Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

Theo quy định trên, hoạt động kiểm toán nội bộ có thể hiểu là hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát quy trình hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, được thực hiện bởi Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước, nhằm hoàn thiện, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Hoạt động kiểm toán nội bộ thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc tiến hành kiểm toán nội bộ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc tại Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Điều 14 Thông tư 06/2020/TT-NHNN, gồm:

- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.

- Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước; chấp hành chương trình, kế hoạch kiểm toán được Thống đốc phê duyệt.

- Không can thiệp hoặc làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; bảo vệ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán.

- Thống đốc là người quyết định cuối cùng về các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

Mục tiêu của việc kiểm toán nội bộ là gì?

Hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện nhằm những mục tiêu được quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Điều 13 Thông tư 06/2020/TT-NHNN, gồm:

- Đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước về các thông tin tài chính, tài sản, thông tin quản lý và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

- Thông qua kiểm toán kiến nghị, tư vấn với đơn vị được kiểm toán các biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, đảm bảo an toàn tài sản, hoạt động đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu.

Hành vi nào không được thực hiện đối với hoạt động kiểm toán nội bộ?

Điều 17 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định một số hành vi bị cấm thực hiện trong hoạt động kiểm toán nội bộ đối với từng cơ quan khác nhau, cụ thể:

(1) Đối với Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán:

- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.

- Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán.

- Nhận hối lộ.

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin, tình hình và kết quả kiểm toán khi chưa được ban hành hoặc công bố chính thức.

- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán.

- Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

(2) Đối với đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan:

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu (bao gồm cả thông tin, tài liệu có độ mật) liên quan đến kế hoạch, nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Vụ Kiểm toán nội bộ, Đoàn kiểm toán nội bộ.

- Cản trở, gây khó khăn cho công việc kiểm toán nội bộ.

- Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan các thông tin, số liệu liên quan đến nội dung kiểm toán nội bộ.

- Mua chuộc, hối lộ Đoàn kiểm toán.

- Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài sản, tài chính, ngân sách.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

Pháp luật hiện hành nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán nội bộ.

Như vậy, hoạt động kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc giám sát, đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ, được thực hiện theo những nguyên tắc cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định rõ những trường hợp bị cấm thực hiện trong hoạt động kiểm toán nội bộ đối với từng cơ quan có thẩm quyền liên quan để từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp.

Trong doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ có vai trò gì? Hiện nay, hệ thống quản trị kế toán, tài chính tại các công ty ngày càng cao. Vì vậy, vị trí kiểm toán cũng trở nên quan trọng hơn. Tuy vậy, chức năng chính của kiểm toán nội bộ là gì, hãy cùng bài viết này tìm hiểu.

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ theo khái niệm của Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), đây là hoạt động tư vấn độc lập và đảm bảo, khách quan được thiết kế với mục đích cải thiện và gia tăng các hoạt động trong một tổ chức. Thông qua hình thức áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống và nguyên tắc, kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả quy trình kiểm soát và đánh giá rủi ro.

Theo đó, nói một cách dễ hiểu hơn, kiểm toán nội bộ là hoạt động tư vấn khách hàng, quản lý rủi ro, độc lập về tình hình quản trị và kiểm soát trong doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu ban đầu.

Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

2. Tìm hiểu chức năng kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ có chức năng chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính. Đồng thời tập trung vào thông tin tài chính và công tác kiểm tra kế toán của công ty. Tuy nhiên hiện nay, tại các doanh nghiệp đã mở rộng hơn chức năng kiểm toán nội bộ. Bao gồm cả công tác kiểm toán tính tuân thủ, tính hiệu quả của mọi hoạt động cũng như đưa ra lời tư vấn về việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho nhà quản lý.

  • Có thể nói, vai trò của kế toán nội bộ như người bảo vệ giá trị doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập đảm bảo hoạt động công ty làm đúng đạo đức kinh doanh, tuân thủ quy định pháp luật và quy chế hoạt động.
  • Kiểm toán nội bộ giữ vai trò là người định hướng, tư vấn cho bán giám đốc về kiểm soát rủi ro, chịu trách nhiệm các sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chức năng của kế toán nội bộ còn hỗ công ty cải thiện nhưng hạn chế của hệ thống quản trị và quản lý của doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra, phân tích, giám sát, quy trình hoạt động của các phòng ban, kiểm toán nội bộ đưa ra phương án đưa công ty tăng năng suất làm việc hơn.

Bởi vậy, có nhiều người ví von kiểm toán nội bộ có chức năng tựa như ngọn hải đăng soi sáng đúng hướng cho con tàu doanh nghiệp không bị nhấn chìm giữa những cơn bão ngoài thị trường kinh doanh.

Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

3. Vai trò trong doanh nghiệp của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như quy trình quản trị các tổ chức:

  • Nhận định, đánh giá hiệu quả, cung cấp khả năng quản lý rủi ro của hệ thống, quy trình kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp.
  • Tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn, quản trị và đánh giá rủi ro.
  • Đưa ra các đánh giá khách quan nhất về hiệu quả, tính tuân thủ và hiệu suất kiểm toán qua quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra.
  • Đánh giá nội bộ, báo cáo tình hình kinh doanh, tài chính cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Do đó, hệ thống kiểm toán nội bộ cần cập nhật và kiểm tra liên tục để hoàn thiện.

Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

4. Phân biệt kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

Đa phần chúng ta thường nhầm lẫn giữa các hệ thống kiểm toán với nhau cũng như phạm vi công việc thực thụ của một kiểm toán viên. Vậy kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập khác nhau ở điểm nào? Trong khi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ do kiểm toán độc lập báo cáo lên cổ đông và bên liên quan. Thì kế toán nội bộ báo cáo hoạt động quản trị của doanh nghiệp cho hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao.

Xét về mục tiêu, đích đến của kiểm toán độc lập là làm tăng thêm sự tính nhiệm, tin cậy của cổ đông và các bên liên quan đến quyền lợi công ty. Họ sẽ trình bày báo cáo tài chính bằng cách đưa ra các ý kiến độc lập. Ngược lại, mục tiêu kế toán sẽ đưa ra các tư vấn, đánh giá cho Hội đồng quản trị, các quản lý cấp cao nhằm đảm bảo giúp hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, kiểm soát hoạt động tài chính và quản trị rủi ro.

Xét về tính trách nhiệm, trong việc tư vấn và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp, kiểm toán độc lập không có trách nhiệm. Họ sẽ chịu trách nhiệm lập các báo cáo các vấn đề có tác động xấu tới hệ thống quản trị rủi ro của công ty. Còn trách nhiệm của kế toán nội bộ là đánh giá rủi ro, kiểm soát, tư vấn và báo cáo rủi ro cho ban giám đốc doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

5. Các giai đoạn trong quy trình kiểm toán nội bộ

Quy trình kiểm toán nội bộ được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

Lên kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên nội bộ theo chuẩn mực của IIA cần phải ghi chép và xây dựng một kế toán cho mỗi cuộc tư vấn hoặc kiểm toán. Gồm có: phạm vi, mục tiêu, thời gian, phân bổ nguồn lực. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện lập biên bản kế hoạch, phạm vi kiểm toán, mục tiêu, nội dung ưu tiên kiểm toán và đánh giá rủi ro. Biên bản này cũng đóng vai trò quan trọng để các thành viên trong nhóm kiểm toán trao đổi phạm vi và mục tiêu kiểm toán cũng như các thông tin quan trọng.

Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

Thực hiện kiểm toán

Ở giai đoạn này, kiểm toán nội bộ sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm soát cơ bản. Sau đó ghi chép kết quả nhằm mục đích làm bằng chứng đánh giá hiệu quả quy trình kiểm soát doanh nghiệp.

Các kiểm toán viên nội bộ cần xem xét những điều sau trước khi thực hiện kiểm toán:

Tài liệu kế hoạch kiểm toán bao gồm thời gian, thủ tục kiểm toán và nguồn lực thực hiệu để nắm rõ phạm vi, mục tiêu và chương trình kiểm toán.

Xác định hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp có kỳ vọng gì để phản ánh thông tin cần thiết. Từ đó mục tiêu kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn.

Các quy định và chính sách pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân. Để làm rõ các thắc mắc, quan ngại có thể nảy sinh khi dùng tới thông tin cá nhân, kiểm toán viên nội bộ cần tư vấn với chuyên gia hoặc luật sư của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả kiểm toán

Kế toán nội bộ bắt buộc phải thực hiện báo cáo định kỳ lên hội đồng cấp cao của doanh nghiệp theo chuẩn mực của IIA. Tùy thuộc vào mức độ cấp thiết của hành động cần có sự thực hiện của lãnh đạo và tầm quan trọng của báo cáo để xác định nội dung và tần suất báo cáo.

Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

Kết quả báo cáo của kiểm toán nội bộ phải theo các tiêu chí, yêu cầu phát hành, gửi báo cáo và chất lượng. Ngoài ra, kiểm toán viên nội bộ cần đưa ra ý kiến tổng thể nếu trong quy định công ty yêu cầu. Quy định về báo cáo kết quả kiểm toán và công tác trao đổi thường được xây dựng và bảo hành. Từ đó đảm bảo hiệu quả trong việc báo cáo cũng như tính nhất quán. Quy định này dựa trên quy trình và chính sách của các bên liên quan và kỳ vọng của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Các kiểm toán viên nội bộ xác định mẫu biểu nên sử dụng theo quy trình và chính sách của mình.

Trên đây là những thông tin bạn cần rõ về kiểm toán nội bộ. Đối với hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, kiểm toán viên nội bộ đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, khi nắm rõ về chức năng của kiểm toán nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng mục tiêu đề ra.

Có thể bạn sẽ thích

  • Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

    P-Value với Alpha

    Có rất nhiều bạn học CFA nhầm lẫn giữa p-value, alpha (α) và kiểm định giả thuyết (hypothesis testing). Hãy cùng FTMS tìm hiểu nhé!

Kiểm toán nội bộ được xem như là gì năm 2024

Sinh viên kiểm toán nên học gì?

Để có thể tìm được một công việc tốt, ngoài việc rèn luyện trên trường Đại học, sinh viên Kiểm toán cần trang bị rất nhiều kiến thức khác.

Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là công cụ để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ như đã đặt ra hay không, việc này do hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện. - Kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ.

KTNB là gì?

Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán Quốc tế, kiểm toán nội bộ (KTNB) là bộ phận được lập ra trong nội bộ doanh nghiệp với chức năng chính là kiểm tra, đánh giá, giám sát tính hiệu quả và tính thích hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán.

Kiểm toán nội bộ kiểm tra bộ phận kế toán đạt được mục tiêu gì?

Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải cho đối tác bên ngoài. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả trong và ngoài công ty.

Đâu là nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ trọng NHTM?

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò là một người giám sát độc lập, khách quan các quy trình hoạt động và đưa ra ý kiến đánh giá về môi trường quản trị ngân hàng - việc giám sát và đánh giá này chính là hỗ trợ cho lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì một môi trường quản trị công ty hiệu quả.