Blatant breach có nghĩa là gì ấy nhỉ năm 2024

100% found this document useful (1 vote)

337 views

400 pages

Original Title

[ThichTiengAnh.com] Cấu Tạo Từ Tiếng Anh Căn Bản _ Cách Dùng - The Windy

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

100% found this document useful (1 vote)

337 views400 pages

(ThichTiengAnh.com) Cấu Tạo Từ Tiếng Anh Căn Bản - Cách Dùng - The Windy

Jump to Page

You are on page 1of 400

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Blatant breach có nghĩa là gì ấy nhỉ năm 2024

Bối cảnh vụ kiện – Chỉ định trọng tài viên – Liên lạc riêng giữa trọng tài viên và đại diện Slovenia – Hệ quả pháp lý – Croatia phủ nhận các phán quyết

Ngày 29 tháng 6 năm 2017 Toà trọng tài được thành lập theo Thoả thuận giữa Croatia và Slovenia đã ra phán quyết cuối cùng trong một vụ việc liên quan đến tranh chấp biên giới và biển giữa hai nước. Thoả thuận trọng tài được ký năm 2009 này quy định ở Điều 3 rằng Toà trọng tài sẽ xác định đường biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước, quyền tiếp cận biển cả của Slovenia và quy chế sử dụng các vùng biển giữa hai nước. Toà trọng tài được thành lập vào năm 2012 nhưng đến năm 2015 đã có sự cố liên quan đến tính trung lập và độc lập của một trong tài viên. Đây là một tình huống rất hi hữu trong giải quyết tranh chấp quốc tế khi trọng tài viên/thẩm phán không giữ được tính trung lập và độc lập của mình.

1. Chỉ định trọng tài viên

Theo Điều 2 của Thoả thuận trong tài, Toà trọng tài sẽ có 05 thành viên. Croatia và Slovenia sẽ cùng nhau chỉ định Chủ toạ và hai trọng tài viên, và mỗi bên sẽ chỉ định thêm một trọng tài viên. Khi được chỉ định và chấp nhận chỉ định, trọng tài viên sẽ ký Thoả thuận chỉ định trọng tài (Terms of Appointment), trong đó có Mục 9.1 quy định rằng “Các bên không được có bất kỳ liên hệ bằng văn bản hay lời nói nào với thành viên của Toà trọng tài một cách thiên vị (ex parte) liên quan đến nội dung của vụ kiện hoặc bất kỳ vấn đề thủ tục nào liên quan đến tiến trình tố tụng.” Tiến trình tố tụng sẽ được thực hiện theo Quy tắc tuỳ chọn của PCA (PCA Optional Rules).

Trọng tài viên trong vụ việc này gồm 05 người. Ban đầu khi mới thành lập năm 2012 Toà bao gồm: cựu Thẩm phán Toà ICJ Gilbert Guillaume (người Pháp, Chủ toạ), GS Vaugham Lowe (người Anh), cựu Thẩm phán Toà ICJ Bruno Simma (người Đức), TS. Jernej Sekolec (người Slovenia, do Slovenia chỉ định) và cựu Thẩm phán Toà ITLOS Budislav Vukas (người Croatia, do Croatia chỉ định). Tất cả các thủ tục tranh tục đã được thực hiện bao gồm nộp bản tranh tụng viết, điều trần và chỉ định chuyên gia, từ tháng 06/2014 Toà bắt đầu thủ tục xem xét cuối cùng trước khi đưa ra phán quyết – xem xét kín. Hơn một năm sau đó, ngày 09/7/2015 Toà thông báo phán quyết sẽ được đưa ra vào thàng 12/2015.

Tuy nhiên, vào tháng 4/2015 xảy ra sự việc Croatia cáo buộc Slovenia biết trước nội dung phán quyết theo sau bằng chứng cho thấy trọng tài viên TS. Jernej Sekolec do Slovenia chỉ định đã có liên lạc với đại diện của Slovenia. Đặc biệt, ngày 22/7/2015, báo chí Serbia và Croatia đăng bản bóc băng một cuộc hội thoại được cho là giữa hai người trên. Sau đó, đại diện của Slovenia đã từ chức, và nước này chỉ định cựu Thẩm phán Toà ICJ Ronny Abraham (người Pháp) thay thế (một tuần sau, ông này sau đó cũng từ chức). Lý do Ronny Abraham từ chức không được tiết lộ (nếu không từ chức Toà trọng tài sẽ có hai trọng tài viên là người Pháp).

Sau đó vài ngày, cựu Thẩm phán Toà ITLOS Budislav Vukas do nước này chỉ định cũng từ chức, có vẻ với cùng lý do mà Croatia đã yêu cầu chấm dứt vụ kiện trọng tài này. Để có đầy đủ thành viên, Đại sứ Rolf Einar Fife (người Na Uy) và GS Nicolas Michel (người Thuỵ Sĩ) được chỉ định tham gia vào Toà. Croatia yêu cầu chấm dứt tiến trình trọng tài, trong khi Slovenia đề nghị tiếp tục để Toà trọng tài xem xét vụ việc. Toà trọng tài đã ra một phán quyết để giải quyết vấn đề này – phán quyết ngày 30/6/2016.

2. Liên lạc giữa trọng tài viên TS Jernej Sekolec và đại diện của Slovenia

Từ tháng 04/2015 Croatia đã có cáo buộc chống lại Slovenia. Ngoại trường Slovenia trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình nước này vào ngày 07/01/2015 và 22/4/2015 đã nói rằng ông có “thông tin không chính thức” rằng Toà trọng tài sẽ khẳng định quyền tiếp cận biển cả của Slovenia – một trong ba vấn đề chính trong vụ kiện này. Ngày 05/5/2015 Toà thể hiện quan ngại sâu sắc về việc có thể một bên đã có kênh riêng tiếp cận thông tin bí mật về tiến trình xem xét kín của Toà và nhắc nhở các bên về nghĩa vụ ở Mục 9.1 Thoả thuận chỉ định trọng tài. Toà nhấn mạnh, “việc bảo vệ tính bí mật của tiến trình xem xét kín cho đến khi phán quyết được công bố là vấn đề được ưu tiên cao nhất.” Toà sẽ xem xét lại quy trình của chính mình và yêu cầu PCA xem xét lại quy trình của bộ phận thư ký để bảo đảm tính bí mật trên.

Tuy nhiên sau đó vào ngày 17/6/2015 Ngoại trưởng Slovenia lại có phát biểu và nói rằng “có vẻ như Toà trọng tài sẽ đợi cho đến sau khi kết thúc bầu cử [ở Croatia để công bố phán quyết]”. Mặc dù Slovenia cho rằng câu nói trên đã bị tách khỏi bối cảnh cuộc phỏng vấn, nhưng Croatia vẫn lo ngại rằng Slovenia có kênh thông tin về hoạt động xem xét kín của Toà.

Đỉnh điểm của vụ việc này là vào ngày 22/7/2015, báo chí Serbia và Croatia đã đưa bản bóc băng và băng ghi âm một cuộc hội thoại được cho là giữa trọng tài viên do Slovenia chỉ định TS Jernej Sekolec và một trong hai đại diện của Slovenia là bà Simona Drenik. Cuộc hội thoại được cho là vào ngày 15/11/2014 và ngày 11/7/2015. Không có thông tin về nguồn gốc, ai ghi âm và cung cấp cho báo chí.

Nội dung của cuộc hội thoại bao quát nhiều vấn đề, gồm (i) cung cấp thông tin về các thảo luận, kết luận tạm thời của Toà trong quá trình xem xét kín, (ii) cơ hội có thể tác động vào thành viên của Toà trong quá trình xem xét kín một cách riêng tư, và (iii) bà Simona Drenik cung cấp một số tài liệu cho TS Sekolec. Nội dung chi tiết của cuộc hội thoại cho thấy hai người thảo luận rất kỹ về từng thành viên, bao gồm cả tính cách, quan điểm và cách thức tiếp cận để ảnh hưởng đến họ!

Một ngày sau đó, ngày 23/7/2015, TS Jernej Sekolec từ chức. Ngày 26/7/2015 Slovenia thể hiện “lấy làm tiếc sâu sắc” về những thông tin trên báo chí Croatia và thông báo đại diện của nước này bà Simona Drenik đã từ chức.

Ngày 30/7/2015, Croatia gửi công hàm cho Slovenia thông báo nước này cho rằng đã có vi phạm nghiêm trọng Thoả thuận trọng tài giữa hai nước và theo Điều 60(1) Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế Croatia tuyên bố huỷ bỏ Thoả thuận trọng tài. Nói cách khác, Croatia yêu cầu giải tán Toà trọng tài và chấm dứt tiến trình tố tụng. Slovenia không đồng ý chấm dứt Thoả thuận trọng tài.

Slovenia thừa nhận đại diện của mình bà Simona Drenik có thông tin từ trọng tài viên TS Sekolec về “(a) quan điểm của ông này về thái độ và quan điểm của các trọng tài viên khác trong quá trình xem xét kín của Toà; và (b) dự thảo tóm tắt lập luận của hai bên do PCA chuẩn bị”. Slovenia nhấn mạnh thêm rằng các cơ quan chức năng của nước này không chỉ đạo hay cho phép bất kỳ liên lạc nào giữa TS Sekolec và bà Drenik. Nước này cho rằng bà Drenik đã vượt thẩm quyền và ngầm cho rằng hành vi của bà không thể quy trách nhiệm cho Slovenia mà là một hành vi cá nhân.

Blatant breach có nghĩa là gì ấy nhỉ năm 2024

Toà trọng tài với 05 thành viên trong buổi đọc Phán quyết cuối cùng ngày 29/6/2017. Nguồn: PCA website.

3. Hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm của TS Jernej Sekolec đến tiến trình xét xử của Toà

Hai vấn đề pháp lý chính được đặt ra là: liệu Toà trọng tài có nghĩa vụ và năng lực để tiếp tục tiến trình xét xử và liệu giá trị pháp lý của việc Croatia đơn phương huỷ bỏ Thoả thuận trọng tài.

3.a. Về vấn đề Toà có tiếp tục tiến trình xém xét vụ kiện

Hai bên không phủ nhận tính xác thực của các đoạn bóc băng và ghi âm giữa TS Sekolec và bà Drenik. Theo Điều 6(1) và Quy tắc tuỳ chọn của PCA, tất cả trọng tài viên phải giữ tính trung lập và độc lập (impartiality or independence) bất kể họ được bên nào chỉ định. Mục 3.4 của Thoản thuận chỉ định trọng tài quy định “thành viên của Toà trọng tài phải và sẽ giữ tính trung lập và độc lập với các Bên”. Mục 9.1 yêu cầu không có liên hệ thiên vị (ex parte communications) giữa trọng tài viên và một bên. Theo Toà, hành vi của TS Sekolec và bà Drenik đã “vi phạm trắng trợ” các quy định trên.

Toà cho rằng hành vi của TS Sekolec đã có tác động bất lợi về thủ tục với Croatia, nhưng tác động đó không quá lớn về thực chất. TS Selekoc chỉ nhấn mạnh đến một số bằng chứng, lập luận mà đã được đưa ra trong bản tranh tụng nói hay phiên điều trần. Nói cách khác, TS Sekolec không đưa thêm thông tin gì mới vào quá trình xem xét của Toà. Để bảo đảm không có nghi ngờ về tác động của TS Sekolec, Toà quyết định mọi quan điểm của ông sẽ không được xem xét đến tại Toà với thành viên mới. Theo đó tiến trình xem xét sẽ bắt đầu lại từ đầu, bỏ qua mọi ý kiến, quan điểm mà TS Sekolec đã đưa ra trước đó khi là thành viên của Toà. Toà còn có thể mở lại phiên điều trần để mỗi bên có cơ hội thể hiện quan điểm thêm. Như vậy, hành vi vi phạm của TS Sekolec không có tác động nhiều đến việc tiếp tục xem xét vụ kiện của Toà trọng tài.

3.b. Về việc chấm dứt hiệu lực Thoả thuận trọng tài theo Điều 60 Công ước Viên

Croatia viện dẫn Điều 60 để chấm dứt hiệu lực của Thoả thuận trọng tài bởi vì nước này cho rằng hành vi của TS Sekplec và đại diện của Slovenia bà Denrik đã vi phạm nghiêm trọng Thoả thuận này. Tuy nhiên, mặc dù Toà kết luận rằng hành vi của hai người trên đã vi phạm trắng trợ (blatant violation) nhiều quy định, nhưng không phải là một “vi phạm nghiêm trọng” (material breach) theo nghĩa ở Điều 60. Do đó, Thoả thuận trọng tài không thể bị huỷ bỏ và tiếp tục có hiệu lực là cơ sở pháp lý cho thẩm quyền của Toà trọng tài.

3.c. Chi phí phát sinh

Trong phán quyết ngày 30/6/2016 Toà tuyên bố Slovenia phải nộp trước chi phí phát sinh cho việc kéo dài thời gian xem xét so với kế hoạch ban đầu. Đến phán quyết cuối cùng, Toà tuyên bố chi phí sẽ chia đều cho hai bên theo đúng Thoả thuận trọng tài năm 2009, do hai bên không có ý kiến khác. Điều này có nghĩa là Croatia và Slovenia đã có thoả thuận riêng về việc Croatia không yêu cầu Slovenia phải chịu chi phí phát sinh hoặc cũng có thể việc kéo dài thời gian không tạo ra chi phí mới quá lớn cho hai bên. Việc kéo dài thời gian có thể phát sinh chi phí cho (i) hai trọng tài viên mới và (ii) tổ chức các cuộc họp xem xét kín của Toà, và (iii) chi phí cho ban thư ký của PCA. Chi tiết về chi phí của toàn bộ vụ kiện này không được công khai, tương tự như các vụ kiện khác trước đây.

4. Croatia phủ nhận các phán quyết của Toà trọng tài

Ngay sau khi phát sinh sự kiện ngày 22/7/2015 Croatia đã tuyên bố huỷ bỏ Thoả thuận trọng tài và yêu cầu Toà trọng tài chấm dứt hoạt động ngay lập tức. Kể từ đó Croatia không có bất kỳ liên hệ nào với Toà trọng tài, không trả lời thư tín, không cử đại diện, đồng thời cũng chấm dứt hợp đồng tư vấn với đội ngũ luật sư và cố vấn pháp lý của mình. Croatia gọi vụ kiện trọng tài này là một “tiến trình trọng tài rõ ràng bị dàn xếp” (“this obviously compromised arbitration process”). Nước này phủ nhận giá trị pháp lý của các phán quyết của Toà trọng tài và tuyên bố sẽ không thực thi phán quyết này. Croatia kêu gọi Slovenia tiến hành đối thoại để giải quyết vấn đề. Ngoại trưởng Croatia phát biểu rằng Croatia sẽ không có hành vi đơn phương nào và hi vọng Slovenia cũng như thế, đồng thời hi vọng các nước khác không kêu gọi thực thi phán quyết mà thay vào đó thúc đẩy việc tiếp tục đối thoại giữa Croatia và Slovenia để đi đến giải pháp cuối cùng cho các vấn đề biên giới.

Trong vụ việc này có thể thấy rằng việc trọng tài viên không giữ được tính trung lập và độc lập của mình, đặc biệt là trọng tài viên do một quốc gia chỉ định, sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Toà trọng tài và chính trọng tài viên đó và cả cho quốc gia liên quan. Hành vi vi phạm này có thể hoặc không ảnh hưởng đến tiến trình xét xử tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của hành vi đó lên quá trình xem xét và phán quyết cuối cùng. Nhưng nếu một quốc gia không còn tin tưởng vào sự trung lập và độc lập của Toà và thành viên Toà thì tranh chấp sẽ không thể được giải quyết ít nhất trên thực tế, chưa xét đến giá trị của các phán quyết về mặt pháp lý. Bài học ở đây là (i) không bên nào nên cố gắng tiếp cận riêng hoặc có liên hệ riêng với các trọng tài viên và ngược lại, (ii) các bên cần tránh có phát biểu dẫn đến nghi ngờ về việc có kênh thông tin nội bộ vào hoạt động của Toà.

Trần H. D. Minh

Xem thêm bài về Hạn chế tối đa việc thẩm phán Tòa ICJ tham gia vào xét xử trọng tài quốc tế.

English summary: The impartiality and independence of arbitrators in the Croatia and Slovenia case. This is a very rare case that an arbitral tribunal must deal with the breach of impartiality and independence standards of its own arbitrator – in this case arbitrator appointed by Slovenia and a co-agent of Slovenia. Although the arbitral tribunal decided to continue the proceedings and rendered its awards with new arbitrators in the bench, Croatia rejected the proceedings and refused to comply with the awards. This puts the arbitration as a means to settle disputes between states in embarrassing position and creates doubts on the awards.

————————————————————————

Phán quyết cuối cùng ngày 29/6/2017 trong Vụ kiện trọng tài theo thoả thuận trọng tài ký giữa Croatia và Slovenia ngày 04 tháng 11 năm 2009, ngày 29 tháng 6 năm 2017, download tại https://www.pcacases.com/web/view/3

Xem Phụ lục của Phán quyết trọng tài. Thoả thuận này được trung gian bởi Chủ tịch Liên minh Châu Âu và nằm trong gói đàm phán để Croatia gia nhập EU. Slovenia gia nhập EU vào năm 2004, Croatia vào năm 2013.

Phán quyết cuối cùng ngày 29/6/2017, đoạn 146-147. Như trên, đoạn 174 – 175.

Phán quyết ngày 30/6/2016, đoạn 185, download tại https://www.pcacases.com/web/view/3. Như trên. Như trên, đoạn 67. Như trên, đoạn 75. Như trên, đoạn 51. Như trên. Như trên, đoạn 209. Như trên, đoạn 175. Như trên.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Croatia ngày 28/6/2017, http://www.mvep.hr/en/info-servis/press-releases/,29227.html