Khoảng cách xã hội theo chỉ thị 16 là gì

Khoảng cách xã hội theo chỉ thị 16 là gì
Khu vực trung tâm TP trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. (Ảnh: Đan Như)

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 15/8, UBND TPHCM đã có Công văn khẩn số 2718/ UBND - VX gửi Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện; các doanh nghiệp trên địa bàn TP về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn TP để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19.

Tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân

Nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch bệnh Covid-19, UBND TP chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT - TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 năm 2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.

UBND TP yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của trung ương và TP, trong đó tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân. Cụ thể, đối với khung giờ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày, tiếp tục kiểm soát việc di chuyển trên địa bàn TP của các nhóm đối tượng được phép hoạt động theo chỉ đạo tại Công văn số 2468/ UBND - VX ngày 23/7/2021 và các Công văn số 2522, 2523/UBND - VX ngày 28/7/2021 của UBND TP. Cho phép thêm các nhóm đối tượng sau được hoạt động gồm: các cơ sở sản xuất thực phẩm (như bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu... ); các tổ chức hành nghề công chứng; các công ty cung cấp dịch vụ: bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, toà nhà, chung cư, bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng), phòng bán vé máy bay; phòng khám tư nhân và nhóm đối tượng được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm: đội ngũ người giao hàng (shipper) có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, TP Thủ Đức và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện theo Công văn số 2491/UBND - ĐT ngày 26/7/2021 của UBND TP; người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm. Lưu ý: tất cả các đối tượng trên phải có dấu hiệu nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định.

Đối với các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (bao gồm cơ quan, đơn vị nhà nước của Trung ương trú đóng tại TPHCM) bố trí không quá 1/4 số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị (trừ lực lượng vũ trang và ngành y tế TP đảm bảo 100% quân số để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ). Riêng các đơn vị đặc thù có văn bản gửi Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.

Đối với khung giờ từ 18 giờ ngày trước đến 6 giờ ngày sau, yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TP tiếp tục hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động, trừ các trường hợp sau. Đó là đi tiêm vaccine, cấp cứu các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Nhân viên các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông để chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa và vệ sinh, khử khuẩn khu vực kinh doanh thực hiện theo Công văn số 2654/UBND - KT ngày 9/8/2021 của UBND TP). Các tổ bay đi công tác theo kế hoạch của chuyến bay đã được cấp phép và cán bộ, người lao động của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam khu vực phía Nam để thực hiện nhiệm vụ phục vụ các chuyến bay chở hàng, trang thiết bị y tế, vaccine. Nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các dịch vụ thiết yếu (lương thực thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế); nhân viên giao hàng các thiết bị, vật tư y tế như bình oxy cho người nhiễm Covid-19 đang cách ly, điều trị tại nhà (các ca bệnh không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ), các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19. Nhân viên của các đơn vị cung cấp suất ăn cho các bếp ăn từ thiện, các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly, bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP, bao gồm cả công tác phát hành báo. Dịch vụ vận chuyển bưu chính và lực lượng thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, văn bản mật). Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư, giao hàng của các doanh nghiệp logistics phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu, trang thiết bị y tế. Xe ô tô phục vụ hỗ trợ y tế (xe cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân), xe taxi được Sở Giao thông vận tải cấp phép hoạt động để vận chuyển người dân trong các trường hợp cần thiết; lái xe và nhân viên phục vụ đi cùng trên các phương tiện này. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của TP.

Khoảng cách xã hội theo chỉ thị 16 là gì
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê tặng quà cho người dân tại Quận 5. (Ảnh: Long Hồ)

Chăm lo cho công nhân, sinh viên, người lao động tự do

Công văn nêu rõ, tuyên truyền sâu rộng, hiệu quả và thuyết phục tại từng địa phương, đơn vị, khu dân cư, hộ dân, từng người dân hiểu đúng về đặc điểm, tính chất, tình hình, nguy cơ, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và đồng thuận, chấp hành nghiêm túc các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16/ CT - TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 TP xây dựng sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế; phối hợp với UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát, chăm lo cho công nhân, sinh viên, người lao động tự do đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo để thực hiện hỗ trợ: Túi an sinh “đủ về lượng, đủ về chất, phù hợp từng đối tượng”, kinh phí thuê phòng trọ, tổ chức tiêm vaccine để người dân tại các khu vực này yên tâm lại nơi cư trú trong thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội.

70% người dân được tiêm mũi 1, 7 quận huyện kiểm soát được dịch

Công văn nêu rõ, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine đảm bảo đến ngày 15/9/2021 có trên 70% người dân TP (trên 18 tuổi) được tiêm mũi 1; 15% người dân Thành phố được tiêm mũi 2; hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 cho 15% số lượng công nhân còn lại ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở điều trị, trong đó tập trung thực hiện gói Home - based care” trong theo dõi và điều trị tại nhà. Tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả để thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”, mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn. Phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận và Quận 5, Quận 7, Quận 11.

Đối với các doanh nghiệp tự chủ động rà soát những điều kiện về đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định của Chính phủ, UBND TP để thực hiện đăng ký với Ủy ban nhân dân TP Thủ Đức, quận, huyện; Ban Quản lý các khu chế xuất, công nghiệp; Ban Quản lý Khu công nghệ cao về việc được hoạt động theo các phương án nêu tại Kế hoạch số 2715/KH - UBND ngày 15/8/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP nhằm duy trì tổ chức sản xuất an toàn.

UBND TP kêu gọi toàn thể người dân TP tiếp tục phát huy sự đồng lòng, chung sức trong phòng, chống dịch; đề nghị người dân TP “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa” để tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách trước dịch Covid-19.

Thy Dương

Tin liên quan

Mục lục bài viết

  • 1. Giãn cách xã hội là gì?
  • 2. Tại sao phải giãn cách xã hội?
  • 3. Cách ly xã hội là gì?
  • 4. Tại sao cần thực hiện cách ly xã hội/ y tế?
  • 5. Giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 là gì?
  • 6. Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 là gì?
  • 7. So sánh giữa Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ

1. Giãn cách xã hội là gì?

Giãn cách xã hộilà phương pháp hiệu quả nhất nhằm làm chậm sự lây lan củavirus Sars-Cov-2gây dịch Covid-19. Giãn cách xã hội yêu cầu thay đổi thói quen hàng ngày giữa người với người, người với cộng đồng để giảm thiểu tiếp xúc gần, bao gồm:

  • Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc với người khác;
  • Tránh tụ tập đông người, tránh những buổi họp mặt;
  • Giữ khoảng cách với những người có nguy cơ cao mắc bệnh (như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu,…)

2. Tại sao phải giãn cách xã hội?

COVID-19 lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc gần (trong khoảng 2m) với thời gian dài. Sự phơi nhiễm xảy ra khi các giọt từ mũi, miệng của người mắc bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện bắn ra và bay vào không khí. Người tiếp xúc gần có thể hít các giọt nhỏ đó vào phổi.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng góp phần trong việc lây lan COVID-19, vì có thể phát tán virus trước khi họ có biểu hiện bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là giãn cách với người khác ít nhất 2m khi có thể, ngay cả khi bạn hoặc người khác không có bất kỳ triệu chứng nào. Khoảng cách xã hội đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do COVID-19 như người già, người có bệnh mạn tính.

Virus SARS-COV-2 có thể sống nhiều giờ hoặc nhiều ngày trên các bề mặt, tùy thuộc vào một số yếu tố như ánh sáng mặt trời, độ ẩm và loại bề mặt. Một người có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng cách động chạm vào bề mặt hoặc vật thể có vi-rút trên đó và vô tình đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng chính mình. Tuy nhiên, đây không được cho là cách lây lan chính của virus. Giãn cách xã hội giúp hạn chế cơ hội tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm và những người nhiễm bệnh trong cộng đồng.

3. Cách ly xã hội là gì?

Cách ly xã hội là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh. Quy định cách ly xã hội là không đóng cửa hay dừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; các nhà máy vẫn hoạt động nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động; các cơ quan có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên làm việc tại nhà; người dân nên ở nhà chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người; xe cộ được đi lại giữa các tỉnh lân cận nhưng phải khi thật sự cần thiết.

Thuật ngữ “cách ly xã hội” được dùng trong chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19 được ban hành ngày 31/3/2020. Theo dõi bài viết quy địnhgiãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Đối với việc khu trú người bệnh, có hai mức độ được áp dụng tùy hoàn cảnh khác nhau là: “Quarantine” và “Isolation”

  • Quarantine là gì?

“Quarantine” là biện pháp hạn chế việc di chuyển của một cá nhân/khu vực với cộng đồng, áp dụng với những cá nhân chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng trước đó đã có tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

  • Isolation là gì?

“Isolation” là trường hợp cách ly, ngăn ngừa sự lây truyền từ người này sang người khác, từ bệnh nhân sang người thân hoặc từ bệnh nhân sang nhân viên y tế. Khái niệm này được dùng với những cá nhân đã có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Vậy điểm khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này nằm ở đối tượng cách ly. “Isolation” áp dụng cho những bệnh nhân dương tính với Covid-19, nhằm tách biệt người bệnh với người lành, chặn đứng khả năng lây lan bệnh trong cộng đồng. “Quarantine” lại áp dụng cho những người khỏe mạnh nhưng có thể đã từng tiếp xúc với người bệnh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

4. Tại sao cần thực hiện cách ly xã hội/ y tế?

Để giải thích cho sự cần thiết của cách ly xã hội, chúng ta có thể giả định tình huống virus xâm lăng khi Robinson ngoài đảo hoang. Trong trường hợp một loại virus đột biến, không biết tên lây từ động vật sang người, nếu đó là Robinson vậy không ai sẽ phải mắc bệnh trừ chính bản thân anh ấy. Khi đó, có hai tình huống có thể xảy ra, sau khi virus xâm nhập vào cơ thể Robinson.

Tình huống thứ nhất, Robinson tử vong vì kháng thể do cơ thể sản xuất không đủ khả năng chống lại virus. Tình huống thứ hai, Robinson khỏi bệnh nhờ vào kháng thể trong cơ thể. Nhưng dù là tình huống nào, chúng ta cũng có thể thấy được virus gây bệnh sẽ không thể tiếp tục phát triển và lây lan, do không tìm được bất cứ sinh vật sống nào trên hoang đảo. Quay lại thực tế, kết quả sẽ hoàn toàn thay đổi nếu người bị nhiễm virus sinh sống ở khu vực đông dân cư. Virus sẽ tiếp tục nhân lên và lây truyền từ người này sang người khác, nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp cách ly xã hội.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống VNVC: “Chỉ cần một chút lơi lỏng trong cách ly xã hội, virus sẽ lần theo khe hở đó và tiếp tục gây nên những hậu quả thảm khốc trong cộng đồng. Chính vì vậy, chúng ta cần tuân thủ nghiêm chế độ cách ly xã hội, để chung tay cùng cộng đồng khống chế và ngăn ngừa căn bệnh này”.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Tuyệt đối không rời khỏi nhà trừ khi thật sự cần thiết như cần được chăm sóc y tế. Nghỉ ngơi và chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân, tránh dùng phương tiện giao thông công cộng và không đến các khu vực đông người;
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với những người xung quanh trong thời gian cách ly xã hội. Ở phòng riêng, tránh xa người thân và cả thú cưng trong nhà. Nếu cần tiếp xúc gần với người hoặc thú cưng trong nhà, hãy đeo khẩu trang;
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và thông báo ngay cho các cơ quan y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bệnh;
  • Đeo khẩu trang, che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân và đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m.

5. Giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 là gì?

Quyết liệt thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trong cộng đồng, ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hạn chế tụ tập đông người để kiềm chế, kiểm soát hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của người dân.

Nội dung quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15quy định các địa phương không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 20 người trong một phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 10 người trở lên; tại các địa điểm công cộng người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được yêu cầu ngưng tổ chức các nghi lễ, hoạt động tập trung từ 20 người trở; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Chỉ thị 15 về giãn cách xã hội của chính phủkhuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch (vùng dịch) đến các địa phương khác. Ngoài ra, các hoạt động giao thông công cộng được tạm dừng, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa để tránh tập trung đông người. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tạm đình chỉ hoạt động, chỉ có cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

6. Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 là gì?

Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách trongquá trình phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Chỉ thị 16 đã nâng giãn cách xã hội lên mức cao hơn Chỉ thị số 15/CT-TTg được ban hành vào ngày 27/3/2020 trước đó.Cách ly xã hội theo Chỉ thị 16thực hiện nghiêm theo nguyên tắc cách ly, yêu cầu người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Chỉ thị số 15, 16 được ban hành nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất có thể, đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu, thắt chặt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, không làm đứt gãy các hoạt động sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất lớn.

7. So sánh giữa Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố, phường cách ly với phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Bảng so sánh giữa Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ:

Chỉ thị 15
Ngày 27/3/2020

Chỉ thị 16
Ngày 31/3/2020

Tập trung đông người

Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 01 phòng.

Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.

Không tụ tập từ10 người trởlên ngoài công sở, trường học, bệnh viện.

Không tụ tậpquá 02 ngườingoài công sở, trường học, bệnh viện.

Khoảng cách an toàn tối thiểu

02m

02m

Các cơ sở kinh doanh

– Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

– Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

Hoạt động vận tải

Hạn chếdi chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Hạn chếvận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác

Dừngdi chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Cơ bản dừnghoạt động vận chuyển hành khách công cộng

Thực hiệngiãn cách xã hội theo Chỉ thị 15của Chính phủ giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng. Cùng với kế hoạch quyết liệt hành động của Chính phủ, mỗi người dân cần đề cao chiến lược 5K, chủ động nâng cao thức cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh và sớm ổn định cuộc sống.