Chỉ số hbeab dương tính là gì năm 2024

Tại Việt Nam, viêm gan siêu vi B là một trong những căn bệnh phổ biến, có mức độ lây nhiễm cao. Để xác định bệnh trạng của bệnh nhân, bác sĩ cho người bệnh thực hiện nhiều loại xét nghiệm, trong đó xét nghiệm HBeAb là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về HBeAb là gì, khi nào thì chúng ta cần xét nghiệm và chẩn đoán bệnh qua kết quả xét nghiệm HBeAb nhé!

Xét nghiệm HBeAb là gì?

Xét nghiệm HBeAb giúp chẩn đoán bệnh nhân đã nhiễm viêm gan B có sự hoạt động của virus hay không khi chỉ số HBeAg (kháng nguyên E của virus viêm gan B) là dương tính. Ngoài ra, chỉ số HBeAb cũng giúp các bác sĩ đánh giá sự chuyển đổi huyết thanh, điều này nói lên hiệu quả của quá trình điều trị.

Sự chuyển biến của huyết thanh xảy ra khi HBeAb từ âm tính (–) chuyển sang dương tính (+) đồng thời HBeAg từ dương tính (+) chuyển sang âm tính (–). Điều này phản ánh sự ngưng hoạt động hoặc chấm dứt việc nhân đôi của siêu vi. Sự chuyển đổi này có thể xảy ra một cách tự nhiên (khoảng 10% – 15% mỗi năm) hoặc do được thúc đẩy bởi các phương pháp trị liệu kháng siêu vi B.

Chỉ số hbeab dương tính là gì năm 2024

Trường hợp bệnh nhân là viêm gan B mãn tính, sự xuất hiện của kháng nguyên HBeAb cho thấy rằng bệnh đã xuất hiện trong thời gian dài. Nó có khả năng chuyển sang các biến chứng khác như xơ gan hay nguy hiểm hơn là ung thư gan nguyên phát. Lúc này, người bệnh cần phải nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HBeAb?

Sau khi đã biết HBeAb là gì, chúng ta cần biết khi nào nên thực hiện xét nghiệm HBeAb. Xét nghiệm HBeAb giúp các bác sĩ chẩn đoán mức độ tiến triển của virus viêm gan siêu vi B thường tiến hành đối với người bệnh được xác định dương tính với virus viêm gan B.

Để theo dõi tiến triển của bệnh, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra với các xét nghiệm kiểm tra sự hoạt động của virus từ 3- 6 tháng/ lần. Kết hợp với việc tái khám định kỳ để tránh để bệnh nặng thêm và có thể gây ra các biến chứng xấu hơn.

Nếu như bạn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và phác đồ điều trị, rèn luyện lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống theo chế độ thì bạn có thể sống khỏe mạnh và không cần quá lo lắng về virus viêm gan B.

Chỉ số hbeab dương tính là gì năm 2024

Chẩn đoán bệnh qua kết quả xét nghiệm HBeAb

Xét nghiệm HBeAb là xét nghiệm quan trọng, nó có ý nghĩa trong việc xác định sớm khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với gan trong suốt quá trình điều trị của người viêm gan B.

Cùng theo dõi chẩn đoán kết quả xét nghiệm HBeAb để hiểu thêm về chỉ số này nhé:

Nếu kết quả xét nghiệm HBeAb là dương tính (+) nghĩa là bệnh nhân đã có miễn dịch một phần. Nếu kết quả xét nghiệm HBeAb âm tính (-) nghĩa là bệnh nhân chưa chuyển sang giai đoạn chuyển đổi huyết thanh.

Có 4 khả năng có thể xảy ra như sau:

????Nếu virus xác định trong giai đoạn cuối viêm gan B cấp tính thì kết quả nhận được HBeAb ở mức dương tính, HBsAg và chỉ số Anti-Hbc lgM đều ở mức dương tính.

????Nếu kết thúc giai đoạn cấp tính bệnh viêm gan B thì kết quả nhận được HBeAb ở mức dương tính, HbsAg ở mức âm tính, Anti Hbc IgM dương tính.

????Nếu đang nhiễm viêm gan B mãn tính thì kết quả nhận được HBeAb và HbsAg ở mức dương tính, Anti Hbc IgM là âm tính, total Anti Hbc hoàn toàn dương tính.

????Nếu đã từng nhiễm và miễn dịch với viêm gan B thì kết quả nhận được HBeAb ở mức dương tính, HbsAg và total Anti Hbc ở mức âm tính.

(Xem thêm: Chỉ số HBsAg là gì? Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm HBsAg)

Từ đây, bác sĩ có thể xác định được phương hướng cũng như phác đồ điều trị tiếp theo của bệnh nhân.

Dù những thành viên trong gia đình của bạn chưa ai nhiễm virus viêm gan siêu vi B thì mọi người nên chủ động xét nghiệm định kỳ và tiêm vắc xin đầy đủ. Với những người đang là bệnh nhân của virus viêm gan B thì cần chú ý hiểu rõ về căn bệnh của mình để không lây nhiễm cho người khác và thực hiện điều trị hiệu quả. Đặc biệt cần lưu ý thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm HBsAb để theo dõi tình hình bệnh trạng của mình để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/benh-viem-gan-b-xet-nghiem-hbeab-de-lam-gi/

IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm gan B được biết đến là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan và có thể chuyển biến thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị sớm. Trong số các marker - xét nghiệm theo dõi căn bệnh này, HBeAb là xét nghiệm được chỉ định phổ biến và thường xuyên. Để hiểu rõ về xét nghiệm HBeAb, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Nội dung chính

  • 1. Viêm gan B và diễn tiến của bệnh
  • 2. Xét nghiệm HBeAb là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm HBeAb?
  • 3. Ý nghĩa chỉ số HBeAb
  • 4. Sau bao lâu cần làm lại xét nghiệm HBeAb ?

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/04/2022 - Cập nhật 11/04/2022

HBeAg âm tính và HBeAb dương tính là gì?

Sự xuất hiện HBeAg chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh. HBeAg dương tính là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động. HBeAg âm tính có 2 khả năng: Virus không hoạt động hoặc virus có hoạt động nhưng đột biến vùng gen mã hóa tổng hợp HbeAg.

Chỉ số HBe bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số từ 10^3 - 10^5 copies/ml máu: virus đang ở giai đoạn sao chép chưa mạnh. Chỉ số từ 10^5 - 10^7 copies/ml máu: virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnh. Chỉ số từ 10^7 copies/ml máu trở lên: virus đang ở giai đoạn sao chép rất mạnh.

Xét nghiệm Anti HBe dương tính là gì?

Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg. Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch một phần. Xét nghiệm Anti-HBe âm tính chứng tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với virus viêm gan B. Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B.

HBeAg dương tính là gì?

Chỉ số HBsAg là gì? HbsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface antigen, là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu HbsAg dương tính (HbsAg+), người bệnh có HbsAg trong máu có nghĩa là có virus HBV trong máu. Ngược lại, nếu HbsAg âm tính (HbsAg-), người bệnh không có virus HBV trong máu.