Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành gì

Tốc độ “đô thị hóa” gia tăng là nền tảng cho lĩnh vực xây dựng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm qua. Nhu cầu thiết kế, xây dựng mới ở các cơ sở y tế, giáo dục, giải trí, nhà ở cá nhân,… ở trong nước vẫn luôn sôi động. Để biết ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng là gì? ngành xây dựng bao gồm những gì, bạn có phù hợp để theo học hay không? Ra trường làm tại những vị trí nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây và đưa ra những quyết định của mình nhé!

Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng học gì?

Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực thiết kế, giám sát tổ chức thi công, thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình, dự toán và định giá xây dựng,…cho các công trình xây dựng như: bệnh viện, trường học, trung tâm giải trí, nhà ở,…

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về: Cơ học kết cấu, Địa chất công trình, Vật liệu xây dựng, Cấu tạo kiến trúc, Kết cấu bê tông cốt thép, Kỹ thuật thi công, Tin học trong phân tích kết cấu,… Bên cạnh đó, người học cũng được trau dồi kỹ năng tổ chức và quản lý xây dựng, kỹ thuật xây dựng và những kỹ năng “mềm” khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, tính chuyên nghiệp và giá trị đạo đức trong nghề xây dựng..

Thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” trong ngành Xây dựng

Khi đất nước ngày càng chú trọng mở cửa hội nhập, hợp tác kinh tế với các quốc gia bên ngoài thì Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng là một trong những ngành học được đánh giá là có nhiều triển vọng trong tương lai. Kinh tế Việt Nam đang phát triển không ngừng kéo theo sự ra đời của nhiều công trình kiến trúc đẹp, hiện đại. Do đó, nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư, kỹ sư công trình, kỹ sư xây dựng,… của các doanh nghiệp, nhà thầu cũng tăng lên.

Báo cáo của Tổng Hội Xây dựng về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng của ngành Xây dựng cho thấy cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp với khoảng 4 triệu lao động nhưng số lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn chưa nhiều. Bằng chứng là nhiều công trình xây dựng vẫn “thuê” người thiết kế, giám sát hay quản lý từ bên ngoài. Đây là lí do khiến nhiều nhà thầu trong nước không thể cạnh tranh được với các nhà thầu lớn của nước ngoài tại các dự án quan trọng.

Chuẩn bị hành trang vững vàng để bước chân vào thị trường lao động

Để nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp để tham gia vào thị trường lao động khối cộng đồng chung ASEAN và quốc tế, cử nhân ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng cần trang bị nhưng kiến thức và kỹ năng cơ bản như:

– Kiến thức về vật lý kỹ thuật, toán ứng dụng, các phần mềm thiết kế chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

– Kỹ năng lập hồ sơ dự thầu, lập dự toán, chỉ đạo thi công công trình,…

– Tính toán kết cấu cho công trình, triển khai ý tưởng bản vẽ

– Thiết kế một thành phần, hệ thống hay một quá trình đáp ứng được yêu cầu

– Ứng dụng các các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết

– Tiếng Anh chuyên ngành thành thạo

– Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với đồng nghiệp và khách hàng

Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường, Cử nhân ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng có thể làm việc tại các vị trí sau: Kỹ sư thiết kế công trình xây dựng, Tư vấn viên lập biện pháp thi công công trình, Quản lý dự án xây dựng, Tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, Chuyên viên thẩm tra, Thành viên đoàn khảo sát các dự án xây dựng,…

Với 2 chuyên ngành: Xây Dựng Cầu Đường và Công nghệ Quản lý Xây dựng, Đại học Duy Tân luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo cùng những kỹ năng thực hành cần thiết cho sinh viên. Chương trình tiên tiến của ngành Kiến trúc và Xây dựng tại Đại học Duy Tân có sự hợp tác với ĐH Bang California ở Fullerton – trường lớn nhất hệ thống ĐH Bang California và trường Cal Poly, San Luis Obispo là 1 trong 5 trường xếp hàng đầu Mỹ về đào tạo ngành Kiến trúc ở bậc đại học.

Hiện có rất nhiều trường Đại học trong nước đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng: Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Đại Học Kiến Trúc Tp. HCM, Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân,…

Chúc các bạn có những lựa chọn cơ sở đào tạo uy tín và phù hợp để phát huy đam mê nghề nghiệp của bản thân!

Nhiều người cho rằng ngành xây dựng đã thoái trào vì quỹ đất có hạn và cơ sở hạ tầng ở cách thành phố lớn đã cơ bản hoàn thiện. Nhận định trên không hoàn toàn đúng vì ngành kỹ thuật xây dựng đang phát triển theo hướng bảo trì, xây dựng các công trình vui chơi, giải trí. Vì thế các sĩ tử 2k3 đam mê ngành học này đừng quá lo lắng. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của các em vẫn còn rất nhiều.

Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành gì
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là gì? Thông tin ngành Kỹ thuật xây dựng cho sĩ tử 2k3

Mục lục

1. Khoa Kỹ thuật xây dựng là gì?

Ngành kỹ thuật xây dựng, hay còn gọi là ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng bao gồm các công việc sau:

  • Tư vấn công trình.
  • Thiết kế và thi công công trình.
  • Quản lý và giám sát quá trình thi công.
  • Nghiệm thu công trình.
  • …v…v…v…

Để có thể thành tạo các công việc trên, sinh viên cần nắm vững các nội dung lý thuyết dưới đây:

  • Kiến thức toán thực tế, toán ứng dụng
  • Kiến thức vật lý, đặc biệt là vật lý kỹ thuật.
  • Cách sử dụng phần mềm thiết kế
  • Cấu trúc của các công trình cũng như các loại hình công trình.
  • Các phương pháp xây dựng kết cấu địa tầng.
  • …v…v…v…

2. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông làm gì?

Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành gì
Công việc của kỹ sư kỹ thuật xây dựng

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một chuyên ngành nhỏ thuộc ngành kỹ thuật xây dựng. Và theo như tên gọi, ngành này sẽ đào tạo sinh viên các kỹ năng cũng như kiến thức xoay quanh các công trình giao thông.

Ngành học này yêu cầu sinh viên nắm chắc các kiến thức về:

  • Thiết kế đường
  • Nghiệm thu công trình
  • Kiến thức về các cấu trúc bê tông cốt thép

Ngoài ra, ngành này cũng đòi hỏi sinh viên phải nhạy bén, nhanh nhạy, quan sát tốt để có thể thiết kế các công trình phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng vùng, từng địa phương.

3. Tố chất để trở thành kỹ sư xây dựng

  • Đam mê và yêu thích với ngành. Công việc được làm với tâm huyết và đam mê cháy bỏng sẽ dễ dàng đạt được sự thành công
  • Có khả năng chịu áp lực cao
  • Học khá giỏi các môn khối tự nhiên
  • Làm việc nhóm tốt
  • Thích vẽ vời, thiết kế, mày mò
  • Sáng tạo
  • …v…v…v…

Các thông tin đào tạo của ngành Kỹ thuật xây dựng cơ bản

Bạn đang không biết: “Ngành kỹ thuật xây dựng thi khối nào?”, “Ngành Ngành kỹ sư xây dựng lấy bao nhiêu điểm?”, hay “Ngành kỹ sư xây dựng học trường nào tốt ?” đúng không?

Đừng lo! ESA sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bảng dưới đây:

Trường đào tạo Khối thi Điểm chuẩn Đại học Kiến Trúc TPHCM A00, A01, V00, V01 19,7 Đại học Công Nghệ Đông Á Hà Nội A00, A01, A02, D01 16 – 18 Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM A00, A01, D01 19,5 Đại học Xây dựng A00, A01, D07, D29 19 Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM A00, A01 21.25 Đại học Công nghệ TPHCM A00; A01; C01; D01 16 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM A00, A01, D01, D90 21,3 Đại học Tôn Đức Thắng A00, A01, C01 27,4 Đại học Công nghệ TP. HCM A00; A01; C01; D01 16 Đại học Bách Khoa Đà Nẵng A00, A01 20

Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành gì
Các em điền thông tin tại form đăng ký nếu cần thêm các thông tin về chương trình đào tạo

1. Ngành Kỹ sư xây dựng học những gì?

Năm học Khối đào tạo Môn học Năm 1 Khối đại cương

  • Lý luận chính trị.
  • Khoa học tự nhiên và tin học.
  • Tiếng Anh.
  • Giáo dục quốc phòng.
  • Giáo dục thể chất. Năm 2 Khối ngành
  • Qúa trình hóa sinh trong kỹ thuật mỗi trường.
  • Giới thiệu về kỹ thuật khoa học.
  • Sức bền vật liệu.
  • Địa chất công trình.
  • …v…v…v… Năm 3 Khối chuyên ngành
  • Thủy lực công trình.
  • Kỹ thuật môi trường.
  • Thiết kế bê tông cốt thép.
  • Kỹ thuật nền móng.
  • …v…v…v… Năm 4 Khóa luận tốt nghiệp
  • Thực tập tốt nghiệp
  • Đồ án tốt nghiệp

2. Ngành Kỹ sư xây dựng học mấy năm?

Thông thường, sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng sẽ cần khoảng 4,5 – 5 năm để hoàn thành chương trình đại học với tấm bằng kỹ sư. Nếu tiếp tục học lên, các em sẽ mất khoảng 2 năm cho chương trình thạc sĩ, và 3 – 5 năm cho chương trình tiến sĩ. So với các ngành thuộc khối Kinh tế thì ngành kỹ thuật xây dựng có nhiều môn học hơn, kiến thức cũng khó hơn và nặng hơn một chút.

Tương lai của ngành Kỹ sư xây dựng

1. Thị trường ngành Kỹ sư xây dựng

Theo khảo sát của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng), năng lực và tác phong chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự ngành Xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6, 7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành..

Như vậy sinh viên học trong ngành này sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm nếu được trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, tố chất cần thiết.

2. Ngành kỹ sư xây dựng học xong ra làm gì?

Một số vị trí bạn có thể đảm đương sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng:

  • Kỹ sư giám sát: công việc này yêu cầu kỹ sư chuyên về lĩnh vực giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng hơn. Thông thường, các kỹ sư giám sát sẽ làm việc cho các tập đoàn,công ty tư vấn. Và họ sẽ không chỉ tư vấn cho các công trình công nghiệp, dân dụng mà còn được tư vấn cho cơ quan nhà nước.
  • Giảng viên đại học đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng.
  • Kỹ sư quản lý chất lượng chịu trách nhiệm với chất lượng của công trình, cơ sở vật chất,.. và chịu toàn toàn mọi trách nhiệm khi có lỗi an toàn xảy ra.
  • Kỹ sư thiết kế, thi công: chịu trách nhiệm thiết kế, thi công các công trình dự án, công trình dân dụng.
  • Nếu bạn có tấm bằng quốc tế, hay những chứng chỉ cao cấp, bạn có khả năng trở thành các chuyên viên tư vấn về các lĩnh vực: thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, thẩm tra thiết kế tại các tập đoàn và công ty xây dựng.
  • Sau khi có kinh nghiệm dày dặn, các em có thể mở công ty riêng về giám sát, thi công dự án.

3. Lương bổng

Mức lương trung bình của ngành Kỹ thuật xây dựng sẽ tương ứng với trình độ học vấn, kỹ năng và vị trí làm việc, cụ thể là:

  • Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, không kinh nghiệm: mức lương sẽ rơi vào tầm khoảng 5 đến 7 triệu đồng/tháng.
  • Sinh viên mới ra trường nhưng làm việc trong các nhà xưởng, với điều kiện làm việc khổ vất vả và áp lực nhiều hơn: mức lương rơi vào tầm khoảng 6 – 8 triệu đồng/ tháng.
  • Sau 2 năm kinh nghiệm, các em sẽ làm việc ở vị trí giám sát công trình với kinh nghiệm từ trên 2 đến 5 năm, mức lương sẽ trong khoảng từ tối thiểu 8 đến 12 triệu đồng/ tháng.
  • Sau 3 – 4 năm kinh nghiệm, các em sẽ làm việc ở vị trí chuyên viên tư vấn ở các doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn nước ngoài, mức lương sẽ rơi vào tối thiểu 15 đến 20 triệu đồng/ tháng.

Lời kết

Tổng kết lại, ngành Kỹ thuật xây dựng là một ngành học có cơ hội việc làm lớn, có mức lương ổn, và bạn hoàn toàn có thể tiến xa hơn trong công việc. Nếu cảm thấy thích thú với ngành này hãy tự tin đăng ký nguyện vọng nhé. Chỉ cần đam mê và cố gắng thất nghiệp, lương thấp không bao giờ gọi tên chúng ta đau. Chúc các em học tập tốt!