụng không đúng mục đích của Ký túc xá Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ đấy đã gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên và đặt ra những đòi hỏi vô lý đối họ (như chuyện phải mua thẻ bảo hiểm y tế mới được nhận lại chỗ ở Ký túc xá).